Hiệu quả tổng hợp của các mô hình rừng trồng tại huyện Đình Lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả tổng hợp một số mô hình rừng trồng tại huyện đình lập, tỉnh lạng sơn (Trang 64 - 68)

Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Hiệu quả của các mô hình rừng trồng tại huyện Đình lập

4.2.4. Hiệu quả tổng hợp của các mô hình rừng trồng tại huyện Đình Lập

tỉnh Lạng Sơn

Trên cơ sở phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội và sinh thái của các mô hình rừng trồng ở trên, đề tài lựa chọn 8 chỉ tiêu tham gia đánh giá hiệu quả tổng hợp qua các chỉ tiêu nhƣ sau:

+ Giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng: NPV + Chỉ số giữa thu nhập và chi phí ròng: BCR + Tỷ lệ thu hồi vốn hồi quy: IRR

+ Công lao động

+ Cƣờng độ xói mòn đất: d

+ Khả năng hấp thụ Carbon: Wco2

+ Tổng chi phí + Tổng thu nhập

Kết quả tính toán chỉ tiêu Ect cho các mô hình rừng trồng phổ biến dựa trên địa bàn huyện Đình Lập đƣợc thể hiện dƣới bảng sau:

Bảng 4.12. Chỉ tiêu canh tác của các mô hình rừng trồng

TT Chỉ tiêu Tối

ƣu Trị số tối ƣu

Mô hình Keo tai tƣợng Thông mã vĩ 1 NPV (đ) Max 123,561,450.55 123,561,450.55 10,320,509.350 2 BCR (đ) Max 4.89 4.89 2.18 3 IRR (%) Max 28.17 26 28.17 4 CLĐ (công) Max 962.3 192 962.3 5 Cƣờng độ xói mòn (mm) Min 0.43 0.8 0.43 6 Khả năng hấp thụ Carbon Max 212 212 192.5 7 Tổng chi phí (đ) Min 46,625,000 46,625,000 137,776,000 8 Tổng thu nhập Max 309,784,800 228,158,330 309,784,800 Ect Max 1 0.8 0.72 Xếp hạng 1 2

Cách tính cụ thể chỉ số canh tác đối với mô hình Keo tai tƣợng nhƣ sau:

1 123,561, 450.55 4.89 26 192 0.43 212 46, 625, 000 228,158,330 * 0.8 8 123,561, 450.55 4.89 28.17 962.3 0.8 212 46, 625, 000 309, 784,800 Ktt E              

1 10,320,509.350 2.18 28.17 962.3 0.43 192.5 46, 625, 000 309, 784,800 * 0.72 8 123,561, 450.55 4.89 28.17 962.3 0.43 212 137, 776, 000 309, 784,800 Tmv E              

Biểu đồ 4.8. Chỉ số canh tác Ect của 2 mô hình rừng trồng tại huyện Đình Lập.

Qua bảng số liệu đánh giá hiệu quả tổng hợp cho thấy:

- Về lợi nhuận (NPV) thì mô hình trồng Keo tai tƣợng có lợi nhuận là 123,561,450.55 đồng/ha/chu kỳ cao hơn lợi nhuận của mô hình trồng Thông mã vĩ là 10,320,509.350 đồng/ha/chu kỳ.

- Về tỷ suất lợi nhuận (BCR) thì mô hình trồng Keo tai tƣợng có tỷ suất lợi nhuận là 4.89% và cao hơn mô hình rừng trồng thôi mã vĩ là 2.18%.

- Tỷ lệ thu hồi vốn (IRR) thì mô hình trồng Thông mã vĩ lại chiếm ƣu thế hơn mô hình trồng Keo tai tƣợng cụ thể của Thông mã vĩ là 28.17% và mô hình Keo tai tƣợng là 26% vì Thông mã vĩ từ năm thứ 11 trở đi đã có thể khai thác nhựa thông để tăng thu nhập qua các năm nhƣng đối với Keo tai tƣợng thì phải hết chu kỳ kinh doanh mới có thu nhập vì vậy tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ của mô hình trồng Thông mã vĩ là cao hơn.

0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1 Ect Trị số tối ưu = 1 Keo tai tượng

- Số công lao động cần cho mô hình trồng Thông mã vĩ là rất lớn giúp giải quyết việc làm cho ngƣời dân trồng rừng là rất nhiều cụ thể là 962.3 công/ha/chu kỳ so với Keo tai tƣợng là 192 công/ha/chu kỳ.

- Khả năng bảo vệ đất thì mô hình trồng Thông mã vĩ chiếm ƣu thế hơn Keo tai tƣợng cụ thể cƣờng độ xói mòn của Thông mã vĩ là (dmm/năm) = 0.43 và Keo tai tƣợng là (dmm/năm) = 0.8.

- Về khả năng hấp thụ Carbon thì rừng trồng Keo tai tƣợng có khả năng hấp thụ Carbon lớn hơn mô hình trồng Thông mã vĩ cụ thể là: mô hình trồng Keo tai tƣợng bằng 212 tấn/ha so với 192.5 tấn/ha của mô hình trồng Thông mã vĩ.

- Về Tổng đầu tƣ chi phí thì mô hình rừng trồng Keo tai tƣợng phải bỏ ra chi phí ít hơn so với mô hình rừng trồng Thông mã vĩ cụ thể là 46,625,000 đồng/ha/chu kỳ của mô hình rừng trồng Keo tai tƣợng so với 137,776,000 đồng/ha/chu kỳ của mô hình rừng trồng Thông mã vĩ.

- Về tổng thu nhập thì mô hình rừng trồng Thông mã vĩ lại mang lại thu nhập cao hơn mô hình rừng trồng Keo tai tƣợng, cụ thể là 309,784,800 đồng/ha/chu kỳ của mô hình rừng trồng Thông mã vĩ so với 228,158,330 đồng/ha/chu kỳ của mô hình rừng trồng Keo tai tƣợng.

Kết quả đánh giá ở bảng trên cho thấy mô hình Keo tai tƣợng có hiệu quả tổng hợp cao nhất Ect = (0.80) và mô hình Thông mã vĩ là Ect = (0.72).

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. Cả 2 mô hình trên đều đƣợc đặt tại các khu rừng điển hình của 3 xã: Bính Xá, Châu Sơn và xã Đình Lập nên điều kiện lập địa và địa hình khá tƣơng đồng và không có biến động lớn nên có thể coi là đồng nhất.

Về kinh tế, các mô hình đƣợc xây dựng nhằm cung cấp gỗ cho chế biến và nhựa thông xuất khẩu sang Trung Quốc. Nhƣ vậy hai mô hình trên có thể

coi là giống nhau và kết luận rút ra từ đánh giá hiệu quả tổng hợp của các mô hình rừng trồng là phù hợp với tình hình kinh doanh rừng tại địa phƣơng.

Tuy nhiên, việc lựa chọn các mô hình rừng trồng dựa trên chỉ số canh tác (Ect) cần phải căn cứ vào chức năng của rừng trong khu vực. Nếu xây dựng mô hình trên đất rừng sản xuất thì nên chọn mô hình Keo tai tƣợng sẽ cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Nếu trồng Keo tai tƣợng trên đất rừng phòng hộ thì khả năng khép tán và hiệu quả sinh thái, xã hội lớn nhất nhƣng lại không mang lại hiệu quả kinh tế.

Xét đến điều kiện thực tế của huyện Đình Lập thì toàn bộ đất trống đồi núi trọc đã đƣợc ngƣời dân áp dụng cả 2 mô hình nói trên, và mang lại hiệu quả tổng hợp khá cho ngƣời dân địa phƣơng. Và do huyện Đình Lập không có rất nhiều rừng sản xuất nên khuyến khích ngƣời dân nên trồng Keo tai tƣợng, vì vốn đầu tƣ thấp, lợi nhuận cao và tỷ suất lợi nhuận cao. Tuy nhiên nếu trồng Thông mã vĩ phải đầu tƣ nhiều hơn nhƣng có tỷ lệ thu hồi vốn là cao hơn Keo tai tƣợng nguyên nhân là từ năm thứ 11 trở đi có thể khai thác nhựa thông nhằm mang lại hiệu quả kinh tế và khả năng chống xói mòn rất tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả tổng hợp một số mô hình rừng trồng tại huyện đình lập, tỉnh lạng sơn (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)