Kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả tổng hợp một số mô hình rừng trồng tại huyện đình lập, tỉnh lạng sơn (Trang 45 - 47)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2 Kinh tế xã hội

3.2.1. Kinh tế

Trong những năm gần đây, kinh tế huyện Đình Lập càng ngày càng phát triển và đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan, tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân 10%/năm.

Sản xuất lâm - nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp chiếm 5.2% diện tích đất tự nhiên, sản lƣợng lƣơng thực năm 2015 đạt 8,918.92 tấn, tăng 21.38% so với năm 2014.

Về trồng trọt: Hình thành 1 số vùng sản xuất hàng hóa nhƣ vùng cây chè ở các xã Lâm Ca, Thái Bình, Nông Trƣờng; cây hồi ở Bắc Xa, Kiên Mộc, Bính Xá. Diện tích trồng thông mới cũng đƣợc mở rộng. Riêng lâm trƣờng quốc doanh đã khai thác gần 5,700 m3 gỗ tròn, vƣợt 61.8% kế hoạch tỉnh bàn giao. Sản lƣợng nhựa thông khai thác đạt 579 tấn, nộp ngân sách nhà nƣớc 265 triệu đồng, vƣợt 20% kế hoạch. Năm 2015, diện tích chè giống mới đạt gần 150 ha, vƣợt 55% kế hoạch đề ra.

Về chăn nuôi: Đến năm 2015, tổng đàn trâu là 9,735 con, bò 5,331 con, đàn lợn hơn 12,000 con, đàn gia cầm khoảng 89,193 con.

3.2.2. Xã hội

Dân số: Huyện Đình Lập có khoảng 13,136 ngƣời (2015). Cƣ dân chủ yếu là dân tộc: Tày, Nùng, Dao, Kinh…

Giao thông: Có 2 trục quốc lộ chạy qua huyện Đình Lập: Quốc lộ 4B và quốc lộ 31 (theo hƣớng đi Sơn Động - Bắc Giang) chạy qua trung tâm huyện.

Giáo dục, đào tạo: Toàn huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, đang triển khai giáo dục trung học cơ sở.

Công tác xã hội: 95% các xã, thị trấn có điểm bƣu điện, máy đàm thoại, điện lƣới quốc gia về đến trung tâm xã, 80% hộ dân đƣợc dùng nƣớc sạch.

Y tế: 100% xã, thị trấn có trạm y tế và 100% thôn bản có cán bộ y tế cộng đồng đã qua đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả tổng hợp một số mô hình rừng trồng tại huyện đình lập, tỉnh lạng sơn (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)