Khái quát về Chi nhánh văn phòng Đăng ký đất đai huyện Nghĩa Hưng, tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đại huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 41 - 45)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát về Chi nhánh văn phòng Đăng ký đất đai huyện Nghĩa Hưng, tỉnh

tỉnh Nam Định

3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Nghĩa Hưng .

Nghĩa Hưng là huyện ven biển, có toạ độ địa lý từ 190055’ đến 2000 19’20’’ vĩ độ Bắc và từ 106004’ đến 106011’ kinh độ Đông.

Phía Bắc giáp với huyện Nam Trực và huyện Ý Yên. Phía Đông Bắc giáp huyện Hải Hậu và Huyện Trực Ninh.

Phía Tây giáp huyện Kim Sơn và huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình. Phía Nam giáp vịnh Bắc Bộ.

Với vị trí nằm giáp sông Đào, sông Đáy và sông Ninh Cơ, đất đai Nghĩa Hưng chủ yếu là đất phù sa do hệ thống sông Hồng bồi lắng tạo thành. Nghĩa Hưng có 3 mặt giáp sông và một mặt giáp biển tạo cho huyện có thế lợi về đường thuỷ, phát triển kinh tế biển. Trên địa bàn huyện, có 2 tuyến đường tỉnh lộ đi qua, đường 490C chạy dọc huyện từ Bắc xuống Nam là trục giao thông chính của huyện, đường 486B cắt ngang huyện tạo ra các thị tứ, trung tâm dịch vụ thương mại giữa huyện Nghĩa Hưng với huyện Hải Hậu và huyện Ý Yên.

Với vị trí địa lý khá thuận lợi đó là điều kiện quan trọng để Nghĩa Hưng phát triển kinh tế năng động, đa dạng và hoà nhập cùng với các địa phương trong và ngoài tỉnh.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016 - 2018 đạt 12,02%/năm. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2018 đạt 35 triệu đồng/người.

Cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ: Năm 2016 tỷ trọng các ngành công nghiệp xây dựng 35,6 %; Dịch vụ 31,1 %; Năm 2018 tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng - dịch vụ - nông, lâm, thủy sản là : 40,5% - 34,5% - 25%.

3.1.2. Thực trạng bộ máy quản lý đất đai của huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường: Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tham mưu giúp UBND huyện trong công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nghĩa Hưng có 8 cán bộ, công chức bao gồm 1 Trưởng phòng, 2 Phó Trưởng phòng và 4 chuyên viên.

- Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định được thành lập từ ngày 01/1/2016 theo Quyết định số 2835/QĐ-UBND ngày 24/12/2015 của UBND tỉnh Nam Định về việc thành lập các Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thuộc Văn phòng Đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Nam Định trên cơ sở Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nghĩa Hưng. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định, nằm trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng.

+ Chức năng nhiệm vụ: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có nhiệm vụ tiếp nhận và thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai theo quy định tại bộ thủ tục hành chính do UBND tỉnh Nam Định quy định và các chức năng nhiệm vụ khác được quy định tại Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-BTNMT-BNV-BTC; Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC được cụ thể hóa tại Quyết định số 404/QĐ-STNMT ngày 04/3/2016 về việc ban hành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và quy chế hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định. (Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Nghĩa Hưng (2019).

+ Cơ cấu tổ chức: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Nghĩa Hưng tính đến thời điểm 01/01/2020 là 10 cán bộ, viên chức gồm: 01 giám đốc, 01 phó giám đốc và 8 cán bộ thực hiện công tác chuyên môn. Trình độ chuyên môn: Đại học chuyên ngành Quản lý đất đai 4 người,chuyên ngành trắc địa 3 người, chuyên ngành Môi trường 2 người, kế toán 01 người. Chi nhánh gồm 2 bộ phận (Bộ phận hành chính tổng hợp, bộ phận nghiệp vụ) và tổ đo đạc, dịch vụ.

+ Về cơ sở vật chất: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Nghĩa Hưng hiện sử dụng khu nhà chung với trung tâm hành chính “một cửa” của huyện

gồm 4 phòng trong đó: Phòng làm việc 03 và 01 phòng làm kho lưu trữ với tổng diện tích sử dụng 100 m2. Trong thiết bị làm việc cơ bản đảm bảo và tương đối đồng bộ. Tuy nhiên, do khối lượng công việc lớn và chất lượng công việc cũng như đòi hỏi của công tác cải cách thủ tục hành chính ngày càng được nâng cao thì cơ sở vật chất cũng như con người tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hyện Nghĩa Hưng còn chưa đáp ứng được nhất là trong giai đoạn tới.

3.1.3. Tình hình quản lý, sử dụng đất đai của huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định

* Hiện trạng sử dụng đất

Năm 2019 huyện có tổng diện tích tự nhiên là 25.888,80 ha, bình quân diện tích đất tự nhiên trên đầu người là 709 m2/người. Trong 25.888,80 ha đất tự nhiên có 24.086,87 ha đất đang được sử dụng cho các mục đích, còn lại 1.801,93 ha là đất chưa sử dụng.

- Đất nông nghiệp: Năm 2019 diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện là 16.774,78 ha, chiếm 64,8% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó chủ yếu là đất chuyên trồng lúa nước diện tích 10.027,45 ha, chiếm 59,78% diện tích đất nông nghiệp. Các loại đất còn lại chiếm 40,22% diện tích đất nông nghiệp.

Việc quản lý sử dụng diện tích đất nông nghiệp tương đối hiệu quả. Trên cơ sở dồn điền đổi thửa được thực hiện từ năm 2011 đến nay và việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp đã làm tăng hiệu quả kinh tế trên ha canh tác của huyện từ 45 triệu/1 ha/năm năm 2010 lên 62 triệu/1ha/năm năm 2019.

Tuy nhiên, tình trạng chuyển mục đích trái phép trong nội bộ đất nông nghiệp còn xảy ra tập chung chủ yếu là chuyển đất trồng lúa, làm muối sang nuôi trồng thủy sản và trồng mầu.

- Đất phi nông nghiệp:

Diện tích đất phi nông nghiệp của toàn huyện tính đến 31/12/2019 là 7.312,08 ha, chiếm 28,24% tổng diện tích tự nhiên, trong đó đất cơ sở hạ tầng chiếm diện tích lớn nhất 4.001,07 ha, bằng 54,72% diện tích đất phi nông nghiệp, đất ở 1.231,03 ha, chiếm 16,83% diện tích đất phi nông nghiệp. Các loại đất còn lại 2.079,98 ha, bằng 28,45% diện tích đất phi nông nghiệp của huyện.

diện tích tự nhiên tập chung chủ yếu ở các xã ven sông Ninh Cơ, sông Đáy và ven biển của vùng tạm giao quản lý hành chính ...

Việc cải tạo diện tích đất này để sử dụng vào các mục đích còn hạn chế. * Biến động đất đai trong giai đoạn năm 2015 đến 2019.

Trên cơ sở phân tích và đánh giá số liệu đất đai từ năm 2015 đến năm 2019 cho thấy xu thế và nguyên nhân biến động trong sử dụng đất của huyện như sau:

- Biến động tổng quỹ đất: Từ năm 2015 đến năm 2019 tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện không có biến động.

- Biến động sử dụng các loại đất

+ Đất nông nghiệp: Giai đoạn 2015 - 2019 diện tích đất nông nghiệp thực giảm là 85,98 ha, do chuyển sang đất phi nông nghiệp.

+ Đất phi nông nghiệp: Trong giai đoạn 2015-2019, diện tích đất phi nông nghiệp thực tăng là 86,36 ha, trong đó:

Tăng 86,36 ha, do chuyển từ đất chưa sử dụng sang 0,39 ha; đất nông nghiệp chuyển sang 85,98 ha

+ Đất chưa sử dụng: Giai đoạn 2015-2019 diện tích đất chưa sử dụng thực giảm 0,39 ha do chuyển sang đất phi nông nghiệp.

Phần lớn các biến động từ năm 2015 trở về trước đều chưa được chỉnh lý trên hồ sơ địa chính, trong đó chủ yếu là các biến động không hợp pháp.

3.2. Đánh giá kết quả hoạt động của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định theo nhiệm vụ được giao giai đoạn 2016 - 2019

Được thành lập từ ngày 01/01/2016 tính đến nay Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Nghĩa Hưng đã đi vào hoạt động được trên 4 năm. Trong quá trình hoạt động Chi nhánh cũng đã dần bộc lộ được những điểm mạnh, những ưu thế của Văn phòng đăng ký đất đai “1 cấp” đồng thời nó cũng còn những tồn tại nhất định cần phải khắc phục để từng bước hoàn thiện về cơ chế, cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập, nhằm hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được phân công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đại huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)