.Hiệu quả môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình nông lâm kết hợp phổ biến tại tỉnh quảng ngãi (Trang 83)

3.3 .Đ ÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP PHỔ BIẾN

3.3.3 .Hiệu quả môi trường

Trong những năm gần đây, vấn đề chi trả dịch vụ mô trường trong hấp thụ CO2 của cây rừng đã được quan tâm nghiên cứu, đánh giá sâu nhằm tạo cơ sở cho các nước đang phát triển nhận được sự hỗ trợ từ các chương trình liên quan tới thương mại hóa các bon của các nước phát triển nhằm giảm thiểu mất rừng, bảo vệ môi trường. Trong khi đó, mô hình NLKH là một phương thức hài hòa giữa lợi ắch kinh tể sử dụng đất với lợi ắch môi trường thì việc đánh giá khả năng hấp thụ CO2 của mô hình là yếu tố không thể thiếu khi đánh giá hiệu quả của một mô hình NLKH. Do giới hạn của luận văn nên đề tài chỉ ước tắnh cho loài cây trồng chắnh trong mô hình là Keo tai tượng và Keo lai.

Nhằm nhất quán giữa các yếu tố hiệu quả kinh tế và môi trường, đề tài tập trung ước tắnh khả năng hấp thụ CO2 của mô hình NLKH cho loài cây trồng chắnh là Keo lai/Keo tai tượng ở tuổi thứ 5 tại khu vực nghiên cứu.

Kết quả ước tắnh được khả năng hấp thụ CO2 của loài cây trồng chắnh trong mô hình như sau:

Sinh khối 1 ha mô hình Keo lai = 80 tấn (khối lượng gỗ tươi đem bán) x 46,6%/46%

Sinh khối 1 ha mô hình Keo tai tượng = 70 tấn (khối lượng gỗ tươi đem bán) x 58%/57%

Lượng cacbon hấp thụ bởi rừng trồng được quy đổi từ sinh khối rừng theo hệ số 0,5 (IPCC, 2003) và qui đổi sang CO2.

CO2 hấp thụ bởi rừng trồng Keo lai = 80x46,6%/46%x0,5x44/12=149 tấn CO2

CO2 hấp thụ bởi rừng trồng Keo tai tượng = 70x58%/57%*0,5*44/12 = 130 tấn CO2

Như vậy, tại tuổi thứ 5, trung bình 1 ha Keo lai trong mô hình NLKH hấp thụ được khoảng 149 tấn CO2, cao hơn Keo tai tượng (130 tấn).

3.3.4. Hiệu quả tổng hợp

Kết quả tắnh toán hiệu quả tổng hợp được thể hiện trong bảng 3.12:

Bảng 3.2: Hiệu quả tổng hợp của mô hình NLKH phổ biến tại Quảng Ngãi

STT Chỉ tiêu Giá trị

lớn nhất

Mô hình

Keo lai xen Sắn

Keo tai tượng xen

Sắn

1 Hiệu quả kinh tế (IRR%) 30,78 30,78 24,95 2 Hiệu quả xã hội (điểm) 65,38 62,63 65,38

3 Hiệu quả môi trường (tấn CO2)

149 149 130

4 Ect 1 0,986 0,894

Sử dụng hiệu quả tối ưu (giá trị lớn nhất) cho các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trường mà các mô hình đạt được để tắnh toán. Kết quả cho thấy hiệu quả tổng hợp của cả 2 mô hình đều tiệm cận 1 có nghĩa là cả 2 mô hình đều có hiệu quả canh tác cao, trong đó mô hình Keo lai xen Sắn có lợi hiệu quả tổng hợp cao hơn mô hình Keo tai tượng xen sắn.

3.4. Đề xuất một số giải pháp phát triển và nhân rộng mô hình NLKH bền vững bền vững

Căn cứ vào kết quả điều tra, phân tắch và đánh giá cho thấy, để phát triển và nhân rộng mô hình NLKH có hiệu quả cao và bền vững, cần có các giải pháp sau:

3.4.1. Giải pháp về kỹ thuật

Hiện nay, các mô hình đang áp dụng các kỹ thuật truyền thống, bản địa là chủ yếu, chưa áp dụng các kỹ thuật mới từ khâu xây dựng, chăm sóc,... khai

thác, sơ chế... nên chưa đạt được hiệu quả tối đa. Việc đầu tư vào mô hình cũng còn hạn chế do vậy cần cải tiến các mô hình nông lâm kết hợp hiện có để đạt hiệu quả cao hơn cụ thể như sau:

- Giảm mật độ trồng cây trồng chắnh xuống khoảng 1600- 2.000 cây/ha đối với mô hình cung cấp nguyên liệu giấy, gỗ băm dăm, Sắn cao sản khoảng 5.000-7.000 gốc/ha.

- Ưu tiên phát triển cây trồng chắnh trong mô hình theo hướng cung cấp gỗ lớn với kỹ thuật chăm sóc, mật độ trồng chỉ nên khoảng 1100-1300 cây, chu kỳ kinh doanh từ 10-12 năm.

- Sử dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh cao như bón phân đúng liều lượng theo từng giai đoạn (bón lót, bón thúc,...) để đạt hiệu quả tối đa.

- Kiểm soát nguồn giống cây trồng chắnh, trồng những giống có nguồn gốc rõ ràng, nhất là những giống quốc gia đã được công nhận, đảm bảo về phẩm chất và năng suất, sản lượng. Đối với vùng nghiên cứu nên sử dụng các giống Keo lai BV32, BV16, AH7, giống Keo tai tượng xuất xứ Pongaki và Oriomo. Giống cây trồng xen ưu tiên sử dụng giống Sắn TC1, KM 419. Đây là những giống cây sinh trưởng mạnh, năng suất cao, có khả năng chịu hạn, chống chịu sâu bệnh tốt

- Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm thông qua hình thức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho nhân dân, lý thuyết kết hợp thực hành. Khuyến khắch xây dựng các mô hình điểm để người dân có cơ hội học tập, trao đổi kinh nghiệm.

3.4.2. Giải pháp về thị trường

Thị trường phát triển không đồng đều giữa các huyện miền núi và các huyện đồng bằng, đây cũng là trở ngại và khó khăn lớn đối với người nông dân trong việc phát triển sản xuất hàng hóa các mặt hàng nông lâm sản, phần lớn các sản phẩm đều được tiêu thu gián tiếp, qua nhiều khâu trung gian nên

chi phắ trung gian cao dẫn tới giá thành sản phẩm thấp, do vậy trước mắt địa phương cần:

- Thiết lập kênh phân phối sản phẩm trực tiếp, giảm bớt các khâu trung gian, tăng cường và phát triển các mạng lưới kênh tiêu thụ sản phẩm.

- Xây dựng các cơ sở chế biến, bảo quản nông lâm sản tại địa phương. - Tạo sự ổn định và bền vững cho đầu ra sản phẩm bằng các hình thức cam kết hoặc hợp đồng giữa hai bên cung và cầu.

-Đối với sản phẩm xuất khẩu cần đẩy mạnh khâu xúc tiến thương mại, hình thành các mạng lưới phân phối và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông... phục vụ nhu cầu của nhân dân, giảm chi phắ vận chuyển, tăng giá thành sản phẩm.

3.4.3. Giải pháp về cơ chế quản lý và chắnh sách

3.4.3.1. Cơ chế quản lý nông lâm nghiệp:

 Phát triển nguồn nhân lực thông qua đào tạo và chuyển giao khoa học công nghệ:

- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ chuyên trách về nông nghiệp và lâm nghiệp, đảm bảo hài hòa các hoạt động và lợi ắch giữa các bên, tránh chồng chéo chức năng nhiệm vụ trong công tác quản lý cấp cơ sở.

 Chắnh sách về vốn:

- Huy động, thu hút nguồn vốn từ các chương trình, dự án phát triển nông lâm nghiệp tại địa phương.

- Giảm lãi xuất vay, thục tục vay cần đơn giản, có thể thay thế hình thức thế chấp bằng hình thức cam kết thông qua các hội như hội phụ nữ, hội nông dân, hoặc các nhóm hộ.

- Cần tổ chức, tư vấn và hướng dẫn người dân cách thức quản lý vốn hiệu quả bằng các phương án sản xuất cụ thể, định hướng phù hợp với điều kiện của nông hộ và địa phương.

- Cần xây dựng chắnh sách ưu đãi vay vốn cho sản xuất nông lâm nghiệp với lãi suất thấp, thời gian dài.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ các kết quả thu được của các nội dung nghiên cứu, có thể rút ra được một số kết luận chắnh như sau:

(1) Về xác định các MH NLKH phổ biến:

- Đã thống kê được diện tắch mô hình NLKH Keo lai/Keo tai tượng xen cây nông nghiệp tại Quảng Ngãi hiên tại là 14.609,6 ha, trong đó chủ yếu là Keo lai/Keo tai tượng trồng xen Sắn cao sản, còn lại là diện tắch trồng xen Dứa, Khoai lang, Ngô.

- Đến năm 2014 mô hình Keo lai/Keo tai tượng xen Sắn là mô hình phổ biến nhất tại tỉnh Quảng Ngãi với diện tắch 13.879,1ha, tập trung tại các huyện Nghĩa Hành (564,9 ha), Sơn Tịnh (114,1 ha), Tây Trà (116,5 ha) và Trà Bồng (1.599,8 ha).

(2) Đặc điểm các mô hình NLKH phổ biến:

- Phần lớn các mô hình đều được xây dựng trên đất tương đối bằng phẳng (Nghĩa Hành, Sơn Tịnh) và đồi núi thấp, độ dốc nhỏ (Trà Bồng, Sơn Tịnh). Cây Keo lai, Keo tai tượng xen Sắn với mật độ Keo từ 2.000 - 5.000 cây/ha. Sắn, trồng khoảng 5.000-15.000 hố/ha. Sắn trồng xen trong 1-2 năm đầu lúc Keo chưa khép tán.

- Nhìn chung, một số mô hình trồng dày, mật độ chưa hợp lý gây nên sự cạnh tranh không gian dinh dưỡng giữa các thành phần trong mô hình. Cây giống phần lớn chưa đạt chất lượng tốt nhất do chưa qua khẩu kiểm tra giống. - Trong quá trình canh tác không áp các biện pháp kỹ thuật thâm canh nào trong mô hình nông lâm kết hợp (Cuốc hố, bón phân, trồng theo quy trình hay hướng dẫn kỹ thuật). Khai rừng chủ yếu ở tuổi 5, chưa phát huy hết tiềm năng sinh trưởng của cây.

(3) Đánh giá hiệu quả của các MH NLKH phổ biến

a) Hiệu quả kinh tế

- Chu kỳ kinh doanh cây trồng chắnh (Keo lai và Keo tai tượng) là chu kỳ ngắn 5 năm với lãi suất vay ngân hàng 7,8%/năm cho lợi nhuận ròng của mô hình: (i) Sắn trồng xen Keo lai là 29,49 triệu/ha, IRR 30,78%, tời gian thu hồi vốn ngắn nhất. mô hình Keo tai tượng xen IRR (24,95) và thời gian thu hồi vốn (1,01 năm). Các chỉ số trên cho thấy hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng sắn xen với cây Keo lai/Keo tai tượng tương đối cao.

b) Hiệu quả xã hội

- Hiệu quả xã hội của mô hình canh tác NLKH Keo tai tượng trồng xen với sắn cao sản đứng thứ nhất, sau đó là mô hình Keo lai trồng xen với sắn cao sản và cuối cùng là mô hình trồng thuần loại Keo lai/Keo tai tượng.

- Số điểm trung bình tổng hợp các yếu tố xã hội cho mô hình NLKH Keo lai/Keo tai tượng xen Sắn cao sản của huyện Trà Bồng cũng đạt cao nhất, hoàn toàn phù hợp với kết quả điều tra cho thấy huyện này cũng có diện tắch mô hình lớn nhất. Các huyện còn lại là Tây Trà và Sơn Tịnh có điểm số không chênh lệch nhau nhiều, huyện Nghĩa Hành có số điểm trung bình cho mô hình NLKH phổ biến cao hơn hai huyện nói trên.

c) Hiệu quả môi trường

- Không có điều kiện tắnh toán ước lượng CO2 cho cây nông nghiệp mà chỉ ước tắnh cho cây trồng chắnh. Kết quả ước tắnh khả năng hấp thụ CO2 của mô hình NLKH cho loài cây trồng chắnh là Keo lai ở tuổi thứ 5 trung bình khoảng 149 tấn/ha, Keo tai tượng khoảng 130 tấn/ha.

d) Hiệu quả tổng hợp

Hiệu quả tổng hợp của mô hình Keo lai xen Sắn (ETC = 0,986) và Keo tai tượng xen sắn (ETC = 0,894) xấp xỉ bằng 1 nên cả 2 mô hình đều có hiệu quả canh tác cao, trong đó mô hình Keo lai xen Sắn cao hơn mô hình còn lại.

2. Tồn tại

Do quá trình thực hiện luận văn trong thời gian ngắn, các kết quả điều tra, đánh giá chỉ được thực hiện vào năm đầu của chu kỳ kinh doanh 5 năm nên các chỉ tiêu đánh giá về kinh tế, môi trường còn ở mức dự đoán trong tương lai, hiệu quả xã hội chỉ mang tắnh định tắnh, chưa nghiên cứu sâu.

- Chưa có điều kiện đánh giá khả năng bảo vệ chống xói mòn đất, tăng độ che phủ của các loài cây trong mô hình.

3. Kiến nghi ̣

Xuất phát từ những vấn đề còn khó khăn trong quá trình nghiên cứu và ổn định sinh kế của người dân, tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau:

- Có thể sử dụng những kết luận của Đề tài này vào thực tiễn nhằm nhân rộng các MH có hiệu quả nhất và bền vững nhất cho các địa phương khác của Quảng Ngãi có điều kiện tự nhiên tương tự như 4 huyện đã nghiên cứu

- Cần có thời gian nghiên cứu dài hơn mới có thể theo dõi được diễn biến về mặt sinh thái môi trường một cách toàn diện và biến động hiệu quả kinh tế của các thành phần trong MH NLKH để đưa ra được những giải pháp sát thực hơn.

- Đối với việc đánh giá hiệu quả kinh tế cần có những nghiên cứu về chỉ tiêu hiệu quả kinh tế theo vốn đầu tư ban đầu khi xây dựng mô hình.

- Cần nghiên cứu sâu hơn về hiệu quả xã hội làm cơ sở đưa ra những giải pháp phù hợp với điều kiện nhân văn cũng như truyền thống canh tác của người dân tại khu vực nghiên cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng Việt

1. Đậu Quốc Anh (2000), Sổ tay lưu giữ kiến thức bản địa, NXB Nông nghiệp, Hà Nội

2. Lê Thị Tuyết Anh (2009), Đề xuất một số giải pháp chuyển hóa nương rẫy thành rừng nông lâm kết hợp tại vùng hồ xã Chiềng Lao, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Luận văn Thạc sĩ khoa học lâm nghiệp. Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.

3. Hà Thị Thanh Bình (2002), Trồng trọt đại cương, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội

4. Nguyễn Ngọc Bình (1987), Lâm nghiệp phục vụ cho phát triển nông thôn, vai trò quan trọng của NLKH trong sử dụng đất ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp

5. Nguyễn Ngọc Bình, Phạm Đức Tuấn (2005), Kỹ thuật canh tác nông lâm kết hợp ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

6. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2006), Cẩm nang ngành Lâm nghiệp: Chương sản xuất nông lâm kết hợp ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Ninh Văn Chương (2012), Đánh giá một số mô hình sử dụng đất tại xã Đạ KỖnàng, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, Luận văn Thạc sĩ khoa học lâm nghiệp. Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.

8. Nguyễn Thị Chung (2014), Đánh giá mô hình nông lâm kết hợp chủ đạo phục vụ cho phát triển nông thôn mới tại Thanh Hóa. Luận văn Thạc sĩ khoa học lâm nghiệp. Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.

9. Lê Thạc Cán, Nguyễn Quang Mỹ (1982), Quan sát xói mòn đất ở Việt Nam, Báo cáo khoa học.

10. Nguyễn Văn Chiển (1987), Tài nguyên các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà nội.

11. Cục Khuyến nông Ờ khuyến lâm (1996), Công nghệ canh tác nông lâm kết hợp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà nội.

12. Cục khuyến nông và khuyến lâm (1998), Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia (PRA) trong hoạt động khuyến nông khuyến lâm, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Cục Khuyến nông Ờ khuyến lâm (2002), Những điều nông dân miền núi cần biết (tập 1,2), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà nội.

14. Chương trình nghiên cứu Việt Nam Ờ Hà Lan (2003), Cơ sở lý thuyết và thực tiến phát triển nông thôn bền vững, Nhà xuất bản NN,Hà Nội. 15. Đinh Văn Cự (1995), Hệ thống cây trồng trung du, miền núi và đất cạn

đồng bằng, Chương trình KN 01- Phát tiển cây lương thực và cây thực phẩm, Viện cây lương thực và cây thực phẩm, Hà nội.

16. Đường Hồng Dật (2006), Phương pháp xây dựng mô hình và điều kiện thành công của mô hình, Hà nội.

17. Nguyễn Đậu (1991), Xây dựng hệ thống canh tác hợp lý cho vùng trung du, miền núi phắa Bắc Việt nam, Huế.

18. Phạm Văn Điển, Phạm Xuân Hoàn, Phạm Thị Tú (2004), Kỹ thuật chuyển hóa nương rẫy thành rừng nông Ờ lâm kết hợp. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

19. Nguyễn Anh Đức (2012), Nghiên cứu kết cấu và hiệu quả của một số loại hình canh tác ở huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Luận văn Thạc sĩ khoa học lâm nghiệp. Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.

20. Trần Đức (1998), Mô hình kinh tế trang trại ở vùng đồi núi, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội

21. FAO, (1994), Nông nghiệp và an toàn lương thực, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội

22. TP Tomich, DE Thomas và M Van Noordwijk, Dự án đã nghiên cứu chắnh sách cho các hệ thống phát triển bền vững ở vùng cao tại Đông Nam Á. Tờ tin NLKH ngày nay, số 1, quý I Ờ 2009, trang 40-43. 23. Võ Đại Hải (2008), Nghiên cứu khả năng hấp thụ các bon của một số loại

rừng trồng chủ yếu tại Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội 24. Vũ Công Hậu (1996), Trồng cây ăn quả ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp,

TP Hồ Chắ Minh

25. Nguyễn Thị Hằng (2014), Đánh giá mô hình nông lâm kết hợp chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình nông lâm kết hợp phổ biến tại tỉnh quảng ngãi (Trang 83)