CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.5. Khó khăn, tồn tại và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ch
của Chi nhánh văn phòng Đăng ký đất đai huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
3.5.1. Khó khăn, tồn tại về hoạt động của Chi nhánh văn phòng Đăng ký đất đai huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
Công tác triển khai sát nhập Văn phòng Đăng ký đất đai 1 cấp tại Nam Định diễn ra trong thời gian ngắn (ngày 24/12/2015 ra Quyết định thành lập ngày 01/1/2016 đi vào hoạt động) nên công tác chuẩn bị không có đã ảnh hưởng lớn đến
việc sắp xếp tổ chức bộ máy hoạt động, bàn giao con người, cơ sở vật chất trang thiết bị, tài liệu, hồ sơ địa chính và thực hiện các thủ tục hành chính tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, cụ thể:
1- Cơ sở vật chất xuống cấp; trang thiết bị và con người còn thiếu thốn; trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ còn hạn chế và không đồng đều.
Khu nhà làm việc đã xuống cấp, hệ thống kho lưu trữ tạm bợ, trang thiết bị tuy đã được đầu tư nhưng còn thiếu thốn và chưa phát huy được hiêu quả.
Với tính phức tạp trong hồ sơ đất đai, cùng với đội ngũ cán bộ, viên chức có hạn tình trạng quá tải trong tiếp nhận, xử lý hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Nghĩa Hưng vẫn còn diễn ra.
Đội ngũ cán bộ ít lại phải kiêm nhiệm cùng một lúc nhiều công việc; phần lớn cán bộ còn trẻ, ít kinh nghiệm thực tế, nên thời gian đầu thực hiện nhiệm vụ còn gặp nhiều khó khăn. Số lao động hợp đồng thời hạn một năm hoặc theo thời vụ chiếm tỷ lệ lớn nên không đem lại sự ổn định trong tổ chức bộ máy.
2- Hệ thống hồ sơ địa chính không đầy đủ, lạc hậu, cũ nát; hệ thống kho lưu trữ tạm bợ, xuống cấp và thiếu không gian.
Việc chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ địa chính từ trước đến nay hầu như không được xã, thị trấn trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng thực hiện; hồ sơ địa chính gốc chưa đầy đủ, hiện nay đã lạc hậu; công tác dự báo biến động đất đai còn hạn chế... là nguyên nhân làm cho công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, chỉnh lý hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng gặp nhiều khó khăn.
Hệ thống dữ liệu về đất đai đặc biệt là dữ liệu không gian còn thiếu, độ chính xác không cao và chưa được chuẩn hóa. Trình độ tin học của các cán bộ chuyên môn không đồng đều, năng lực phát triển phần mềm chưa mạnh.
3- Kinh phí đầu tư cho công tác chuyên môn ít, nhất là công tác chỉnh lý hồ sơ địa chính; lương và phụ cấp cho đội ngũ cán bộ hợp đồng còn thấp.
Nguồn kinh phí để duy trì hoạt động của Chi nhánh chủ yếu dựa vào nguồn thu phí, lệ phí trong khi đó mức thu thấp nên kinh phí để tái đầu tư cho cơ sở hạ tầng, trang thiết bị còn hạn chế.
Kinh phí phục vụ cho công tác chỉnh lý hồ sơ địa chính hầu như không có, lương trả cho đội ngũ cán bộ hợp đồng còn thấp.
4- Cơ chế tài chính hạch toán phụ thuộc theo kiểu "xin cho" nên không phát huy được tính năng động, sáng tạo, sự nhiệt tình đổi mới và tính chủ động trong công việc của Chi nhánh.
Việc phân cấp, phân quyền hạn chế; áp dụng cơ chế tài chính hạch toán phụ thuộc tại Văn phòng đăng ký đất đai 1 cấp đối với các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định trong đó có Chi nhánh Nghĩa Hưng đang tạo rào cản cho sự chủ động, sáng tạo, tính năng động của các Chi nhánh; không khuyến khích được các Chi nhánh đẩy mạnh hoạt động dịch vụ tăng nguồn thu, cũng như tăng cường cải cách, đổi mới trong thực hiện các thủ tục hành chính.
5- Văn phòng đăng ký đất đai cũng như Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Nghĩa Hưng chưa xây dựng được quy chế phối hợp thực hiện công tác chuyên môn với các xã, thị trấn nên việc tổ chức các hoạt động còn lỏng lẻo, thiếu tính đồng bộ làm giảm hiệu quả của công tác tuyên truyền pháp luật đất đai, cải cách thủ tục hành chính cũng như thực hiện các thủ tục hành chính.
6- Việc Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện Nghĩa Hưng tách ra từ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, phụ trách lĩnh vực có nguồn thu và nhạy cảm nên trong công tác chuyên môn còn xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, lấn quyền ...
7- Công tác hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ, công nghệ thông tin từ Văn phòng đăng ký đất đai cho Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Nghĩa Hưng còn thiếu; công tác kiểm tra giám sát còn hạn chế.
3.5.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động của Chi nhánh văn phòng Đăng ký đất đai huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
1- Đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị:
Đối với trụ sở làm việc, trước mắt là sửa chữa để tạm thời sử dụng, từng bước đầu tư nâng cấp toàn bộ khu nhà để đảm bảo đủ không gian làm việc.
Đầu tư bổ sung trang thiết bị đảm bảo đáp ứng những phương tiện tối thiểu cho công tác chuyên môn khi được triển khai như: Thiết bị đo đạc phục vụ thành
lập, chỉnh lý bản đồ địa chính; hệ thống máy vi tính; máy quét (scan); hệ thống kho và phương tiện lưu trữ; bàn ghế làm việc ....
Trang bị hệ thống các phần mềm tối thiểu để cập nhật chỉnh lý hồ sơ địa chính, trích lục, đo vẽ bản đồ địa chính; phần mềm in cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; phần mềm trực tuyến để trao đổi thông tin ...
Đầu tư kinh phí từng bước hiện chuẩn hóa dữ liệu đã có; thu thập, cập nhật thông tin đất đai, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.
2- Đối với đội ngũ cán bộ: Tuyển chọn người có chuyên môn phù hợp, có phẩm chất, đạo đức ưu tiên người có thâm niên trong ngành; tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ hiện có đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ được giao.
Xây dựng quy chế làm việc của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai và đề án vị trí việc làm cho từng công việc, trong đó: Quy định rõ trình tự thủ tục công việc, phân công trách nhiệm của từng bộ phận và từng chức danh cán bộ, viên chức, người lao động làm việc tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai. Định ra tiêu chuẩn chức danh cán bộ, viên chức, người lao động để đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động phấn đấu rèn luyên nâng cao trình độ, kỹ năng năng chuyên môn và tinh thần phục vụ đồng thời là căn cứ để tuyển dụng nhân sự khi có nhu cầu.
Đề xuất cấp trên xây dựng cơ chế phối hợp công tác chuyên môn, nghiệp vụ; công tác kiểm tra, giám sát đồng bộ và cụ thể giữa Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Nghĩa Hưng với các xã, thị trấn trong huyện và với các cơ quan liên quan.
3- Tận dụng tốt hệ thống hồ sơ địa chính hiện có; tổ chức cập nhật, chỉnh lý đồng bộ thường xuyên hệ thống hồ sơ; sao lưu hồ sơ thiếu sót để bổ sung, nguồn lấy từ xã và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh.
Đề xuất với Văn phòng đăng ký đất đai và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định cấp thêm kinh phí phục vụ cho công tác chỉnh lý HSĐC.
4- Tăng cường công tác dịch vụ, tăng nguồn thu nhằm tăng thu nhập cho người lao động.
ký đất đai huyện Nghĩa Hưng với mục tiêu hàng đầu là nâng cao hiệu quả trong cải cách thủ tục hành chính.
Tăng cường phân cấp, phân quyền cho Chi nhánh trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ. Thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát chuyển môn với tất cả các nhiệm vụ được phân công.
Hoàn thiện về cơ chế tài chính cho hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai; mạnh dạn giao cho Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tự chủ về kinh phí thu được từ các khoản phí, lệ phí liên quan đến thủ tục hành chính về đất đai để Chi nhánh chủ động trong hoạt động.
5- Đề xuất cấp trên xây dựng cơ chế phối hợp công tác chuyên môn, nghiệp vụ; công tác kiểm tra, giám sát đồng bộ và cụ thể giữa Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Nghĩa Hưng với các xã, thị trấn trong huyện và với các cơ quan liên quan.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận
1.1. Kết quả hoạt động của Chi nhánh văn phòng Đăng ký đất đai huyện Nghĩa Hưng:
- Công tác đăng ký đất đai: Chi nhánh thực hiện đăng ký lần đầu được 1.589 hồ sơ; 65.372 hồ sơ đăng ký biến động.
- Công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất: cấp được 46.910 giấy chứng nhận. - Công tác chỉnh lý hồ sơ địa chính: Chỉnh lý đồng bộ 588 tờ bản đồ; 24 sổ mục kê; 362 sổ địa chính.
- Cung cấp thông tin địa chính: 637 hồ sơ - Giao dịch bảo đảm: 14.574 hồ sơ
- Trích đo 191 thửa đất, tách thửa 3.525 thửa đất.
1.2. Hoạt động Chi nhánh văn phòng Đăng ký đất đai huyện Nghĩa Hưng theo người dân đánh giá:
- Mức độ công khai, minh bạch trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính đạt 3,08 điểm.
- Thời gian thực hiện các thủ tục hành chính tại Chi nhánh văn phòng đạt 3,03
- Kết quả thực hiện các thủ tục hành chính, trao trả hồ sơ đạt 3,02 điểm.Trong đó: Trước hẹn 7,36% số hồ sơ, đúng hẹn là 92,23% số hồ sơ còn lại là chưa đúng hẹn;
- Mức độ hài lòng của người dân về thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, viên chức tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Nghĩa Hưng đạt 3,07 điểm.
1.3. Hoạt động Chi nhánh văn phòng Đăng ký đất đai huyện Nghĩa Hưng theo cán bộ đánh giá:
- Mức độ công khai, minh bạch trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính đạt 3,57 điểm.
- Thời gian thực hiện các thủ tục hành chính tại Chi nhánh văn phòng đạt 3,44
- Kết quả thực hiện các thủ tục hành chính, trao trả hồ sơ đạt 3,58 điểm. - Mức độ hài lòng của cán bộ quản lý về thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, viên chức tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Nghĩa Hưng đạt 3,43 điểm.
- Mức độ công khai, minh bạch trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính Văn phòng 1 cấp đạt 3,39 điểm; Văn phòng 2 cấp đạt 3,34 điểm
- Thời gian thực hiện các thủ tục hành chính tại Văn phòng 1 cấp đạt 3,22 điểm; Văn phòng 2 cấp đạt 3,10 điểm
- Kết quả thực hiện các thủ tục hành chính, trao trả hồ sơ tại Văn phòng 1 cấp đạt 3,29 điểm; Văn phòng 2 cấp đạt 3,27 điểm
- Mức độ hài lòng của người dân về thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, viên chức tại tại Văn phòng 1 cấp đạt 3,13 điểm; Văn phòng 2 cấp đạt 3,07 điểm
1.5. Nghiên cứu đã chỉ ra được 7 khó khăn, tồn tại và đề xuất được 5 giải pháp khắc phục
2. Đề nghị
Địa phương tỉnh Nam Định và huyện Nghĩa Hưng xem xét áp dụng các giải pháp đã chỉ ra ở trên vào công tác quản lý Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai đó là:
1- Đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị:
Đối với trụ sở làm việc, đầu tư nâng cấp toàn bộ khu nhà để đảm bảo đủ không gian làm việc.
Đầu tư bổ sung trang thiết bị đảm bảo đáp ứng những phương tiện tối thiểu cho công tác chuyên môn khi được triển khai như: Thiết bị đo đạc phục vụ thành lập, chỉnh lý bản đồ địa chính; hệ thống máy vi tính; máy quét (scan); hệ thống kho và phương tiện lưu trữ; bàn ghế làm việc ....
Trang bị hệ thống các phần mềm tối thiểu để cập nhật chỉnh lý hồ sơ địa chính, trích lục, đo vẽ bản đồ địa chính; phần mềm in cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; phần mềm trực tuyến để trao đổi thông tin ...
Đầu tư kinh phí từng bước hiện chuẩn hóa dữ liệu đã có; thu thập, cập nhật thông tin đất đai, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.
2- Đối với đội ngũ cán bộ: Tuyển chọn người có chuyên môn phù hợp, có phẩm chất, đạo đức ưu tiên người có thâm niên trong ngành; tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ hiện có đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ được giao.
Xây dựng quy chế làm việc của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai và đề án vị trí việc làm cho từng công việc, trong đó: Quy định rõ trình tự thủ tục công
việc, phân công trách nhiệm của từng bộ phận và từng chức danh cán bộ, viên chức, người lao động làm việc tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai. Định ra tiêu chuẩn chức danh cán bộ, viên chức, người lao động để đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động phấn đấu rèn luyên nâng cao trình độ, kỹ năng năng chuyên môn và tinh thần phục vụ đồng thời là căn cứ để tuyển dụng nhân sự khi có nhu cầu.
Xây dựng cơ chế phối hợp công tác chuyên môn, nghiệp vụ; công tác kiểm tra, giám sát đồng bộ và cụ thể giữa Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Nghĩa Hưng với các xã, thị trấn trong huyện và với các cơ quan liên quan.
3- Chỉ đạo tận dụng tốt hệ thống hồ sơ địa chính hiện có; tổ chức cập nhật, chỉnh lý đồng bộ thường xuyên hệ thống hồ sơ; sao lưu hồ sơ thiếu sót để bổ sung, nguồn lấy từ xã và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh.
Xem xét chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định cấp thêm kinh phí phục vụ cho công tác chỉnh lý HSĐC.
4- Cho phép tăng cường công tác dịch vụ, tăng nguồn thu nhằm tăng thu nhập cho người lao động.
Xây dựng cơ chế hoạt động thông thoáng đảm bảo tính năng động, sáng tạo trong hoạt động hành chính công và dịch vụ công của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Nghĩa Hưng với mục tiêu hàng đầu là nâng cao hiệu quả trong cải cách thủ tục hành chính.
Chỉ đạo tăng cường phân cấp, phân quyền cho Chi nhánh trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ. Thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát chuyển môn với tất cả các nhiệm vụ được phân công.
Hoàn thiện về cơ chế tài chính cho hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai; mạnh dạn giao cho Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tự chủ về kinh phí thu được từ các khoản phí, lệ phí liên quan đến thủ tục hành chính về đất đai để Chi nhánh chủ động trong hoạt động.
5- Xây dựng cơ chế phối hợp công tác chuyên môn, nghiệp vụ; công tác kiểm tra, giám sát đồng bộ và cụ thể giữa Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Nghĩa Hưng với các xã, thị trấn trong huyện và với các cơ quan liên quan.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012). Kinh nghiệm nước ngoài về quản lý và pháp Luật Đất đai.
2. Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Thông tư liên tịch số 30/2005/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18 tháng 4 năm 2005 hướng dẫn việc luân chuyển hồ sơ của người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính;
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường – Bộ Tài chính (2006), Thông tư liên tịch số 23/2006/TTLT/BTC-BTNMT ngày 24 tháng 03 năm 2006 của Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên Môi trường về việc hướng dẫn xác định xác định tiền sử dụng đất, tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã trả có nguồn gốc từ