Về mức độ công khai minh bạch trong các thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đại huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 74 - 76)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. So sánh hiệu quả hoạt động của Chi nhánh văn phòng Đăng ký đất đai huyện

3.4.1. Về mức độ công khai minh bạch trong các thủ tục hành chính

Nguyên tắc cơ bản trong cải cách thủ tục hành chính là phải đảm bảo tính công khai, minh bạch. Việc thực hiện nguyên tắc này làm tăng chất lượng, hiệu quả giao dịch và làm tăng niềm tin của người dân.

Kết quả điều tra tại Bảng 3.14 cho thấy: Tính minh bạch trong 2 mô hình Văn phòng đăng ký đất đai 1 cấp và 2 cấp do người dân được điều tra đánh giá là tương đương nhau ở mức trên trung bình 3,11 điểm. Theo cán bộ quản lý đánh giá văn phòng 1 cấp được 3,67 điểm, công khai, minh bạch hơn văn phòng 2 cấp được 3,57 điểm. Có 234/360 người, bằng 65% số người được điều tra trả lời Văn phòng đăng ký đất đai "1 cấp" và Văn phòng đăng ký đất đai "2 cấp" công khai minh bạch như nhau; có 23% số người được hỏi cho rằng Văn phòng đăng ký đất đai "1 cấp" công khai, minh bạch hơn Văn phòng đăng ký đất đai "2 cấp"; chỉ có 12% số người được hỏi cho rằng Văn phòng đăng ký đất đai "2 cấp" công khai, minh bạch hơn Văn phòng đăng ký đất đai "1 cấp". Như vậy, đội ngũ cán bộ quản lý đánh giá tính công khai minh bạch của Văn phòng 1 cấp cao hơn Văn phòng 2 cấp. Về mặt chủ quan, đội ngũ này trực tiếp quản lý, thực hiện các thủ tục hành chính nên hiểu rõ thủ tục; việc công khai, minh bạch phụ thuộc nhiều vào năng lực, đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ quản lý. Bên cạnh đó, do công tác tuyên truyền còn nhiều hạn chế nên một bộ phận không nhỏ người sử dụng đất cũng chưa nắm bắt, hiểu biết về thủ tục hành chính cũng như cải cách thủ tục hành chính hiện nay trong lĩnh vực đất đai.

Bảng 3.14. Tổng hợp ý kiến điều tra về tính minh bạch trong các thủ tục hành chính của 2 mô hình Văn phòng “2 cấp” và “1 cấp”

tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định Đối tượng Mô hình 2 cấp (điểm) Mô hình 1 cấp (điểm) 1cấp so với 2 cấp (tăng +, giảm -) Người dân

Miền thượng của huyện 3,00 3,01 0,01 Miền trung của huyện 3,14 3,14

Miền hạ của huyện 3,18 3,19 0,01

TB người dân 3,11 3,11 0,01

TB cán bộ quản lý 3,57 3,67 0,10

Ghi chú: Rất không công khai, minh bạch =1 điểm; Không công khai, minh bạch

=2 điểm; Bình thường = 3 điểm; Công khai, minh bạch = 4 điểm; Rất công khai, minh bạch = 5 điểm

Qua tổng hợp và phân tích số liệu tại Bảng 3.14 cũng cho thấy, trong từng vùng trong một khoảng thời gian chuyển giao từ mô hình cũ (trước năm 2016) đến mô hình mới (từ năm 2016 – 2019), mức độ đánh giá công khai, minh bạch trong các thủ thục hành chính của 2 mô hình văn phòng (2 cấp và 1 cấp) có sự chênh lệch nhất định. Tỷ lệ cán bộ đánh giá mức độ công khai minh bạch đối với mô hình một cấp cao hơn so với mô hình cũ điều đó cho thấy mô hình Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai 1 cấp đang hướng tới mục đích công khai, minh bạch và đơn giản hóa các thủ tục hành chính nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh tiến độ cải cách thủ tục hành chính của cả nước nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đại huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)