Giải pháp về kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình nông lâm kết hợp phổ biến tại tỉnh quảng ngãi (Trang 84 - 85)

Hiện nay, các mô hình đang áp dụng các kỹ thuật truyền thống, bản địa là chủ yếu, chưa áp dụng các kỹ thuật mới từ khâu xây dựng, chăm sóc,... khai

thác, sơ chế... nên chưa đạt được hiệu quả tối đa. Việc đầu tư vào mô hình cũng còn hạn chế do vậy cần cải tiến các mô hình nông lâm kết hợp hiện có để đạt hiệu quả cao hơn cụ thể như sau:

- Giảm mật độ trồng cây trồng chắnh xuống khoảng 1600- 2.000 cây/ha đối với mô hình cung cấp nguyên liệu giấy, gỗ băm dăm, Sắn cao sản khoảng 5.000-7.000 gốc/ha.

- Ưu tiên phát triển cây trồng chắnh trong mô hình theo hướng cung cấp gỗ lớn với kỹ thuật chăm sóc, mật độ trồng chỉ nên khoảng 1100-1300 cây, chu kỳ kinh doanh từ 10-12 năm.

- Sử dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh cao như bón phân đúng liều lượng theo từng giai đoạn (bón lót, bón thúc,...) để đạt hiệu quả tối đa.

- Kiểm soát nguồn giống cây trồng chắnh, trồng những giống có nguồn gốc rõ ràng, nhất là những giống quốc gia đã được công nhận, đảm bảo về phẩm chất và năng suất, sản lượng. Đối với vùng nghiên cứu nên sử dụng các giống Keo lai BV32, BV16, AH7, giống Keo tai tượng xuất xứ Pongaki và Oriomo. Giống cây trồng xen ưu tiên sử dụng giống Sắn TC1, KM 419. Đây là những giống cây sinh trưởng mạnh, năng suất cao, có khả năng chịu hạn, chống chịu sâu bệnh tốt

- Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm thông qua hình thức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho nhân dân, lý thuyết kết hợp thực hành. Khuyến khắch xây dựng các mô hình điểm để người dân có cơ hội học tập, trao đổi kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình nông lâm kết hợp phổ biến tại tỉnh quảng ngãi (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)