Kế toán quản trị chi phí trong việc cung cấp thông tin cho quản trị doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (Trang 84 - 86)

- Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

f. Kế toán quản trị chi phí trong việc cung cấp thông tin cho quản trị doanh nghiệp.

quản trị doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp muốn đứng vững trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay thì cần phải đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh và phát triển bền vững. Một trong những “nước cờ” giải thoát cho các doanh nghiệp là việc quản lý, kiểm soát và tiết kiệm chi phí ngày một hiệu quả hơn để sản phẩm, dịch vụ cuả mình ngày càng có chất lượng, giá cả phù hợp. Đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về chi phí trong các doanh nghiệp là hệ thống kế toán chi phí nhưng để có thể thực hiện tốt các mục tiêu chiến lược cuả tổ chức (chất lượng, thời gian, giá cả) thì lại phải kể đến hệ thống KTQT chi phí (KTQTCP). Một hệ thống KTQTCP hướng vào việc cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập kế hoạch, kiểm soát và đánh giá việc

lập kế hoạch trong nội bộ doanh nghiệp sẽ giúp cho các nhà quản trị có thể thực hiện tốt các chức năng quản trị doanh nghiệp.

Là một thành viên mới của WTO, lần đầu tiên Việt Nam chịu tác động một cách rõ nét và trực tiếp nhất tác động của khủng hoảng tài chính – kinh tế thế giới. Thị trường thu hẹp, kim ngạch xuất nhập khẩu, nguồn vốn đầu tư nước ngoài giảm mạnh đã kéo tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm xuống gây ra nhiều hệ luỵ trong sản xuất, tiêu dùng, điều kiện sống của người dân...

Trong bối cảnh đó, KTQT trong các doanh nghiệp Việt Nam phải làm gì để giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này? Một câu trả lời không hề dễ dàng khi mà tại Việt Nam KTQT vẫn chỉ dừng lại ở khâu lập kế hoạch và quản trị chi phí, chưa tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp; việc kiểm soát chi phí chỉ dừng lại ở một vài khoản mục chi phí phát sinh tương đối lớn và chiếm tỷ trọng cao như: chi phí quảng cáo tiếp thị, chi phí vận chuyển, lương, chi phí tiếp khách, đào tạo,…

Hệ thống KTQT không có một quy chuẩn pháp lý chung nào về hình thức và nội dung báo cáo. Do đó, doanh nghiệp phải tự xây dựng một hệ thống chỉ tiêu KTQT cụ thể theo mục tiêu quản trị đặt ra. Các chỉ tiêu này phải đảm bảo so sánh được giữa các thời kỳ để đưa ra được các đánh giá chính xác về thực tế tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần xây dựng quy trình sản xuất thống nhất, thiết lập hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Điều này không những giúp doanh nghiệp chuẩn hoá hoạt động mà còn là cơ sở để cung cấp nguồn số liệu chính xác cho KTQT trong quá trình lập báo cáo. Chính sự thống nhất về bản chất số liệu sẽ giúp việc so sánh các chỉ tiêu hiệu quả hơn.

Cần xây dựng một đội ngũ nhân sự làm công tác kế toán không những có chuyên môn nghiệp vụ mà còn có sự hiểu biết về hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp, từ đó mới có thể đưa ra các phân tích, đánh giá chính xác trên cơ sở số liệu thu thập được.

Báo cáo của KTQT được sử dụng kết hợp với các báo cáo khác của doanh nghiệp như báo cáo về thị trường, đối thủ cạnh tranh, công nghệ sản xuất… để có cái nhìn toàn diện hơn về các yêú tố đang tác động đến hoạt động của doanh nghiệp.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xử lý số liệu. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa sử dụng một hệ thống phần mềm quản trị thống nhất, mà chỉ mới áp dụng phần mềm kế toán nên việc lấy số liệu chỉ dừng ở việc tận dụng nguồn thông tin từ kế toán tài chính, trong khi chưa có sự liên kết giữa các bộ phận khác nhau. Đây là một nguyên nhân khiến quá trình lấy số liệu bị sai sót và không kịp thời.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w