Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình nông lâm kết hợp phổ biến tại tỉnh quảng ngãi (Trang 37 - 45)

2.3.2.1.Thu thập tài liệu thứ cấp

- Kế thừa có chọn lọc các tài liệu thứ cấp có liên quan.

- Thu thập tài liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội - Các tài liệu, báo cáo về lĩnh vực nông lâm nghiệp có liên quan.

a) Điều tra, thống kê các mô hình NLKH tại Quảng Ngãi

Sử du ̣ng bô ̣ công cu ̣ đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) - Phỏng vấn các cơ quan liên quan:

+ Gửi công văn phối hợp tới các cơ quan liên quan, đề nghị cử 01 cán bộ chuyên trách/cơ quan. Làm việc với đại diện các cơ quan quản lý cấp tỉnh (Sở NN&PTNT, Trung tâm Khuyến Nông, Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục Kiểm lâm) đã cử theo công văn phối hợp để thu thập thông tin cơ bản về các hệ thống NLKH của tỉnh, thông kê được các mô hình NKLH đang được áp dụng tại Quảng Ngãi.

+ Thu thập các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cơ bản, các cơ chế, chắnh sách có ảnh hưởng đến việc phát triển các mô hình NLKH ở tỉnh Quảng Ngãi (mẫu phụ lục 1).

- Thu thập các thông tin liên quan đến các MH NLKH bao gồm: Loại mô hình, thời gian xây dựng, diện tắch ước tắnh, chi phắ đầu tư cho mô hình, các đặc điểm của mô hình, năng suất sản lượng (dự đoán đối với loài cây dài ngày hoặc cây ngắn ngày chưa cho thu hoạch) của các loài cây trong mô hình. Thông tin về thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ mô hình, chuỗi hành chình sản phẩm được thu thập từ phỏng vấn hộ gia đình thể hiện trong mẫu phiếu điều tra phỏng vấn, ngoài ra còn tiếp cận một số cơ sở thu mua nông lâm sản để tìm hiểu thông tin giá cả, hình thức mua bán, kênh phân phối, từ các kết quả thu được đánh giá sơ bộ hiệu quả của các mô hình.

(b) Phân loại mô hình NLKH tại Quảng Ngãi, xác định mô hình NLKH phổ biến trên địa bàn tỉnh

+ Từ kết quả phỏng vấn, thu thập thông tin, tài liệu liên quan từ các cơ quan quản lý và cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, sau khi thống kê được các loại mô hình, tiến hành phân loại được các mô hình và xác định được mô hình NLKH phổ biến của tỉnh Quảng Ngãi.

+Tiêu chắ xác định các mô hình NLKH phổ biến (theo đề xuất của ICRAF)

- Các mô hình NLKH phải có mặt ở 50% số huyện của tỉnh trở lên. - Tổng diện tắch tối thiểu của mô hình tại mỗi huyện phải có từ 100 ha trở lên.

- Mô hình phải tồn tại ắt nhất trong 2 năm.

- Là mô hình có xu thế phát triển trong tương lai ở khu vực nghiên cứu. + Sau khi xác định được mô hình NLKH phổ biến, tiến hành lựa chọn 4 huyện có diện tắch mô hình NLKH phổ biến chiếm tỷ lệ lớn và đại diện cho các khu vực khác nhau của tỉnh Quảng Ngãi để điều tra thu thập thông tin cụ thể.

+ Điều tra hiện trường 4 huyện có mô hình NLKH phổ biến:

- Phỏng vấn các cơ quan quản lý cấp huyện (Trạm khuyến nông, phòng Nông nghiệp...) với các cá nhân có liên quan, 01 cá nhân/đơn vị quản lý (Cán bộ khuyến nông - khuyến lâm, người dân) để thu thập thông tin, số liệu về các mô hình phổ biến tại 4 huyện.

- Khảo sát hiện trường các mô hình NLKH phổ biến và thu thập các thông tin liên quan tới xây dựng và phát triển mô hình như điều kiện tự nhiên (khắ hậu, thủy văn, đất đai), điều kiện kinh tế xã hội (dân số, thu nhập bình quân, trình độ học vấn, cơ chế chắnh sáchẦ), các thông tin về mô hình như tọa độ, diện tắch, thông tin chủ sở hữu, lịch sử mô hình, cách thiết kế bố trắ các loài cây trong mô hình, các chi phắ đầu tư xây dựng mô hình và thu nhập (có thể dự đoán thu nhập đối với loài cây chưa khai thác), chụp ảnh tư liệu hóa một số thông tin mô hình.

- Mỗi huyện lựa chọn 2 mô hình để điều tra thu thập thông tin tại hiện trường, kết hợp phỏng vấn hộ gia đình đang áp dụng mô hình và tìm hiểm thông tin chung từ các cán bộ xã, thôn.

(c) Phân tắch, mô tả đặc điểm cấu trúc của các mô hình NLKH phổ biến đã lựa chọn

Sử dụng phương pháp phỏng vấn kết hợp khảo sát và thu thập số liệu tại hiện trường các mô hình NLKH. Số liệu được thu thập theo mẫu bảng biểu đã được thiết kế trước và thu thập trên 8 mô hình NLKH phổ biến tại 4 huyện của tỉnh Quảng Ngãi.

- Thu thập thông tin điều tra từ các cá nhân, hộ gia đình trong sản xuất nông lâm nghiệp ở vùng nghiên cứu theo bảng câu hỏi được thiết kế sẵn (mẫu phụ lục 2).

- Phỏng vấn 01 cán bộ phòng nông nghiệp huyện để thu thập thông tin về tình hình kinh tế, xã hội của mỗi huyện,...

- Phỏng vấn 32 hộ gia đình (8 hộ/huyện) đang áp dụng mô hình NLKH chủ đạo để thu thập một số thông tin về: Chủ sở hữu, quyền sử dụng đất, lịch sử mô hình, diện tắch, kỹ thuật trồng, chăm sóc,...

- Xác định tọa độ địa lý của mô hình điều tra (sử dụng GPS)

- Điều tra các thành phần cây trồng trong mô hình bằng cách lập ô tiêu chuẩn 300m2, đo đếm để xác định tỉ lệ sống, sinh trưởng của cây trồng chắnh và cây trồng xen, phỏng vấn để thu thập thông tin về năng suất của cây nông nghiệp (đã cho thu hoạch) hoặc dự đoán năng suất (cây chưa thu hoạch) trong mỗi mô hình.

- Điều tra các thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm (thuận lợi, khó khăn), chuỗi hành chình sản phẩm của mô hình.

(d) Đánh giá hiệu quả của mô hình NLKH phổ biến

1) Phương pháp đánh giá các hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường và hiệu quả tổng hợp của các mô hình NLKH

+ Đánh giá hiệu quả kinh tế:

- Phỏng vấn người dân và các bên liên quan (kiểm tra chéo thông tin) về chi phắ đầu vào, thu nhập từ đầu ra (dự đoán sản lượng trong tương lai dựa trên cơ sở sản lượng khai thác thực tế của năm trước trên chắnh diện tắch đang xây dựng mô hình) của mô hình để tắnh toán hiệu quả kinh tế theo CBA (Cost Benefit Analysis): Các thông tin được hỏi cụ thể cho từng hạng mục/đơn giá/số lượng trong cả chu kỳ dinh doanh, đơn giá cho các hạng mục được tắnh tại một thời điểm và thống nhất giá chung tại thời điểm điều tra phỏng vấn và tắnh toán chi phắ, thu nhập của toàn mô hình. Trên cơ sở này sẽ tắnh toán được NPV (Thu nhập ròng), tỷ lệ lãi/vốn, thời gian thu hồi vốn và IRR (Chỉ số thu hồi nội bộ) cho mô hình và trên 1 ha.

+ Đánh giá hiệu quả xã hội:

Đây là một chỉ tiêu rất khó định lượng được trong quá trình đánh giá. Về cơ bản, phương pháp tiếp cận chung được áp dụng trong khuôn khổ luận

văn là thông qua các kết quả quan sát, phỏng vấn và tham vấn những người có liên quan để có thể xác định và lựa chọn khả năng đánh giá hiệu quả xã hội là: (1) Khả năng đáp ứng được một số nhu cầu thiết yếu của chủ hộ: loại sản phẩm nào, mô hình nào góp phần giải quyết được càng nhanh nhu cầu của gia đình như lương thực, củi đốt, chăn nuôi...thì mức độ chấp nhận của họ càng cao

(2) Hiệu quả giải quyết công ăn việc làm được thể hiện số ngày công do mô hình tạo ra; mô hình tạo nhiều công việc cho nhiều đối tượng tham gia nhất là phụ nữẦthì mô hình đó có hiệu quả xã hội cao.

(3) Khả năng phát triển hàng hóa: mô hình hay thành phần cây trồng vật nuôi nào đem lại số lượng và giá trị hàng hóa cao thì có hiệu quả xã hội cao.

(4) Khả năng đầu tư của chủ hộ: loài cây/con hay mô hình đầu tư thấp dễ được chấp nhận và có hiệu quả xã hội cao.

(5) Phù hợp với phong tục tập quán hay có thể phát huy được kinh nghiệm bản địa của chủ hộ cũng được xem là một tiêu chắ khi đánh giá về hiệu quả xã hội.

(6) Mức độ áp dụng mô hình trong địa bàn huyện ở thời điểm hiện tại, càng nhiều hộ áp dụng thì điểm càng cao.

(7) Mức độ chấp nhận của người dân, khác với mức độ áp dụng ở chỗ, có thể người dân chưa áp dụng trong hiện tai nhưng họ chấp nhận và có kế hoạch trong tương lai

(8) Khả năng lan rộng được đánh giá dựa trên tổng hợp các yếu tố nên cũng được coi là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội.

Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa điểm nghiên cứu, trên cơ sở góp ý từ chắnh quyền địa phương cùng với sự tham gia của người dân bằng phương pháp cho điểm để đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội và đánh giá theo thang điểm 10

So sánh kết quả đánh giá các chỉ tiêu trên với thực tế kết quả điều tra về mức độ phổ biến của mô hình trên địa bàn các huyện.(mẫu phụ lục 3.)

+ Đánh giá hiệu quả môi môi trường:

Ước tắnh năng suất sinh khối và dự đoán khả năng hấp thụ các bon của cây trồng chắnh trong mô hình NLKH.

Từ kết quả điều tra đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của cây trồng chắnh trong mô hình và kết quả ước tắnh sản lượng ở tuổi khai thác, kế thừa các nghiên cứu về sinh khối và các bon của các tác giả đi trước để ước lượng sinh khối và dự đoán khả năng hấp thụ các bon của thành phần này. (mẫu phụ lục 4)

2.3.2.2.Phương pháp phân tắch, xử lý số liệu

Xử lý số liệu bằng các phần mềm SPSS, Excel

+ Hiệu quả kinh tế được tắnh bằng các công thức sau:

- Giá trị hiện tại ròng (NPV - Net Present Value) (Việt Nam đồng).      n t t r Ct Bt NPV 0 (1 ) (2.1)

- Tỷ suất giữa thu nhập và chi phắ (BCR - Benefit to Cost Ratio):

       n t t n t t i Ct i Bt BCR 0 0 ) 1 ( ) 1 ( (2.2) Trong đó: Bt: Giá trị thu nhập ở năm t

Ct: Giá trị chi phắ ở năm t

t: Thời gian thực hiện hoạt động sản xuất i: Tỷ suất chiết khấu hay lãi suất (%) tổng giá trị hiện tại từ năm đầu đến năm n của chu kỳ sản xuất.

- Tỷ suất thu nhập và chi phắ: là tỷ số lãi suất thực tế nó cho biết mức độ đầu tư và thu nhập, qua đó cho biết hiệu quả và trình độ sản xuất kinh doanh của mô hình (BCR Ờ Benefit to cost ratio).

CPV BPV BCR

(2.3) Nếu BCR >1: Đầu tư có chất lượng.

+ Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ (IRR - Internal rate of return).

IRR còn gọi là khả năng thu hồi chi phắ của dự án, là một tỷ lệ chiết khấu khi tỷ lệ này làm cho giá trị hiện tại thực của dự án bằng 0.

IRR được xác định thông qua tỷ lệ chiết khấu nào đó để NPV = 0 tức là:

Khi đó tỉ lệ chiết khấu r = IRR

Mô hình nào nào có IRR càng lớn càng hiệu quả.

+ Ước lượng khả năng hấp thụ CO2 của mô hình

Để ước lượng sinh khối của loài cây trồng chắnh trong các MH NLKH tại khu vực nghiên cứu trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu trong nước và quốc tế về tỉ trọng gỗ, hệ số chuyển đổi sinh khối và các bon.

Theo Võ Đại Hải và cộng sự (2008) [23], đối với cây cá thể Keo lai, tỷ lệ sinh khối khô/tươi là 46,6% và sinh khối thân (phần gỗ đem bán) chiếm 46% sinh khối cây cá thể (bao gồm thân, cành, lá, rễ); đối với cây cá thể Keo tai tượng, tỷ lệ sinh khối khô/tươi là 58% và sinh khối thân (phần gỗ đem bán) chiếm 57% sinh khối cây cá thể (gồm thân, cành, lá, rễ).

Sinh khối rừng trồng Keo lai = Năng suất thực tế tại tuổi khai thác (khối lượng gỗ tươi đem bán) x 46,6%/46% (2.5a)

Sinh khối rừng trồng Keo tai tượng = Năng suất thực tế tại tuổi khai thác (khối lượng gỗ tươi đem bán) x 58%/57% (2.5b)

Lượng cacbon hấp thụ bởi rừng trồng được quy đổi từ sinh khối rừng theo hệ số 0,5 ( theo IPCC, 2003).

CO2 hấp thụ bởi rừng trồng Keo lai = Sinh khối x 0,5 x 44/12 (2.6a) CO2 hấp thụ bởi rừng trồng Keo tai tượng = Sinh khối x 0,5 x 44/12 (2.6b)

2.3.2.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả tổng hợp Etc:

Phương pháp tắnh Ect (Effective Indicator Farming system) của Walfredo Ravel Rola (1994) là phương pháp có thể áp dụng để tắnh hiệu quả tổng hợp của các mô hình NLKH. Có thể đưa tất cả các tiêu chắ, chỉ báo định lượng vào tắnh toán, cũng có thể thảo luận cùng người dân lựa chọn một số tiêu chắ, chỉ báo của hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường để tắnh Ect. Công thức tắnh:

Ect = [( +ẦẦẦẦ.+ )]: N (2.7a)

Hoặc

Ect = [( +ẦẦẦẦ.+ )]: N (2.7b)

Trong đó: Etc: hiệu quả tổng hợp

F: các chỉ tiêu hiệu quả tham gia vào tắnh toán N: số lượng chỉ tiêu tham gia tắnh toán

Khi Ect = 1 hoặc gần bằng 1, thì mô hình NLKH có hiệu quả tổng hợp cao nhất (phương thức có ý nghĩa về kinh tế, xã hội và môi trường cao nhất).

2.3.2.4. Đề xuất giải pháp

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra những đề xuất, khuyến nghị và các giải pháp khắc phục nhằm tạo điều kiện cho mô hình NLKH phổ biến có hiệu quả cao được áp dụng và nhân rộng mô hình trên địa bàn khu vực nghiên cứu và các khu vực khác có điều kiện tương tự. Từ đó tạo điều kiện và cơ hội cho người dân địa phương phát triển sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả kinh tế, ổn định cuộc sống và cải thiện môi trường sinh thái.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình nông lâm kết hợp phổ biến tại tỉnh quảng ngãi (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)