Giải pháp xây dựng cơ cấu nguồn vốn hợp lý, đa dạng kênh huy động

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần máy – thiết bị dầu khí (Trang 104 - 106)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Máy –Thiết

4.3.1. Giải pháp xây dựng cơ cấu nguồn vốn hợp lý, đa dạng kênh huy động

phù hợp với tình hình kinh doanh nhằm đảm bảo cơ cấu nguồn vốn tối ưu cho Công ty

Về cơ cấu nguồn vốn: Cơ cấu nguồn vốn tối ưu là cơ cấu nguồn vốn làm cân

bằng giữa rủi ro và lợi nhuận, qua đó tối đa hố được giá trị doanh nghiệp. Trong thực tế, doanh nghiệp khó có thể xác định một cơ cấu nguồn vốn tối ưu một cách chính xác. Doanh nghiệp cần dựa trên nguyên lý nguồn vốn tối ưu, đồng thời phải cân nhắc giữa yếu tố rủi ro và tỷ suất sinh lời trong điều kiện, hoàn cảnh kinh doanh cụ thể để xác định cơ cấu nguồn vốn mục tiêu của doanh nghiệp.

Hiện tại trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty VCSH vẫn chiếm tỷ lệ cao, Nợ phải trả chiếm hơn 30% tuy nhiên nợ phải trả của Công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn, nợ dài hạn chiếm tỷ lệ thấp và chủ yếu là các khoản ký quỹ. Vì vậy, Cơng ty nên cân nhắc gia tăng nợ phải trả để tận dụng lợi thế của địn bẩy tài chính này.

Về nguồn tài trợ: Trong nền KTTT, kênh huy động vốn rất đa dạng, Cơng ty

có thể huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng bền vững và mở rộng kinh doanh, bên cạnh những nguồn huy động hiện tại Cơng ty có thể bổ sung vốn bằng các nguồn sau:

- Lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư: ưu điểm của nguồn này là tính độc lập, tự chủ, Cơng ty tránh được áp lực về tài chính. Khi sử dụng nguồn này Công ty cần cân đối phù hợp với lợi ích của cổ đơng

94

- Khoản khấu hao TSCĐ: do thời gian sử dụng của các TSCĐ thường rất dài, phải sau nhiều năm mới cần thay thế đổi mới, trong khi hàng năm cơng ty đều tính khấu hao và tiền khấu hao được tích luỹ lại. Cơng ty nên tận dụng quỹ khấu hao để đáp ứng nhu cầu đầu tư tăng trưởng của mình dù khá ít.

- Phát hành cổ phiếu ưu đãi: hiện tại Công ty mới chỉ huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu thường. Cổ phiếu ưu đãi là loại chứng khốn lưỡng tính được lai ghép giữa cổ phiếu thường và trái phiếu. Khi huy động vốn từ nguồn này Cơng ty có những lợi thế:

o Cổ đông ưu đãi khơng có quyền biểu quyết, vì vậy các cổ đơng thường hiện tại của cơng ty khơng bị chia sẻ quyền kiểm sốt.

o Cũng giống như cổ phiếu thường, Công ty không bắt buộc phải trả lợi tức đúng hạn, nếu tình hình sản xuất kinh doanh gặp khó khăn Cơng ty có thể hỗn trả sang kỳ sau. Bên cạnh đó khi cơng ty làm ăn có lãi thì cũng chỉ phải trả cho cổ đơng ưu đãi một khoản lợi tức cố định.

o Công ty không phải cầm cố, thế chấp tài sản, cũng như lập quỹ thanh toán vốn gốc.

- Vay Cán bộ công nhân viên trong công ty: Hiện tại, một số Công ty thành viên của Cơng ty có áp dụng vay cán bộ nhân viên để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng số tiền vay này khơng đáng kể. Chính vì vậy, Cơng ty nên cân nhắc gia tăng nguồn tài trợ này, có thể huy động thêm vốn từ cán bộ, công nhân viên bằng cách dành quyền ưu tiên mua cổ phần khi phát hành thêm cổ phiếu hoặc vay vốn của công nhân viên. Đây là biện pháp không những đem lại nguồn vốn cho cơng ty mà cịn góp phần tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa công ty và cán bộ công nhân viên, thúc đẩy họ làm việc tích cực và có trách nhiêm hơn, góp phần nâng cao hiệu quả của cơng ty.

Góp vốn liên doanh, liên kết: Nền kinh tế thị trường tạo ra sự cạnh tranh gay

gắt, đồng thời cũng tạo ra những mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa các doanh nghiệp. Liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài nhằm tận dụng ưu thế về nguồn lực tài chính mạnh, cơng nghệ sản xuất tiên tiến khả năng quản lý tốt, có kinh

95

nghiệm lâu năm trong lĩnh vực kinh doanh và sản xuất ô tô để mở rộng hoạt động sản suất kinh doanh của Công ty cần phải được thực hiện trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi mới đem lại hiệu quả cao. Điều này đã được công ty thực hiện rất tốt trong những năm qua khi liên doanh của Công ty đối với các đối tác Nhật Bản kinh doanh rất hiệu quả, điều cần tiếp tục phát huy và phát triển hơn nữa vốn đầu tư vào những doanh nghiệp tốt, thoái giảm vốn đầu tư tại những doanh nghiệp kém hiệu quả theo chủ trương của Tập đồn Dầu khí.

Cơ cấu nguồn vốn mục tiêu thay đổi theo thời gian khi các điều kiện, hoàn cảnh kinh doanh thay đổi. Do vậy, trong từng thời kỳ cụ thể Công ty cần linh hoạt trong việc huy động vốn, đảm bảo việc huy động vốn phải luôn hướng tới cơ cấu vốn mục tiêu.

Phối hợp với các đơn vị tư vấn, làm việc với các cơ quan quản lý chứng khoán (Ủy Ban chứng khoán Nhà nước, các Sở giao dịch chứng khoán) triển khai phương án thoái vốn, tái cơ cấu theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Giám sát, hỗ trợ hoạt động kinh doanh các đơn vị đang nắm giữ vốn, từ đó nghiên cứu xây dựng phương án tái cơ cấu, thoái vốn phù hợp đảm bảo tiết kiệm chi phí và khả thi.

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần máy – thiết bị dầu khí (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)