.Hiệu quả xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình nông lâm kết hợp phổ biến tại tỉnh quảng ngãi (Trang 79 - 83)

3.3 .Đ ÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP PHỔ BIẾN

3.3.2 .Hiệu quả xã hội

Việc đánh giá hiệu quả xã hội về nguyên tắc như đã nêu tại phần phương pháp nghiên cứu. Tuy nhiên, để tiện cho việc so sánh và đơn giản hóa

nhưng vẫn giữ được tắnh nhất quán trong quá trình phân tắch hiệu quả xã hội của các mô hình thì những tiêu chắ sau đây được lựa chọn:

Hiệu quả xã hội của các MH NLKH phản ánh sự chấp nhận của người dân đối với các mô hình đó. Một MH NLKH được người dân chấp nhận phụ thuộc vào khả năng đầu tư vốn của hộ gia đình, hiệu quả giải quyết việc làm, khả năng lan rộng của mô hình, khả năng phát triển sản xuất hàng hóa, và để đánh giá hiệu quả xã hội của các MH NLKH chủ đạo đã điều tra ta dựa vào các chỉ tiêu như mức độ đầu tư (CPV), số công lao động, Ầ Nhưng khi đánh giá lựa chọn MH NLKH nào đó cũng như lựa chọn MH NLKH chủ đạo không chỉ căn cứ vào ý muốn chủ quan mà cần phải đánh giá MH NLKH đó qua sự chấp nhận của người dân.

Bảng 3.1: Tổng hợp hiệu quả xã hội của các mô hình NLKH

Chỉ tiêu Keo tai tượng/Keo lai trồng thuần (điểm) Keo tai tượng trồng xen Sắn (điểm) Keo lai trồng xen Sắn điểm)

Đáp ứng nhiều nhu cầu của nông hộ 6,69 8,22 7,63

Giải quyết nhiều việc làm 7,28 8,41 7,28

Khả năng phát triển hàng hóa cao 7,34 8,47 7,97

Khả năng đầu tư của chủ hộ (dễ đầu tư,

đầu tư thấp) 6,31 7,97 8,25

Phù hợp với phong tục tập quán, kinh

nghiệm canh tác của nông hộ 7,59 7,94 7,78

Tỉ lệ hộ dân trong huyện áp dụng 6,44 8,06 7,94

Mức độ chấp nhận của người dân 6,53 8,22 8,00

Khả năng lan rộng 6,53 8,09 7,78

Tổng điểm 54,72 65,38 62,63

Kết quả điều tra phỏng vấn cho thấy, hiệu quả xã hội của hình thức canh tác NLKH Keo tai tượng trồng xen với sắn cao sản đứng thứ nhất, sau đó là mô hình Keo lai trồng xen với sắn cao sản và cuối cùng là mô hình trồng thuần loại Keo lai/Keo tai tượng, điều này thể hiện truyền thống canh tác gắn với cây Keo tai tượng từ nhiều năm nay. Trong các chỉ tiêu trên thì chỉ tiêu về khả năng phát triển hàng hóa cao của các sản phẩm từ mô hình đạt điểm cao nhất, kết quả đó cũng hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tế tại tỉnh Quảng Ngãi, với đầu ra sản phẩm cây Keo lai/Keo tai tượng và sắn cao sản tương đối thuận lợi và phong phú, không chỉ đơn thuần là một nguồn từ gỗ đối với cây lâm nghiệp. Mô hình Keo thuần chỉ cho nguồn sản phẩm là củi và sản lượng gỗ, nhưng với MH NLKH Keo tai tượng/Keo lai + Sắn thì sản phẩm đầu ra bao gồm cả nguồn thu từ cây Sắn cung cấp cho thị trường nguồn lương thực phục vụ chăn nuôi và cũng là phương thức trao đổi từ dạng hàng hóa này sang dạng hàng hóa khác cụ thể là những hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người dân. Sự kết hợp hài hòa giữa cây ngắn ngày và cây dài ngày càng được khẳng định khi so sánh khả năng nhân rộng mô hình NLKH có số điểm cao hơn hẳng so với mô hình trồng thuần vì vậy khả năng phát triển và lan rộng của các MH NLKH tại địa phương là rất cao. Chắnh bản thân người dân cũng nhận biết được điều này rất rõ, khi họ nhìn thấy những lợi ắch mà họ có được. Chỉ tiêu giải quyết việc làm là một trong những chỉ tiêu đạt điểm cao nhất và cũng là điểm số của mô hình NLKH, tuy nhiên số công chủ yếu đầu tư tập trung chủ yếu vào cây Keo lai/Keo tại tượng thông qua các hoạt động trồng, chăm sóc, bảo vệ. Đối với cây sắn thì đầu tư công lao động không nhiều, chủ yếu công trồng và thu hoạch sắn. Nguồn lao động ở đây không chỉ tận dụng lao động theo mùa vụ mà còn tận dụng được cả thời gian nông nhàn, do công việc chăm sóc mô hình mang tắnh chủ động cao, tận dụng thời gian hợp lý và nhất là những công việc nhẹ nhàng cho lao động nữ như xới cỏ, vun gốc.

Mức chấp nhận của người dân đối với mô hình NLKH cũng cao hơn hẳn so với mô hình thuần loài vì nó không chỉ phù hợp với tập quán canh tác của địa phương mà còn giúp tận dụng tối đa khả năng sản xuất của đất trên đơn vị diện tắch, tạo nguồn thu ổn định trong năm đầu, lấy ngắn nuôi dài nâng cao đời sống vật chất cho người lao động, còn về mặt xã hội từ đó giúp người dân tăng cường mối quan hệ cộng đồng, thúc đẩy phát triển văn hóa, cải thiện đời sống cho người dân.Vì vậy, các MH NLKH được đánh giá cao hơn so với các mô hình trồng rừng thuần loài.

Ngoài ra, so sánh kết quả điểm phỏng vấn trung bình của các huyện với kết quả điều tra thống kê diện tắch mô hình phân bố tại các huyện cũng cho thấy số điểm trung bình tổng hợp các yếu tố cho mô hình NLKH Keo lai/Keo tai tượng xen Sắn cao sản của huyện Trà Bồng cũng đạt cao nhất, hoàn toàn phù hợp với kết quả điều tra cho thấy huyện này cũng có diện tắch mô hình lớn nhất. Các huyện còn lại là Tây Trà và Sơn Tịnh có điểm số không chênh lệch nhau nhiều, huyện Nghĩa Hành có số điểm trung bình cho mô hình NLKH phổ biến cao hơn hai huyện nói trên.

Nhìn chung, xét ở mọi khắa cạnh và đánh giá khách quan từ kết quả điểm từ các yếu tố thì mô hình NKKH vẫn là mô hình hội tụ đầy đủ các yếu tố có tác động tắch cực tới xã hội nhất, phát huy được quyền sở hữu tư liệu sản suất (đất đai, giống câyẦnguồn lao động) với năng suất ổn định và tắnh chủ động cao, đảm bảo cho người nông dân cư trú và canh tác lâu dài trên mảnh đất của mình. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các huyện miền núi, hạn chế được nạn du canh du cư, đảm bảo an ninh lương thựcẦ Đây cũng được coi như là một sự tiến bộ về mặt xã hội quan trọng trong việc quy hoạch phát triển kinh tế Ờ xã hội của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình nông lâm kết hợp phổ biến tại tỉnh quảng ngãi (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)