4 Tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Dệt Hà Nàm
4.1 Đặc điểm và nhu cầu quản lý CPSX và giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Dệt Hà Nam.
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH DỆT HÀ NAM
4.1 Đặc điểm và nhu cầu quản lý CPSX và giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Dệt Hà Nam. TNHH Dệt Hà Nam.
Mỗi doanh nghiệp hoạt động sản xuất ở các ngành nghề khác nhau đều có đặc điểm sản phẩm khác nhau. Tại Công ty TNHH Dệt Hà Nam, CPSX mang một số đặc thù sau:
Do quy trình sản xuất phức tạp, quy mô sản xuất lớn, các mặt hàng sản phẩm sản xuất là các mặt hàng sợi có chỉ số khác nhau nên CPSX thường được tập hợp theo các dây truyền tại các phân xưởng tại Nhà máy.
Là DNSX, các mặt hàng sợi thuộc ngành công nghiệp nhẹ, CPSX thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm (60 – 65%). Vật liệu chính được bỏ nhiều lần vào các dây chuyền sản xuất như bông Indian cotton 1-1/8, Greencard, Grencard 1-1/8, Polyeste… với các chỉ sổ sợi khác nhau khi cho ra chỉ số sợi Ne 40/1CMP có sự phối bông là 65% Indian cotton 1-1/8, và 35% Green card, nhưng khi cho ra chỉ số sợi Ne 40/1 CP lô 23 thì sự phối bông khi này là 100% Green card tại dây chuyền sợi chải kỹ 28.800 cọc.
Tại các nhà máy việc cung cấp vật tư cho sản xuất là dựa vào kế hoạch của phòng kỹ thuật vật tư phối hợp với phòng thí nghiệm. Các phòng này sau khi nhận được đơn đặt hàng hoặc kế hoạch sản xuất sợi của phòng kinh doanh chuyển xuống sẽ lên kế hoạch cho việc cung cấp NVL để sản xuất.
Yêu cầu của việc quản lý hạch toán tập hợp CPSX và tính giá thành SP cần phải tính một cách chính xác. Muốn làm được điều này đòi hỏi phải tổ chức việc tập hợp các chứng từ đầu vào phải đầy đủ chính xác từng loại chi phí phát sinh theo từng địa điểm cũng như từng đối tượng chịu chi phí.