Các giải pháp về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả tổng hợp một số mô hình rừng trồng tại huyện đình lập, tỉnh lạng sơn (Trang 71 - 74)

- Phải có chƣơng trình xây dựng chính sách trên cơ sở tổng kết, đánh giá hệ thống chính sách đã có một cách toàn diện và khoa học.

Đã đến lúc cần tổ chức đánh giá tác động của các chính sách đối với trồng rừng sản xuất một cách toàn diện, hệ thống, nghiêm túc, khách quan và khoa học, khẳng định những khung chính sách cả vĩ mô và vi mô về 2 mặt đƣợc và chƣa đƣợc, đƣa ra những đề xuất bổ sung hoàn thiện chính sách chung một cách kịp thời, phù hợp không chỉ trên phạm vi toàn quốc mà còn phải phù hợp với đặc trƣng của từng vùng, miền, trong đó có tỉnh Lạng Sơn và huyện Đình Lập nói riêng.

- Cần xây dựng tổ chức chuyên trách chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách. Năng lực tổ chức thực hiện các chính sách của địa phƣơng cần đƣợc nâng cao cả về trình độ các bộ, điều kiện và phƣơng tiện thực hiện, kiểm tra và giám sát. Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần có một bộ phận chuyên trách có đủ khả năng trình độ cả kinh phí và đầu tƣ, thƣờng xuyên cập nhật, phát hiện đƣợc những thành công và bất cập, tham mƣu kịp thời cho nhà nƣớc. Đây cũng là tổ chức tham mƣu đƣa ra kế hoạch nghiên cứu một cách chủ động tránh tình trạng chỉ đi điều tra khảo sát một vài nơi rồi đề ra chính sách.

- Tạo điều kiện nâng cao năng suất rừng trồng thay vì lãi suất ƣu đãi và giảm lãi xuất.

Tạo đƣợc sự cạnh tranh công bằng giữa các ngành hàng sản xuất ngay trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dựa trên cơ sở khuyến khích đầu tƣ khoa học công nghệ thâm canh tăng năng suất, trong đó trồng rừng sản xuất không phải chỉ thực hiện ở những nơi đất xấu, ở vùng sâu, vùng xa hoặc không phải lúc nào cũng trông chờ vào ƣu đãi lãi xuất thấp mà phải tự vận động để sản xuất kinh doanh có lãi.

Tuy nhiên, để tạo đƣợc động lực cho trồng rừng sản xuất đối với vùng sâu vùng xa nơi có điều kiện sản xuất và tiêu thụ khó khăn, dân trí thấp cần có những ƣu tiên trong việc vay vốn và tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng về giao thông, chế biến, thị trƣờng,… Cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất ở các vùng miền núi sâu xa nhƣ Đình Lập về vốn đầu tƣ, thị trƣờng, giảm thuế sản phẩm gỗ rừng trồng.

- Cần có chính sách khuyến khích nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, khuyến khích đầu tƣ trồng rừng thâm canh tổng hợp liên hoàn và hệ thống nâng cao năng suất rừng trồng từ khâu chọn loài cây trồng, chọn giống, cải thiện giống đến bón phân, làm đất và hệ thống biện pháp kỹ thuật lâm sinh: mật độ, phƣơng thức trồng, tỉa thƣa, tỉa cành,… tạo ra hiệu quả kinh tế để chủ rừng có khả năng tích lũy vốn tái đầu tƣ trồng rừng, thoát ra khỏi sự phụ thuộc vào vốn vay.

Bên cạnh đó, cần có chính sách hỗ trợ sử dụng các giống và kỹ thuật mới, tăng cƣờng công tác thông tin tuyên truyền, đẩy mạnh hoạt động khuyến lâm, gắn kết chặt chẽ giữa các đơn vị sản xuất với cơ quan nghiên cứu khoa học nhƣ trƣờng Đại học Lâm nghiệp và Viện khoa học lâm nghiệp để hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ khoa học.

- Có hƣớng dẫn cụ thể bổ sung chính sách khuyến khích thu hút các thành phần kinh tế đầu tƣ trồng rừng sản xuất.

Các luật khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc và đầu tƣ nƣớc ngoài đã tạo đƣợc khung pháp lý để thu hút các thành phàn kinh tế đầu tƣ trồng rừng sản xuất nhƣ ƣu đãi cho các vùng khó khăn, miễn thuế sử dụng đất, miễn giảm thuế đất,… tuy nhiên, thực tế đã qua đƣợc khá lâu nhƣng mà hiệu quả thu đƣợc chƣa là bao nhiêu do việc tổ chức thực hiện và một số quy định cụ thể chƣa đủ sức hấp dẫn thu hút các nhà đầu tƣ. Vốn đầu tƣ là cực kỳ quan trọng, vốn từ quỹ đầu tƣ hỗ trợ quốc gia cũng vô cùng cần thiết nhƣng không thể đủ để có thể đáp ứng nhu cầu của tất cả các đối tác, và lại cũng không phải ai cũng có thể tiếp cân đƣợc với nguồn vốn này, đặc biệt là các hộ gia đình. Vì vậy, việc thu hút các nguồn vốn khác của xã hội đầu tƣ vào trồng rừng sản xuất là vô cùng cần thiết, đặc biệt là các nguồn vốn từ các doanh nghiệp, cá nhân.

Đối với cây ngắn ngày thƣờng bỏ qua nhân tố thời gian và tính hiệu quả của trồng trọt dựa trên hiệu số giữa doanh thu và chi phí. Khi tổng thu lớn hơn tổng chi thì ngƣời sản xuất thu đƣợc lợi nhuận có giá trị dƣơng và hoạt động sản xuất đƣợc đánh giá là khả thi về mặt kinh tế. Đối với cây rừng, chu kỳ sản xuất dài, rủi do lớn, nhu cầu vay vốn để trồng rừng. Nhà nƣớc cần có chính sách hỗ trợ đầu tƣ đủ sức thu hút các thành phần kinh tế khác nhau tham gia trồng rừng sản xuất.

Chính sách tự chủ sản xuất kinh doanh và hƣởng lợi từ sản phẩm rừng trồng sản xuất cần thực sự thông thoáng; khuyến khích phát triển kinh tế trang trại lâm nghiệp. Kinh nghiệm ở một số nới đã phát triển rừng trồng sản xuất mạnh mẽ nhƣ Phú thọ, Tuyên quang, Yên bái, Thái nguyên,… cho thấy các trang trạng lâm nghiệp thực sự có vai trò không nhỏ cho sự phát triển rừng trồng sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả tổng hợp một số mô hình rừng trồng tại huyện đình lập, tỉnh lạng sơn (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)