Yêu cầu của công tác bảo quản

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG SẢN pptx (Trang 63 - 66)

HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG SẢN

4.2.2. Yêu cầu của công tác bảo quản

4.2.2.1. Yêu cầu đối với kho

Trong bảo quản hạt nói chung, kho bảo quản vô cùng quan trọng, nó quyết định khả năng bảo quản hạt, chất lượng bảo quản và sự tổn thất trong bảo quản.

Kho bảo quản là cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nhằm hạn chế, ngăn chặn những ảnh hưởng xấu của môi trường bên ngoài (độ ẩm, nhiệt độ, mưa bão, bức xạ mặt trời, vi sinh vật, chuột, sâu bọ...) đến đống hạt.

Kho bảo quản chứa hạt phả i đảm bảo những yê u cầu công nghệ bảo quản, thực hiện được các phương pháp bảo quản nhất định.

1. Kho bảo quản phải đảm bảo được những yêu cầu của việc chống thấm ở nền, tường, mái, chống được hiện tượng dẫn ẩm do mao dẫn.

2. Kho bảo quản phải ngă n chặn hoặc hạn chế không khí ẩm ở môi trường bên ngoà i xâ m nhập vào trong kho và đống hạt, giữ cho đống hạt luôn ở trạng thái khô.

3. Kho bảo quản phải cách nhiệt tốt, chống được nhiệt ở môi trường bên ngoài xâm nhập vào, chống được nhiệt của bức xạ mặt trời qua má i. Đặc biệt, các bộ phận của nhà kho (tường, nền) phải cách nhiệt tốt, để tránh được hiệ n tượng đọng sương khi nhiệt độ bên ngoài thay đổi đột ngột. Đồng thời, kho bảo quản phải có khả năng thoát nhiệt tốt, có thể thực hiện được biện pháp thông gió tự nhiên hoặc thông gió cưỡng bức khi cần thiết.

4. Kho bảo quản phải đảm bảo thật kín khi cần thiết để hạn chế những ảnh hưởng xấu của môi trường bên ngoài, để có thể sát trùng bằng các thuốc trừ sâu dạng xông hơi.

5. Kho bảo quản phải kín và có khả năng chống được sự xâm nhập của chim, chuột, sâu mọt vào trong kho.

6. Một yêu cầu quan trọng là hình khối, kích thước và kết cấu của kho phải thuận tiện cho việc cơ giới hóa xuất nhập lương thực và sự hoạt động của các thiết bị phục vụ cho việc bảo quản.

7. Kho phả i đảm bảo được yêu cầu giá thành xây dựng hạ (hệ số chứa theo thể tích và diện tíc h cao, chi phí xây dựng thấp) và tiết kiệ m được lao động trong quá trình bảo quản.

8. Kho phải được đặt ở địa điể m có đường giao thông thuận tiện.

4.2.2.2. Yêu cầu đối với tiêu chuẩn phẩm chất nông sản:

Nông sản phẩm phải thường xuyê n đảm bảo tiêu chuẩn phẩm chất cao, nhất là trước khi nhập kho.

Để giữ khối hạt và nông sản ở trạng thái an toàn được lâu dài phải quản lý tốt tiêu chuẩn phẩm chất ngay từ khi thu hoạch cũng như trong quá trình vận chuyển và trong suốt quá trình bảo quản chế biến.

Những chỉ tiê u phẩm chất quan trọng như: thủy phần, độ đồng nhất, tạp chất, độ hoàn thiện, tỷ lệ nảy mầm, mật độ sâu bọ, mà u sắc, mùi vị và các chất dinh dưỡng như: protein, glucid, lip id, vitamin....

Muốn đạt được những yê u cầu về phẩm chất trong ngành nô ng nghiệp và các ngành khác phải làm tốt những điều sau:

- Hướng dẫn và vận động nô ng dân thu hoạch nông sản đúng độ chín, lựa chọn, phân loại đúng phẩm chất quy định.

- Khi thu nhập nông sản phải kiể m tra chu đáo phẩm chất ban đầu, chú ý các chỉ tiêu độ sạch, thủy phần, sâu bệnh, thành phần dinh dưỡng...

- Trong quá trình vận c huyển, bảo quản phải hết sức ngăn ngừa, hạn c hế các yếu tố là m ảnh hưởng đến phẩm chất nông sản, phả i thường xuyê n kiểm tra và phải có biện pháp xử lý kịp thời, thíc h đáng.

4.2.2.3. Yêu cầu đối với chế độ kiểm tra k ho tàng và phẩm chất nông sản: * Chế độ vệ sinh kho tàng:

Việc giữ gìn sạch sẽ kho tàng, dụng cụ thiết bị, bao bì và nông sản là một trong những khâu công tác chính của nghiệp vụ bảo quản, là điều kiệ n căn bản nhất để đề phòng khối nông sản khỏi bị hư hỏng, biến chất.

Vệ sinh kho tàng có thể ngă n ngừa được sự phát sinh, phá hoại của côn trùng, vi sinh vật và các loại gặm nhấm k hác. Đặc biệt là trong hoàn cảnh thực tế ở nước ta, trình độ kỹ thuật, thiết bị bảo quản còn hạn chế nê n việc giữ gìn vệ sinh kho tàng càng phả i được coi trọng.

Nội dung và yêu cầu của công tác vệ sinh sạch sẽ bao gồm:

- Giữ gìn khối nông sản luô n sạch sẽ, không là m tăng tạp chất, thủy phần, không để nhiễm sâu hại.

- Giữ gìn kho tàng luôn sạch sẽ, trên dưới gầm kho, xung quanh kho không có rác bẩn hay nước ứ đọng. Trước và sau mỗi lần xuất nhập phải tổng vệ sinh. Có thể dùng một số hóa chất như: cloropicrin (CCl3NO2), bromua metyl (CH3Br) để xử lý trong và ngoà i kho.

- Giữ gìn dụng cụ, phương tiện máy móc vận chuyển, bảo quản, chế biến trước và sau khi sử dụng phải sạch sẽ.

Tùy theo từng loại kho và tính chất của mỗi loại nông sản mà có biện pháp tổng vệ sinh kho thích hợp.

Ví dụ: Kho chứa rau quả thì tổng vệ sinh 1 lần /tuần. Kho chứa lương thực 1-2 lần/tháng.

* Chế độ kiểm tra theo dõi tình hình phẩm chất

Để kịp thời ngăn chặn những biế n đổi có tác hại xảy ra trong quá trình bảo quản, để nắm chắc tình hình diễn biến về chất lượng của nông sản phẩm phải có chế độ kiểm tra theo dõi phẩm chất có hệ thống.

Các chỉ tiê u chủ yếu phải kiểm tra theo dõi là thủy phần và nhiệt độ khối nông sản, nhiệt độ và độẩm tương đối của không khí trong kho, mức độ sâu mọt và bệnh hại đối với hạt giống, kiểm tra tỷ lệ nảy mầm của khối hạt. Dựa vào hiện tượng sinh lý sinh hóa trong khối hạt mà ta có thể đánh giá được tình hình và trạng thái phẩm chất của khối hạt. Căn cứ vào kết quả kiể m tra để có biện pháp khắc phục và xử lý nông sản hợp lý. Kết quả kiểm tra phải ghi vào lí lịc h phẩm chất để theo dõi.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG SẢN pptx (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)