3.3 .Đ ÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP PHỔ BIẾN
3.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế
3.3.1.1.Giá cả và thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ hệ thống NLKH
a) Giá bán sản phẩm
Tổng hợp giá bán một số sản phẩm của mô hình nông lâm kết hợp chắnh tại tỉnh Quảng Ngãi được ghi trong bảng 3.8.
Bảng 3.8: Giá một số loại sản phẩm nông lâm kết hợp tại Quảng Ngãi
Loại sản phẩm
Đơn vị tắnh
Giá bán năm 2014 (VNĐ)
Tại chỗ Điểm thu mua
gần nhất Nhà máy
Keo lai Tấn 1.000.000 1.100.000 1.150.000
Keo tai
tượng Tấn 1.100.000 1.150.000 1.200.000
Sắn Kg 1.200- 1.400 1.500 1.800 - 1.850
(Nguồn: Số liệu điều tra 2015 tại Quảng Ngãi) Theo số liệu điều tra và kết quả khảo sát thực tế tại thị trường cho thấy giá một số loại sản phẩm nông lâm sản của mô hình NLKH phụ thuộc vào thời điểm thu hoạch và địa điểm giao dịch. Giá Keo lai khá ổn định dao động 1,1 - 1,15 triệu/tấn. Giá Sắn thường biến động lớn, tại thời điểm trước và sau
vụ thu hoạch chắnh 15-20 ngày thì giá cao hơn 20-25% so với thời điểm thu hoạch chắnh. Giá thu mua tại các hộ gia đình thấp hơn so với chợ phiên gần nhất ở khu vực 15%, so với chợ ở trung tâm huyện (thị trấn) thấp hơn 20- 25%. Phần lớn, Sắn được xuất khẩu sang Trung Quốc, năm 2014 thị trường Trung Quốc giảm nhập khẩu do đó giá Sắn bị ảnh hưởng mạnh đã giảm 30- 40% so với cùng thời điểm năm 2013.
Điều này cho thấy sản phẩm của người dân bị tư thương ép giá, chi phắ trung gian khá lớn từ nơi sản xuất đến thị trường tiêu thụ/nhà máy chế biến. Chắnh vì vậy, khâu sơ chế, bảo quản, bao tiêu sản phẩm cần được quan tâm hỗ trợ hơn để thúc đẩy sản xuất. Cơ sở hạ tầng giao thông cũng cần được quan tâm, đầu tư đúng mức để giảm chi phắ vận chuyển, tăng giá thành sản phẩm, đảm bảo quyền lợi cho người dân.
b). Thị trường tiêu thụ sản phẩm NLKH
Mô hình Sắn trồng xen Keo lai hoặc Keo tai tượng trong năm đầu là mô hình NLKH chắnh của tỉnh Quảng Ngãi. Với 2 loại sản phẩm của mô hình NLKH: (i) Keo lai/Keo tai tượng và (ii) Sắn tươi hoặc bột Sắn đã hình thành nên nhiều cơ sở thua mua, chế biến tại chỗ cũng như nhà máy chế biến và các công ty xuất khẩu thúc đẩy và mở rộng, đa dạng hóa thị trường tiêu thụ nông lâm sản trên địa bàn toàn tỉnh.
Gỗ Keo lai/Keo tai tượng: Hầu hết các hộ gia đình kinh doanh gỗ nhỏ bán nguyên liệu dăm là chủ yếu, chu kỳ kinh doanh 5-6 năm. Hiện toàn tỉnh có khoảng 21 nhà máy chế biến gỗ dăm xuất khẩu, nguyên liệu chỉ đáp ứng được 30% công suất của các nhà máy, sản phẩm gỗ dăm được xuất khẩu qua các cảng biển: Dung Quất, Sa Kỳ, Sa Cần, Bình Châu và Mỹ Á đến các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Kênh 1: Hộ trồng rừng -> Thu mua khai thác -> Cơ sở chế biến dăm Ờ> Xuất khẩu
Kênh 2: Hộ trồng rừng -> Thu mua khai thác -> Công ty Lâm nghiệp Ờ> Xuất khẩu
Kênh 3: Hộ trồng rừng -> Thu mua khai thác -> Cơ sở chế biến gỗ đồ gia dụng Ờ> Xuất khẩu
Kênh 4: Hộ trồng rừng -> Cơ sở chế biến dăm Ờ> Xuất khẩu hoặc thị trường nội địa.
Có thể tổng hợp kênh tiêu thụ sản phẩm theo hình 4.1. Kết quả điều tra phỏng vấn cho thấy, kênh tiêu thụ 1 và 2 chiếm tỉ trọng lớn nhất và chủ yếu (khoảng 30% mỗi kênh), chiếm tỉ trọng nhỏ nhất là kênh 3 (15%), điều này nói lên rằng, sản phẩm gỗ từ mô hình chủ yếu khai thác ở tuổi còn non (dưới 7 tuổi) nên gỗ thu được chỉ đủ điều kiện sản xuất nguyên liệu dăm, giấy. Số ắt gỗ đủ tuổi làm đồ gia dụng chủ yếu là từ các mô hình của công ty lâm nghiệp hoặc các hộ gia đình có điều kiện kinh tế khá giả. Kênh 4 (chiếm khoảng 25%), các sản phẩm theo kênh này thường xuất phát từ các mô hình có vị trắ thuận lợi cho khai thác, không đòi hỏi kỹ thuật khai thác cao và công vận chuyển lớn nên các hộ có thể chủ động khai thác mà không qua các thương lái thu mua khai thác, kênh này giúp người dân tận dụng được nhiều công lao động và tiết kiệm chi phắ khai thác vận chuyển.
Hình 3.5: Tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm qua các kênh khác nhau
Đối với Sắn: Với sản lượng hàng năm khoảng 375.000 tấn, Quảng Ngãi là 1 trong 13 tỉnh có nhà máy chế biến tinh bột có quy mô lớn nhất Việt Nam với công suất 130 tấn tinh bột/ngày. Sắn được thu hoạch sau đó bán cho các tư thương rồi chuyển về các nhà máy chế biến. Trên địa bàn có một số doanh nghiệp, nhà máy chế biến bột sắn như: (i) Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Quảng Ngãi (ii) Nhà máy sản xuất tinh bột Sắn Quảng Ngãi; (iii) Nhà máy Sắn Sơn Hải; (iv) Nhà máy Sắn Tịnh Phong; Năm 2014, UBND tỉnh Quảng Ngãi thỏa thuận với Tập đoàn Dầu khắ Việt Nam quy hoạch vùng nguyên liệu Sắn bền vững cho nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-ethonol Dung Quất tại 11 huyện (88 xã và thị trấn) với diện tắch 14.200 ha.
Thị trường sản phẩm của các huyện điều tra cũng khá phong phú, các cơ sở thu mua, chế biến được đặt vệ tinh ở khắp các vùng quê, cụ thể như:
* Huyện Trà Bồng: Là huyện miền núi do vậy gỗ được thu mua chuyển đến các nhà máy thuộc cụm Công nghiệp Sơn Hải, Sơn Thượng huyện Sơn Hà hoặc các xưởng chế biến gỗ tại địa phương. Sắn được các tư thương thu
mua rồi bán cho các nhà máy chế biến bột Sắn Sơn Hà (Sơn Hà) và Tịnh Phong (Sơn Tịnh).
* Huyện Tây Trà thuộc huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh, thị trường nông lâm sản phụ thuộc chủ yếu thương lái dưới huyện Sơn Tịnh và Sơn Hà thu mua sau đó chuyển đến các nhà máy chế biến gỗ dăm và bột sắn thuộc cụm Công nghiệp Sơn Hải, Sơn Thượng huyện Sơn Hà và huyện Sơn Tịnh.
* Huyện Sơn Tịnh: Là huyện được coi là Trung tâm thu mua, chế biến nông lâm sản của tỉnh với khu công nghiệp Tịnh Phong, cụm CN Tịnh Tây Ấn và điểm CN làng nghề Thị trấn Sơn Tịnh với nhiều cơ sở thu mua, chế biến gỗ nguyên liệu và sắn, chắnh vì vậy giá sản phẩm nông lâm sản thường cao hơn 20-30% so với các huyện khác.
* Huyện Nghĩa Hành: Sản phẩm gỗ được các tư thương khai thác và bán cho các nhà máy chế biến gỗ dăm ở khu Công nghiệp Đồng Dinh và khu công nghiệp núi đá Hai, xưởng mộc Hương Thảo.
3.3.1.2. Chi phắ và thu nhập của hệ thống NLKH chắnh tại 4 huyện điều tra
a). Năng suất, sản lượng của sản phẩm trong hệ thống NLKH chắnh
Mô hình Sắn trồng xen ở rừng trồng Keo lai/Keo tai tượng trong năm đầu khi rừng Keo chưa khép tán được đánh giá là mô hình NLKH phổ biến của tỉnh Quảng Ngãi. Số liệu về năng suất và sản lượng Sắn trong 3 năm từ năm 2012Ờ 2014 tại 4 huyện điều tra được tổng hợp trong bảng 3.8
Bảng 3.9: Năng suất, sản lượng Sắn tại các huyê ̣n điều tra ta ̣i tỉnh Quảng Ngãi
Huyện
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Trung bình
Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Sơn Tịnh 280 65.520 280 65.800 282 66.270 280,7 65.863 Nghĩa Hành 192,8 15.098 194,2 17.111 193,5 18.044 193,5 16.751 Trà Bồng 157,4 19.583 157,8 21.178 157,8 21.621 157,7 20.794 Tây Trà 94 9.870 94,2 9.985 94,4 9.960 94,2 9.938 Toàn tỉnh 170,5 367.278 181,9 391.090 183,4 375.696 178,6 378.021
(Nguồ n: Cục thống kê tỉnh Quảng Ngãi, 2015)
Kết quả bảng 3.8 cho thấy số liệu thống kế trong 3 năm 2012-2014, năng suất Sắn trung bình toàn tỉnh đạt 178,6 tạ/ha với sản lượng 378.021 tấn. Năng suất trung bình có tăng lên hàng năm, từ 170,5 tạ/ha (2012) lên 183,4 tạ/ha (2014). Điều này cho thấy người dân đã có sự thay đổi về nhận thức khi áp dụng kỹ thuật cũng như lựa chọn giống Sắn có năng suất cao khi gây trồng. Trong 4 huyện điều tra, Sơn Tịnh là huyện có năng suất Sắn cao nhất đạt 280,7 tạ/ha với sản lượng 65.863 tấn (17,4%), thấp nhất là huyện Tây Trà, năng suất chỉ đạt 94,2 tạ/ha với sản lượng tương ứng là 9.938 tấn (chiếm 2,6% sản lượng toàn tỉnh). Với sản lượng Sắn trung bình hàng năm cung cấp ra thị trường khoảng 378.021 tấn thì đây là nguồn thu không nhỏ của người dân Quảng Ngãi khi kết hợp trồng xen Sắn với Keo lai.
b). Hiệu quả kinh tế của mô hình NLKH phổ biến tại Quảng Ngãi
Kết quả tắnh toán hiệu quả kinh tế trung bình của một số mô hình nông lâm kết hợp chắnh ở Quảng Ngãi được tổng hợp tại bảng 3.9.
Bảng 3.10: Tổng hợp kết quả tắnh hiệu quả kinh tế của một số mô hình NLKH Mô hình Chu kỳ kinh doanh (năm) r (%) NPV (triệu đồng) BCR IRR (%) Thời gian thu hồi vốn (năm) Keo lai + Sắn 5 7,8 29,490 1,60 30,78 0,84
Keo lai thuần 5 7,8 25,733 1,88 21,52 1,16
Keo tai tượng + Sắn 5 7,8 22,366 1,45 24,95 1,01
Keo tai tượng thuần 5 7,8 18,609 1,63 16,34 1,49
Từ kết quả bảng 3.10 cho thấy, với chu kỳ kinh doanh cây lâm nghiệp (Keo lai và Keo tai tượng) là chu kỳ ngắn 5 năm, lãi suất vay ngân hàng 7,8%/năm thì lợi nhuận ròng của mô hình: (i) Sắn trồng xen Keo lai cao nhất đạt 29,49 triệu đồng/ha; (ii) Keo lai trồng thuần là 25,733 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, trong kinh doanh, IRR và thời gian thu hồi vốn là những yếu tố quan trọng nhất, thể hiện hiệu quả của việc đầu tư, do vậy so sánh giữa các mô hình cho thấy mô hình Keo lai xen Sắn trồng có IRR cao nhất (30,78%) và thời gian thu hồi vốn ngắn nhất (0,84 năm), sau đó tới mô hình Keo tai tượng xen IRR (24,95%) và thời gian thu hồi vốn (1,01 năm). Các chỉ số trên cho thấy hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng sắn xen với cây Keo lai/Keo tai tượng tương đối cao.
Kết quả đánh giá trên dựa trên số liệu điều tra thực tế và trong điều kiện mô hình không áp dụng giống mới và biện pháp kỹ thuật thâm canh. Trồng Sắn xen Keo trong 1 năm đầu khi rừng chưa khép tán giúp hạn chế cỏ dại xâm lấn, hạn chế xói mòn rửa trôi, góp phần thúc đẩy cây trồng sinh trường tốt hơn đồng thời hàng năm có thu nhập khá lớn từ thu hoạch cây trồng xen Sắn đem lại, giải quyết nhu cầu trước mắt và rút ngắn thời gian thu hồi vốn đầu tư.