3.2 HẠN CHẾ CỦA SƠ ĐỒ DEMO HÃNG XILINX
Qua phân tích sơ đồ demo, chúng ta nhận thấy thành phần không thể thiếu của sơ đồ demo cũng nhƣ sơ đồ thiết kế thực mà ta đang hƣớng tới phải bao gồm khối phát tín hiệu, khối cân bằng thích nghi và khối khôi phục sóng mang. Các khối này có nhiệm vụ điều chế và giải điều chế tín hiệu khi truyền từ bên phát đến bên thu. Còn khối mô phỏng kênh truyền ta có thể thiết kế riêng cho từng loại điều kiện kênh truyền để hệ thống làm việc ổn định và tốt nhất.
Việc phân tích sơ đồ demo cũng giúp ta nhận ra những hạn chế mà sơ đồ này còn tồn tại và cần phải khắc phục khi thiết kế sơ đồ thực áp dụng cho thực tế. Đó là, với sơ đồ demo, tín hiệu chỉ làm việc ở băng tần cơ sở (baseband), tức là tín hiệu không hề đƣợc điều chế để phát đi xa, tín hiệu điều chế ở bên phát đƣợc đƣa thẳng đến bên thu có tác động của nhiễu dịch tần Dopler. Điều này là thiếu thực tế, chỉ phù hợp ở mức độ mô phỏng, vì với một hệ thống muốn làm việc trong môi trƣờng thực, thì việc điều chế tín hiệu lên băng tần thông dải (passband) để truyền đi xa là điều kiện thiết yếu, một hệ thống không dây trong thông tin liên lạc không thể làm việc với khoảng cách vài mét mà phải hàng ngàn kilomet.
Ngoài ra, còn một hạn chế nữa của sơ đồ demo đó là không có sự đồng bộ thời gian. Nếu có trễ thay đổi thì sơ đồ demo sẽ không làm việc đƣợc nữa. Ta có thể lý giải vì sao sơ đồ demo không có đồng bộ về mặt thời gian. Ta thấy ở khối khôi phục sóng mang, ngƣời ta chỉ tính toán đến sự thay đổi về pha mà không tính đến thời gian trễ trong truyền sóng. Ở sơ đồ demo này, ngƣời ta chọn một khoảng trễ nhất định và bên thu đã biết trƣớc khoảng trễ đó nên không cần thực hiện đồng bộ về mặt thời gian nữa. Vậy câu hỏi đặt ra, khi đại lƣợng trễ này thay đổi, bên thu có biết để giải điều chế tín hiệu đúng đƣợc không? Dƣới đây là kết quả khi ta thay đổi đại lƣợng trễ ở sơ đồ demo mô phỏng bằng Matlab (có thể thay đổi đại lƣợng trễ với giá trị từ 1 đến 3, vì từ 4 trở đi là lặp lại, còn 0 thì không thoả mãn điều kiện về độ trễ):
Khi độ trễ là 3 ta có kết quả:
a. Tín hiệu lối ra bộ cân bằng thích nghi b.Giản đồ chòm sao sau giải điều chế