Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả tổng hợp một số mô hình rừng trồng tại huyện đình lập, tỉnh lạng sơn (Trang 41 - 45)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm tự nhiên

3.1.1 Vị trí địa lý

Lạng Sơn là tỉnh biên giới, nằm phía Đông Bắc của Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía Đông Nam giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây Nam giáp Thái Nguyên, phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đông Bắc giáp khu tụ trị dân tộc Choang - Quảng Tây (Trung Quốc).

Huyện Đình Lập nằm ở phía Đông Nam tỉnh Lạng Sơn. Phía Tây giáp với huyện Lộc Bình; phía Bắc giáp Trung Quốc; phía Đông Nam giáp tỉnh Quảng Ninh; phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang.

3.1.2 Địa hình

Địa hình huyện Đình Lập là đồi núi dốc theo hƣớng từ Đông Bắc xuống Tây Nam, bị chia cắt bởi các dãy núi đất và khe suối tạo thành các dải đất bằng hẹp.

Địa hình xã Đình Lập không bằng phẳng, trũng dạng lòng máng dọc theo quốc lộ 4B, có các đồi thấp bát úp.

3.1.3. Địa chất

Khu vực thực hiện xây dựng bãi chôn lấp nằm trên thềm đá Castơ, bề mặt là đất mầu. Qua các số liệu khoan địa chất cho thấy đất trong huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn có cƣờng độ 1.0 kg/cm2 ÷ 1.2 kg/.

3.1.4. Điều kiện về khí hậu

Khí hậu huyện Đình Lập chịu ảnh hƣởng chung của khí hậu tỉnh Lạng Sơn:

- Nhiệt độ trung bình năm: 23◦C

- Nhiệt độ trung bình năm cao nhất: 27◦C - Nhiệt độ trung bình năm thấp nhất: 15◦C

Mùa đông lạnh nhất là tháng 1, tháng 2 có sƣơng muối nhiệt độ thấp nhất tới 2◦C. Mùa hè khí hậu nhiệt độ trung bình từ 18◦C đến 25◦C, tháng nóng nhất nhiệt độ lên tới 31.5◦C. Dao động nhiệt độ ngày đêm lớn từ 6◦C đến 8◦C.

- Độ ẩm không khí: Trung bình năm: 81% Trung bình cao nhất: 84% Trung bình thấp nhất: 75%

- Lƣợng mƣa: trung bình năm 1,400 mm - 1,600 mm

Mùa mưa: Bắt đầu từ tháng 4 kéo dài đến tháng 9 hàng năm, lƣợng mƣa chiếm gần 80% lƣợng mƣa trung bình cả năm. Trong mùa mƣa thƣờng xuất hiện các trận mƣa lớn, thƣờng tập trung nhiều vào tháng 7, tháng 9. Khi mƣa lớn, thƣờng xảy đợt lũ lớn, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến các công trình giao thông cũng nhƣ cản trở giao thông đi lại.

Bảng 3.1 Lƣợng mƣa trung bình tháng, năm của huyện Đình Lập (mm)

Tháng

Năm

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

2009 23.1 40.1 43.4 78.2 225.3 239.4 224.4 257.8 256.9 31.5 100.6 28.4 2010 7.5 41.4 38.8 33.3 124.8 273.3 312 236.8 168.9 26.5 34 1.8 2012 3.4 25.2 24.9 54.8 255.8 248.8 204.5 250.5 186.6 38.5 8.0 1.5 2013 12.2 58.1 81.1 115.7 157.1 231.2 264.6 208.4 234.6 71.6 48 5.3 2014 30.5 27.4 33.6 97.5 203.9 301.7 315.0 192.4 294.3 103.4 71.3 42.2 2015 38.3 25.5 30.4 97.8 175.7 205.4 365.0 316.4 259.0 89.4 69.3 48.6 (Nguồn: Tổng cục thống kê,2015) Mùa khô: Bắt đầu từ tháng 10 kéo dài tới tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trong mùa thấp dƣới 14◦C, có lúc xuống tới 1 - 2◦C. Lƣợng mƣa nhỏ, ít xuất hiện lũ. Chủ yếu là các đợt mƣa dầm, mƣa phùn kèm theo gió mùa Đông Bắc.

Chế độ bão: Mùa bão nằm trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 10. Các tháng 6 và 9 là những tháng có nhiều bão nhất. Các cơn bão đổ bộ vào vùng này thƣờng gây mƣa lớn, kéo dài trong vài ngày, gây ảnh hƣởng mạnh, thiệt hại lớn. Tốc độ gió cực đại lên đến 35 - 38 m/s. Mƣa bão thƣờng kéo dài từ 1 đến 3 ngày với trọng lƣợng mƣa tập trung lớn nhất trong 1 đến 2 ngày.

Gió:

- Về mùa hè: hƣớng Nam, Đông Nam.

- Về mùa đông: chịu ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc, tốc độ gió trung bình năm 2 m/s. Có kèm sƣơng muối, mƣa phùn.

Huyện Đình Lập chịu ảnh hƣởng chung của khu vực vùng núi phía Đông Bắc có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm là 21.4◦C, nhiệt độ cao nhất là 35.7◦C, nhiệt độ thấp nhất là 1.7◦C, chia thành 2 mùa khá rõ rệt: Mùa khô từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 4 năm sau, mùa mƣa tập trung từ tháng 5 đến tháng 9, do ảnh hƣởng của địa hình nên vào mùa khô khí hậu lạnh kéo dài và có sƣơng muối; mùa mƣa lƣợng mƣa chiếm 75% lƣợng mƣa cả năm, dễ gây tình trạng xói mòn đất. Lƣợng mƣa bình quân năm từ 1,400 mm - 1,600 mm và phân bố không đều theo mùa, mùa mƣa chiếm 80% lƣợng mƣa cả năm. Độ ẩm không khí từ 83% đến 85%.

3.1.5 Điều kiện thủy văn

Huyện Đình Lập có sông Kì Cùng bắt nguồn từ xã Bắc Xa, chảy theo hƣớng Đông Bắc qua Lộc Bình, thành phố Lạng Sơn, Thất Khê tới biên giới Trung Quốc, chiều dài qua địa bàn Đình Lập khoảng 40 km.

Nƣớc mặt suối Lục Nam có cao độ trung bình 100.80 m vào mùa khô và 190.00 m vào mùa mƣa.

Suối Lục Nam và một vài con suối nhỏ khác là nguồn cung cấp nƣớc chính cho sinh hoạt và sản xuất của ngƣời dân trong một số xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả tổng hợp một số mô hình rừng trồng tại huyện đình lập, tỉnh lạng sơn (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)