Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình nông lâm kết hợp phổ biến tại tỉnh quảng ngãi (Trang 69 - 73)

Với lợi thế về vị trắ địa lý giáp ranh với Quảng Nam, Bình Định và Kon Tum, có cả rừng và biển, Quảng Ngãi có diện tắch 5.198km2, đã tạo cho

Quảng Ngãi giao lưu dễ dàng với vùng kinh tế, có rất nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xă hội nói chung và ngành nông lâm nghiệp nói riêng.

Đất đai, điều kiện khắ hậu phù hợp với nhiều loại cây trồng, tạo nên sự đa dạng và phong phú trong canh tác nông lâm nghiệp.Quảng Ngãi có hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện, nhất là hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp với các con song lớn và các hồ chứa nước quanh năm. Hệ thống giao thông phát triển tạo cơ hội cho đầu ra của các phẩm được đưa đi tiêu thụ không chỉ trong địa bàn tỉnh mà còn ở các tỉnh lân cận.

Sản xuất nông lâm, thủy sản phát triển cả về quy mô, sản lượng theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn sản xuất với chế biến và thị trường. Hoạt động thương mại, dịch vụ đã thu hút sự quan tâm của tất cả các thành phần kinh tế, phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng.

Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ngãi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, đã trở thành tâm điểm về phát triển công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm duyên hải miền Trung và hành lang kinh tế Đông Tây. Hiện nay tỉnh đang được nhà nước quan tâm đầu tư vơi chủ trương xây dựng thành một trong những vùng phát triển năng động của cả nuớc, đảm bảo vai trò hạt nhân tăng trưởng và thúc đẩy phát triển khu vực miền Trung và Tây Nguyên sẽ là cơ sở cho sự phát triển nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

3.2.2. Yếu tố kinh tế, xã hội, chắnh sách

Các yếu tố này do chủ trương của nhà quản lý đưa ra như các chắnh sách, luậtẦTrong đó có thể kể đên hoạt động thực hiện theo hình thức liên danh, liên kết giữa hộ gia đình và Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp. Công ty hỗ trợ 100% cây giống và phân bón trong cả chu kỳ trồng rừng là 7 năm và hỗ nhận khoán bỏ công chăm sóc và bảo vệ mô hình. Sản phẩm hưởng lợi: Công ty 50%, hộ nhận khoán 45% và 5 % trắch nộp cho quỹ của UBND xãẦ. Mô hình này rất thuận lợi cho những người dân không có đất rừng nhưng muốn

tham gia xây dựng mô hình thì các công ty vẫn tạo điều kiện để họ được canh tác cây ngắn xen dưới tán cây dài ngày.

Chắnh sách hỗ trợ và phối hợp liên kết sản xuất bền vững và bao tiêu sản phẩm giữa các nhà máy chế biến Sắn và các hộ nông dân ngày càng phổ biến, đây là hình thức giúp người dân yên tâm đầu tư sản suất, đảm bảo duy trì và nhân rộng cũng như phát triển bền vững mô hình.

Trong thời gian vừa qua, ngoài các chắnh sách chung của Nhà nước, tỉnh Quảng Ngãi đã đưa ra những chắnh sách phù hợp nhằm định hướng phát triển nông lâm nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy các doanh nghiệp chế biến nông lâm nghiệp, xây dựng các đề án để phát triển nông lâm nghiệp nói chung và hệ thống canh tác NLKH nói riêng trên địa bàn. Ủy ban tỉnh chỉ đạo các sở ban ngành, các huyện để xây dựng danh mục các dự án kêu gọi, khuyến khắch đầu tư vào nông nghiệp nông thôn. Nông lâm nghiệp đã và đang tiếp tục khẳng định vị trắ của mình trong cơ cấu kinh tế của Quảng Ngãi với vai trò là ngành sản xuất mang lại nguồn thu nhập chắnh cho hơn 50% dân cư của tỉnh. Sự phát triển của hệ thống NLKH ở Quảng Ngãi không chỉ quan trọng ở góc độ kinh tế mà còn là nhân tố tắch cực góp phần ổn định đời sống xã hội của một tỉnh dựa vào nông lâm nghiệp là chắnh.

Nhìn chung với các đặc điểm kinh tế, xã hội và các chắnh sách của nhà nước đã có ảnh hưởng tắch cực đến việc xây dựng và phát triển các hệ thống NLKH Keo xen cây nông nghiệp trên địa bàn tỉnh nói chung và các huyện điều tra nói riêng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh ngày càng tăng kết hợp với các điều kiện về y tế, giáo dục ngày càng được cải thiện và kinh nghiệm canh tác nông lâm nghiệp qua thời gian dài cũng như sự tiếp cận với các nguồn thông tin về khoa học, kỹ thuật và các nguồn vốn của Nhà nước được thuận lợi nên đã tạo điều kiện cho các mô hình NLKH trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển hơn.

Tuy nhiên, mô hình NLKH phổ biến tại tỉnh Quảng Ngãi còn gặp những rào cản dẫn tới chưa phát huy hết tiềm năng, tiềm lực phát triển mô hình của tỉnh như:

Cơ chế chắnh sách: thủ tục vay vốn còn nhiều phức tạp, vay vốn phải thế chấp Giấy đăng ký quyền sử dụng đất, trong khi đó người dân không có, tiến độ giải ngân chưa phù hợp với các hoạt động triển khai thực hiện các nội dung của mô hình NLKH.

Không tiếp cận giống mới: Cây trồng trong mô hình NLKH chủ yếu là không được kiểm soát, giống kém chất lượng, năng suất thấp, trong khi đó giống tiến bộ kỹ thuật, giống Quốc gia người dân gần như không được tiếp cận.

Ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn thiếu, người dân xây dựng mô hình mang tắnh chất tự phát là chủ yếu, không được tập huấn tham quan những mô hình NLKH có hiệu quả kinh tế cao. Tại địa phương không có nhiều mô hình trình diễn để làm thay đổi nhận thức của người dân về kinh doanh bền vững mô hình NLKH.

Chưa có sự liên kết giữa doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm với hộ gia đình: Mặc dù, một số địa phương có sự phối hợp giữa doanh nghiệp và hộ gia đình về hỗ trợ cây giống, phân bón, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm sau thu hoạch song người dân vẫn bán sản phẩm cho doanh nghiệp khác khi giá cao hoặc doanh nghiệp gây khó dễ cho nông dân khi sản phẩm đang trong chắnh vụ thu hoạch.

Cơ sở hạ tầng, giao thông: Giá cả thị trường hưởng rất lớn bởi quãng đường vận chuyển từ hiện trường sản xuất đến nhà máy, chắ phắ vận chuyển chiếm 30% giá trị hàng hóa, điều này dẫn đến những vùng sâu, xa đi lại khó khăn gần như sản phẩm nông lâm nghiệp phục vụ nhu cầu tự cung tự cấp chưa trở thành hàng hóa.

Công nghệ chế biến, sơ chế bảo quản sản phẩm thu hoạch lạc hậu: Hầu hết các sản phẩm của mô hình nông lâm kết hợp chiếm hàm lượng tinh bột cao do đó rất nhanh mất phẩm chất nếu không áp dụng công chế sơ chế, bảo quản. Các nhà máy thường ở vùng Trung tâm, các vùng sâu, vùng xa chưa có lò sấy, hoặc kho bảo quản tạm thời dẫn đến giá trị của sản phẩm phụ thuộc phần lớn tư thương.

3.3. Đánh giá hiệu quả của mô hình nông lâm kết hợp phổ biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình nông lâm kết hợp phổ biến tại tỉnh quảng ngãi (Trang 69 - 73)