- Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
h. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp dệt trong nước và nước ngoài ngày càng gay gắt. Cuộc cạnh tranh đó thể hiện ở công nghệ, quản lý, sản phẩm dịch vụ, chất lượng,... Nhưng trên hết, yếu tố đứng đằng sau mọi cuộc cạnh tranh là con người. Vì vậy, việc đầu tư vào công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là điều tất yếu được các doanh nghiệp quan tâm.
Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, đào tạo bài bản về kỹ năng quản lý, quản trị điều hành cho các cấp cán bộ quản lý, ban lãnh đạo phải là người năng động, sáng tạo trong công việc quản lý và điều hành, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có sáng kiến, mạnh dạn ứng dụng công nghệ mới mang lại hiệu quả trong kinh doanh, đưa công ty phát triển toàn diện mọi mặt, giữ vững vai trò là công ty chủ lực trong việc xây lắp, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho các ngành kinh doanh trọng điểm ở Việt Nam.
Các phó giám đốc, trường phòng sẽ là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của phòng trước giám đốc và nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật văn bản kịp thời và chỉ đạo, quản lý cán bộ trong phòng. Điều hành, phối hợp tốt giữa các phòng ban của công ty để mọi hoạt động được thông suốt. Làm tốt công tác quản lý, công tác quy hoạch cán bộ theo tiêu thức, một cán bộ có thể quy hoạch nhiều vị trí và một vị trí quy hoạch nhiều cán bộ.
Đảm nhiệm việc thông tin trong doanh nghiệp, nhân viên kế toán phải là những người giỏi chuyên môn nghiệp vụ. Vì vậy, muốn nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên kế toán cần triển khai thực hiện một số biện pháp sau: cần rà soát, đánh giá đội ngũ nhân viên kế toán một cách có hệ thống với nhiều tiêu chí cụ thể như: trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, độ tuổi, trình độ tin học, ngoại ngữ, quá trình thực thi nhiệm vụ,...
Yếu tố người lao động được coi trọng hàng đầu, luôn quan tâm đến cuộc sống vật chất và tinh thần của cán bộ nhân viên, tôn trọng, khuyến khích tính chủ động sáng tạo của mỗi người.
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ5.1 Kết luận 5.1 Kết luận
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều thành phần kinh tế khác nhau, sự cạnh tranh kinh tế là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy đòi hỏi về tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh là một vấn đề then chốt. Việc không ngừng hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng luôn luôn được coi trọng, là vấn đề tất yếu cuả công tác quản lý kinh tế. Trong đó phấn đấu hạ giá thành sản phẩm và tiết kiệm chi phí là con đường duy nhất để các DN dành được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Tính đúng, tính đủ, chính xác, kịp thời chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm nhằm mục đích nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, thúc đẩy lưu chuyển hàng hóa, quay vòng vốn nhanh, mang lại lợi nhuận cao cho DN.
5.2 Một số kiến nghị với Nhà Nước và với công ty Dệt Hà Nam.5.2.1 Kiến nghị với Nhà Nước. 5.2.1 Kiến nghị với Nhà Nước.
Nhà Nước tạo môi trường pháp lý lành mạnh cho sự phát triển kinh tế. Thực tế cho thấy hệ thống pháp luật nước ta vẫn trong giai đoạn cải cách, sửa đổi, chưa ổn định nên chưa tạo ra cơ sở vững chắc cho hoạt động của các doanh nghiệp. Vì thế, Nhà nước cần tiếp tục sửa đổi bổ sung các bộ luật hợp lý, tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp lý đã ban hành; rà soát lại các văn bản hướng dẫn, chỗ nào không còn phù hợp phải loại bỏ, bổ sung những điểm mới, những quy định mới phù hợp với cơ chế quản lý mới và chuẩn mực, nguyên tắc chung được thừa nhận.
Môi trường pháp lý vừa phải phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, vừa đảm bảo tôn trọng các nguyên tắc hội nhập quốc tế, các chuẩn mực, và thông lệ kế toán quốc tế.
5.2.2 Kiến nghị với Bộ tài chính.
Với tư cách là cơ quan quản lý trực tiếp đối với hoạt động kế toán tài chính của nền kinh tế nước ta, Bộ tài chính cần phải tiếp tục hoàn thiện được khung pháp lý đảm bảo tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Xây dựng và ban hành các cơ chế, quy chế đồng bộ nhằm tạo khuôn khổ pháp lý và hành lang an toàn cho hoạt động của doanh nghiệp, phổ biến sâu sắc hơn và rộng rãi hơn về luật kế toán, hệ thống chuẩn mực kế toán của Việt Nam.
Có hệ thống chuẩn mực kế toán phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế và ban hành các công văn hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng.
5.2.3 Kiến nghị với công ty.
Công ty cần chuẩn bị sẵn những nguồn lực cần thiết về tài chính cũng như nhân lực, đồng thời phải có đội ngũ cán bộ công nhân viên đủ năng lực cũng như trình độ và trách nhiệm, đảm nhiệm tốt những công việc được giao một cách nhanh nhât. Có như vậy, việc hạch toán chi phí sản xuất mới chính xác, tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm.
Công ty cần tăng cường thực hiện những biện pháp về quản trị trong vcông tác kế toán, việc lập dự toán ngoài việc để so sánh với kết quả thực hiện được, phòng kế toán cần phân tích thêm về nguyên nhân cũng như tác động của những biến động về kế toán trong kỳ. Từ đó, để cung cấp thông tin phục vụ cho quản lý, cụ thể như:
+ Để phục vụ cho việc phân tích các chỉ tiêu giảm chi phí, hạ giá thành, kế toán có thể phân tích giá thành theo khoản mục chi phí. Hàng năm, công ty nên tiến hành phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận để từ đó thấy được mối quan hệ cũng như tác động giữa các nhân tố giá bán, sản lượng, chi phí cố định, chi phí biến đổi và lợi nhuận của công ty.
các giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí, sử dụng có hiệu quả nhất các yếu tố sản xuât, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
+ Bên cạnh đó, công ty cần tăng cường quản trị về nhân lực nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác kế toán, để công tác kế toán ngày càng hoàn thiện hơn.
Muốn có được nguồn nhân lực hiệu quả như vậy, công ty phải có đủ nguồn lực về tài chính, đầu tư, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên cũng như đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động quản lý đạt hiệu quả tốt nhất.