Sâu mọt hại nông sản

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG SẢN pptx (Trang 41 - 44)

CÁC NGUYÊN NHÂN LÀM GIẢM CHẤT LƯỢNG NÔNG SẢN TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG SAU THU HOẠCH

3.2.4.Sâu mọt hại nông sản

3.2.4.1. Đặc điểm của sâu mọt hại k ho

Đặc điểm nổi bật là thành phần các loài sâu mọt phá hoại nông sản khá phức tạp và thường xuyên biến động. Nguyên nhân chính của đặc điểm này là do các nô ng sản có nhiều nguồn gốc nhập khác nhau (từ các vùng trong nước hoặc từ nước ngoài vào). Đồng thời các nông sản cũng bao gồm nhiều loại phẩm chất khác nhau.

3.2.4.2. Những yếu tốảnh hưởng đến sự phát triển của sâu mọt hại kho

Quá trình phát triển của côn trùng trong kho phụ thuộc vào nhiều yếu tố của môi trường xung quanh như thức ăn, thủy phần của nông sản, các yếu tố của mô i trường bảo quản. Ngoài ra, trạng thái bề mặt nô ng sản, ánh sáng mặt trời cũng có ảnh hưởng tới hoạt động sống của côn trùng.

* Thức ăn: là một yếu tố của môi trường được coi là yếu tố sinh thái quan trọng nhất. Thức ăn cần thiết cho côn trùng để tăng kíc h thước cơ thể, để phát triển các sản phẩm sinh dục của chúng và để bù lại nă ng lượng bị mất trong hoạt động sống của chúng.

Trong gia i đoạn sâu non, côn trùng sử dụng nguồn thức ăn dự trữ trong bản thân nó, đến giai đoạn trưởng thành nó sẽ sử dụng các hợp chất hữu cơ từ thức ăn để phát triển.

Mỗi loại côn trùng ưa chuộng một loại thức ăn nhất định. Có loại ăn được nhiều loại nông sản nhưng cũng có loại chỉ ăn được một loại. Nguồn thức ăn không đẩy đủ hoặc không thích hợp sẽ hạn chế hoặc tiêu d iệt sự sinh sản của côn trùng. Ngược lại, nếu thức ăn thích hợp và đầy đủ, côn trùng sẽ phát triển mạnh và hoàn thà nh một vòng đời ngắn. Nắm vững từng loại thức ăn thích hợp, với tác dụng chi phố i tương đối có hiệu quả của thức ăn trong quá trình bảo quản ta có thể xử lý kịp thời để ngă n chặn sự phá hoại của côn trùng bằng cách luân chuyển nông sản trong k ho cho phù hợp, từ đó là m giảm thiểu những tổn thất gây ra do côn trùng.

Thủy phần của thức ăn cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của côn trùng. Mỗi loại côn trùng đều có yêu cầu riêng về độ ẩm của thức ăn. Nếu thủy phần của thức ăn nằm ngoài giới hạn thì sẽ hạn chế sự phát triển của côn trùng. Thông thường, thủy của nông sản phù hợp cho sự phát triển của côn trùng là khoảng 14,5 ÷ 18%. Khi thủy phần dưới 11% hay trên 20% thì có tác dụng ức chế mạnh nhất các hoạt động của chúng

Côn trùng thiếu thức ăn sẽ bị chết nhưng nó chết nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào từng loài và điều kiện của môi trường xung quanh. Nếu côn trùng thiếu thức ăn trong điều kiện nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển và độẩm thấp thì chúng sẽ chóng chết. Lý do là vì nếu nhiệt độ thíc h hợp thì quá trình trao đổi chất thực hiện mạnh, tiêu hao nhiều chất dinh dưỡng, độ ẩm thấp thì sự thoát hơi nước trong có thể tăng lên làm cho côn trùng chó ng c hết. Ngược lại, côn trùng có thể nhịn đói được lâu trong điều kiện độ ẩm không khí cao và nhiệt độ thấp hơn mức thích hợp.

* Độ ẩm không k hí: cũng là yếu tố môi trường c hi phối khá mạnh đến sự phát triển của côn trùng do chúng ảnh hưởng đến khả năng mất nước của côn trùng. Nếu độ ẩm khô ng k hí thấp, côn trùng bốc hơi nước nhanh, thúc đẩy sự phát dục của côn trùng. Nhưng nếu độ ẩm k hô ng k hí thấp q uá thì sẽ trì hoã n sự phát dục của côn tr ùng và là m c ho nó chết. Độ ẩm khô ng khí q uá cao sẽ làm c ho côn trùng kéo dài thời gian phát dục và dễ bị mắc bệnh.

* Nhiệt độ môi trường: côn trùng nói chung và các loại sâu mọt khác trong kho nói riêng là loại động vật biến nhiệt. Nhiệt độ cơ thể chúng thay đổi cùng với sự thay đổi của nhiệt độ môi trường xung quanh. Vì vậy, sự thay đổi nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng đến hoạt động sinh thái của chúng, thể hiện ở các mặt sau:

- Tốc độ phát dục nhanh hay chậm, quyết định thời kỳ hoạt động trong cả năm dài hay ngắn.

- Số đời phát sinh trong năm và mật độ từng loại sâu mọt khác nha u. - Ranh giới phân bố.

Quá trình sinh sản và mức độ ăn hại của nó phụ thuộc vào nhiệt độ bên ngoà i. Ở nhiệt độ thíc h hợp chúng sẽ phát triển mạnh và ăn hại nhiều, còn ở nhiệt độ không thíc h hợp thì sẽ có tác dụng ngược lại.

Mỗi loại côn trùng khác nha u yêu cầu một giới hạn nhiệt độ thích hợp khác nhau. Trong điều kiện nước ta, nhiệt độ thích hợp cho sâu mọt trong kho là 23 ÷ 35oC. Nếu nhiệt độ tăng lên đến 40oC hay thấp dưới 15oC thì hoạt động sinh sống của côn trùng sẽ bị tê liệt, một số loại sống nơi ẩn nấp không ăn uống, ngừng phát dục. Nếu nhiệt độ tăng lên 45 ÷ 48oC hoặc thấp hơn 8 ÷ 9oC thì một số khác bị tiêu diệt.

Bên cạnh những yếu tố trên, người ta còn thấy trong kho xuất hiện một và i loại côn trùng khác có tính chất ký sinh trên một số loài mọt. Đó là yếu tố sinh vật có ảnh hưởng đến sự phát triển của sâu mọt trong kho. Ngoài ra, các yếu tố khác như ánh sáng mặt trời, trạng thái cấu tạo bên ngoài của sản phẩ m, điều k iện kho tàng, kỹ thuật bảo quản… cũng có tác dụng điều tiết chi phối sự hoạt động của sâu kho.

Chương 4

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG SẢN pptx (Trang 41 - 44)