Các giải pháp về kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả tổng hợp một số mô hình rừng trồng tại huyện đình lập, tỉnh lạng sơn (Trang 69 - 71)

* Về lựa chọn lập địa và quy hoạch vùng trồng rừng sản xuất:

Cần xác định rõ và cụ thể lập địa trồng rừng phù hợp với từng loài cây trồng và mục tiêu sản phẩm. Đây là điều rất quan trọng đảm bảo cho rừng trồng sản xuất bền vững về mặt sinh thái và có hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội. Trong chiến lƣợc phát triển, mặc dù trƣớc đây ở huyện Đình Lập đã quy hoạch vùng trồng rừng sản xuất, song theo Quyết định số 60/2005/QĐ-BNN của Bộ trƣởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 12/10/2005 về việc ban hành bản quy định về tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ hiện nay huyện cũng nhƣ toàn tỉnh Lạng Sơn đang rà soát lại quy hoạch 3 loại rừng, cần quy hoạch cụ thể các khu trồng rừng tập trung tạo vùng nguyên liệu cho

các nhà máy chế biến, với những nơi có điều kiện trồng rừng phân tán ƣu tiên trồng cây gỗ lớn hay cây đặc sản.

Cần tiếp tục phân loại lập địa nhằm tạo điều kiện cho việc quy hoạch trồng rừng sản xuất, góp phần mang lại hiệu quả cao và đảm bảo tính bền vững.

Khi quy hoạch vùng trồng rừng sản xuất cần kết hợp xác định ngay hình thức tổ chức trồng rừng sản xuất với sự tham gia của ngƣời dân địa phƣơng nhƣ thế nào.

- Đối với những diện tích trồng rừng sản xuất tập trung quy mô lớn và vừa, diện tích rừng trồng xa khu dân cƣ nên tiếp tục hình thức tổ chức trồng rừng khoán theo từng công đoạn làm đất rừng,…

- Đối với những diện tích đất trồng rừng sản xuất manh mún, nằm xen kẽ với các hộ dân nên tiếp tục tổ chức giao khoán cho các hộ dân sở tại trồng rừng cả chu kỳ kinh doanh.

- Đối với những diện tích của dân đƣợc nhà nƣớc giao theo Nghị định 02/CP thuận tiện đƣờng vận chuyển và công tác quản lý bảo vệ cần tích cực xúc tiến hình thức hợp tác, liên kết khuyến khích hỗ trợ cho các chủ hộ vay vốn (ký hợp đồng kinh tế) để trồng rừng và bao tiêu sản phẩm cuối chu kỳ.

- Trong quy hoạch không nhất thiết phải trồng rừng sản xuất trên mọi điều kiện lập địa (khu đất trống), vấn đề quyết định phải là hiệu quả kinh tế cuối cùng. Nếu đất quá xấu và biết chắc không có lãi thì không nên khuyến khích trồng rừng sản xuất.

* Về chiến lƣợc sản phẩm

Cần xây dựng một chiến lƣợc sản phẩm rõ ràng cho trồng rừng sản xuất ở huyện Đình Lập và cụ thể hóa đến từng điều kiện lập địa trồng rừng trong thực tế, không nên để tình trạng “tùy cơ ứng biến”. Có thể tập trung vào 3 nhóm chính:

+ Gỗ nguyên liệu giấy: Keo tai tƣợng, bạch đàn,… + Gỗ lớn: Lát hoa, Thông mã vĩ, Lim xanh,…

+ Lâm sản ngoài gỗ: Tre luồng, Sa nhân, Mộc nhĩ,…

Căn cứ vào nhu cầu thị trƣờng và khả năng về kiều kiện tự nhiên để quy hoạch vùng cung cấp từng chủng loại sản phẩm, đồng thời đa dạng hóa thị trƣờng và đa dạng hóa sản phẩm: gỗ lớn, gỗ xây dựng cơ bản,… Đối với trồng rừng sản xuất, cần xuất phát từ nhu cầu thị trƣờng và dự báo về thị trƣờng để làm cơ sở cho xây dựng kế hoạch trồng rừng. Ngoài việc chú trọng tới trồng rừng mọc nhanh cung cấp nguyên liệu giấy cần chú ý đẩy mạnh trồng rừng cung cấp gỗ lớn hoặc gỗ nhỏ kết hợp gỗ lớn phục vụ chế biến đồ mộc xuất khẩu và nội tiêu; chú trọng các biện pháp nuôi dƣỡng và chuyển hóa rừng phù hợp. Đối với những rừng trồng sản xuất đang phát triển cần nghiên cứu đẩy mạnh công nghiệp chế biến, nhất là quy mô mô nhỏ nhƣng trình độ công nghệ phải tƣơng đối cao để tăng giá trị sản phẩm, tạo động lực cho trồng rừng sản xuất phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả tổng hợp một số mô hình rừng trồng tại huyện đình lập, tỉnh lạng sơn (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)