Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn tại công ty CP Máy –Thiết bị Dầu khí
3.3.1. Những kết quả đạt được
Hiệu quả sử dụng vốn của công ty đều tăng qua các năm. Năm 2017 đạt 26,05 lần, năm 2018 đạt 28,84 lần tăng 10,7% so với năm 2017. Năm 2019 đạt 34,72 lần, tăng 20,39% so với năm 2018.
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động có chiều hướng giảm vào năm 2019. Chỉ tiêu này của công ty luôn đạt thấp hơn 1 qua các năm đây là dấu hiệu tốt cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty có những chuyển biến theo hướng tích cực
84
Suất hao phí vốn lưu động giảm mạnh từ 6,8 năm 2017 xuống chỉ còn 6,48 năm 2018 và còn 5,14 năm 2019 cho biết để tạo ra một đồng doanh thu trong kỳ, điều này cho thấy công ty đã sử dụng hiệu quả vốn lưu động để tăng lợi nhuận sau thuế và tiết kiệm được phần nào chi phí sản xuất.
Hệ số vòng quay vốn bình quân đều lớn hơn 1 cho thấy công ty đã sử dụng vốn hiệu quả.
Mức đảm nhận vốn cố định hầu như không có sự thay đổi qua các năm nghiên cứu. Năm 2017, 2018 và 2019 hệ số hàm lượng vốn cố định đều giữ ở mức 0,04 lần có nghĩa là cần có 4 triệu đồng vốn cố định để đảm bảo được 100 triệu đồng doanh thu trong kỳ.
Hệ số nợ của công ty ở mức vừa phải và có xu hướng giảm trong ba năm phân tích nghĩa là công ty sẽ ít chịu rủi ro trong việc vay nợ để tài trợ tài sản.
Là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, chuyên cung cấp máy móc, thiết bị chủ yếu cho thị trường trong nước và đặc biệt là trong ngành Dầu khí. Công ty cổ phần Máy – Thiết bị Dầu khí đã khẳng định mình bằng kết quả kinh doanh khả quan, uy tín của Công ty ngày càng được đánh giá cao bởi sự chuyên nghiệp chất lượng sản phẩm tốt, giá cả hợp lý. Trên cơ sở phân tích thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh và các chỉ tiêu cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn của Công ty, ta có thể đưa gia những đánh giá như sau :
- Cơ cấu tài sản khá hợp lý, thực hiện thoái vốn, nhượng bán lại cổ phần sở hữu tại các công ty làm ăn không hiệu quả để cân đối nguồn vốn và sử dụng vào các hoạt động sản xuất kinh doanh khác hiệu quả hơn.
- Cơ cấu nguồn vốn: Nguồn vốn của công ty hình thành chủ yếu từ vốn chủ sở hữu. Nợ phải trả, trong đó chủ yếu là vay và nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ hợp lý. - Khả năng thanh toán: Hệ số khả năng thanh toán của công ty ở mức khá cao,
đảm bảo khả năng thanh toán nợ đúng hạn.
- Công ty đã thực hiện tốt công tác tín dụng, vay và trả đúng thời hạn, đảm bảo huy động đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư. Công ty cũng kiểm soát chặt chẽ việc tăng cường trong hoạt động sử dụng vốn.
85
- Công ty cũng đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro, bảo toàn vốn như trích lập quỹ dự phòng tài chính, dự phòng các khoản phải thu khó đòi, dự phòng hàng tồn kho.
Nhờ hiệu quả đạt được trong công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn, hoạt động kinh doanh của Công ty cũng đem lại những kết quả tích cực: đảm bảo nộp thuế, các khoản nộp Ngân sách đúng hạn và đúng quy định, đảm bảo thu nhập cho cán bộ, công nhân viên trong Công ty ở mức khá, đời sống của người lao động ngày càng nâng cao, đảm bảo chi trả cổ tức hàng năm cho cổ đông đúng thời hạn.
3.3.2. Những hạn chế, và nguyên nhân
3.3.2.1 Hạn chế
Qua phân tích thực trạng sử dụng vốn của công ty, nhận thấy vẫn còn một số tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng vốn.
- Công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn nhiều, có thể mất vốn nếu khách hàng gặp khó khăn, phá sản.
- Vòng quay hàng tồn kho và vòng quay các khoản phải thu trong năm 2017 và 2018 chậm nhưng đã được cải thiện trong năm 2019, tuy nhiên nếu công ty không thay đổi chính sách bán hàng cũng như chính sách thu hồi nợ sẽ làm ứ đọng vốn của Công ty.
- Hiệu quả sử dụng vốn: ROA và ROE của công ty có cải thiện qua các năm nhưng vẫn ở mức thấp, lợi nhận sau thuế tạo ra từ VCSH đạt hiệu quả chưa cao.
Qua phân tích và đánh giá thực trạng công tác tổ chức, quản lý và sử dụng vốn của Công ty Cổ phần Máy – Thiết bị Dầu khí, ta thấy mặc dù nền kinh tế khó khăn, hoạt động kinh doanh của Công ty vẫn có lợi nhuận và lợi nhuận của Công ty chủ yếu do các khoản đầu tư tài chính vào ba Công ty liên kết với Nhật Bản mang lại. Nhưng hiện tại công tác tổ chức, sử dụng và quản lý vốn còn có một số điểm hạn chế, lợi nhuận đạt được chưa tương xứng với tiềm năng của Công ty. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý của Công ty vẫn còn ở mức cao. Các biện pháp thu hồi nợ vẫn chưa được quyết liệt và triệt để vì vậy các khoản nợ phải thu quá hạn từ giai đoạn 2011- 2014 vẫn còn tồn đọng. Chính vì vậy công ty cần lên kế hoạch cụ thể
86
đưa ra các biện pháp khắc phục để tiết kiệm chi phí, thu hồi công nợ để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
3.3.2.2 Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế
Nguyên nhân khách quan
Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nói chung và khủng hoảng của nội bộ Tập đoàn Dầu khí vẫn còn tiếp diễn, khiến cơ hội mở rộng thị trường tiếp cận các tệp khách hàng tiềm năng cũng như mở rộng thị phần của công ty bị hạn chế. Việc giãn dừng các dự án theo chỉ đạo của Chính phủ và Tập đoàn đã khiến nguồn việc của Công ty bị sụt giảm.
Việc trầm lắng của thị trường bất động sản cũng góp phần làm Công ty gặp khó khăn trong công tác bán hàng và thu vốn, khó triển khai được các dự án tại Đông Anh và HH3 – Nam An Khánh.
Tính đến thời điểm 31/12/2019, vẫn còn 300 tỷ đồng nợ phải thu khó đòi, (trong đó đã có 229 tỷ đồng nợ phải thu khó đòi được trích lập dự phòng) trong khi công ty vẫn phải đi vay ngân hàng để kinh doanh và vẫn phải trả lãi vay cho ngân hàng, nhiều khoản phải thu khó đòi đã trích lập dự phòng không có khả năng thu hồi và có nguy cơ mất vốn.
Nguồn vốn lưu động của Công ty tuy vẫn đảm bảo được khả năng trả nợ khi các khoản nợ đến hạn nhưng vẫn bị hạn chế do bị khách hàng chiếm dụng.
Nguyên nhân chủ quan
Công ty chưa có những biện pháp thực sự hiệu quả đối với công tác tổ chức nguồn vốn tài trợ. Quản lý chi phí chưa hiệu quả, đặc biệt là các chi phí phát sinh việc tìm kiếm khách hàng và chi phí bán hàng quá mức cần thiết.
Công tác quản lý nợ phải thu yếu kém, thiếu sự đánh giá và thẩm định khách hàng cũng như lỏng lẻo trong các điều khoản của các hợp đồng kinh tế, chưa đôn đốc và tập trung để thu hồi nợ kịp thời dẫn đến nợ khó đòi tăng cao, vẫn có những khách hàng không trả tiền cho Công ty đúng hạn làm phát sinh những khoản nợ quá hạn. Công ty chưa chú trọng đến việc thực hiện chính sách chiết khấu thanh toán để đẩy nhanh hơn tốc độ thu hồi các khoản phải thu khách hàng.
87
Thiếu đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm trong công tác đàm phán, ký kết hợp đồng kinh tế, các cán bộ giỏi trong công tác quản lý dự án, công tác thu hồi công nợ. Trình độ phân tích, dự báo thị trường của nhân viên kinh doanh còn nhiều hạn chế, bị động trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh.
Sự cạnh tranh gay gắt với các công ty cùng ngành và cùng tập đoàn dẫn đến việc thị trường tiêu thụ của Công ty bị hạn chế. Từ đó làm cho tốc độ tăng doanh thu chưa cao. ên cạnh đó thị trường nước ngoài chưa được công ty khai thác mà chủ yếu khái thác thị trường nội địa.
Hệ thống quản lý các mặt hoạt động kinh doanh cũng như quản lý tài chính chưa được xem xét , cập nhật theo tình hình thực tế từng giai đoạn nên chỉ đạo điều hành còn mang tính chủ quan.
Công ty chưa quan tâm đến công tác đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, không có bộ phận thường xuyên tính toán, phân tích, đánh giá các chỉ tiêu tài chính. Công tác quản lý và sử dụng vốn của Công ty còn nhiều hạn chế.
Các đơn vị mà Công ty tham gia đầu tư góp vốn hầu hết hoạt động không hiệu quả, xảy ra tình trạng thua lỗ, Công ty đã phải trích lập dự phòng cho các khoản đầu tư, điều này ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận của toàn Công ty.
Các tài sản công ty đang nắm giữ chưa được sử dụng và khai thác triệt để tại một số địa điểm tiềm năng như:
+ Khu đất số 8 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội. + Kho tại khu đất Đông Anh, Hà Nội
+ Chưa đưa vào khai thác khu nhà tại Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội. + Chưa triển khai phối hợp với đối tác khai thác hiệu quả hợp đồng hợp tác tại nhà số 7 Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Chương 3 tác giả đã trình bày tổng quan về Công ty Cổ phần Máy – Thiết bị Dầu khí. Bao gồm lịch sử, cơ cấu tổ chức, đặc điểm và kết quả hoạt động kinh doanh. Chương 3 đã phân tích được thực trạng vốn và nguồn vốn, thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Cụ thể, các vấn đề trên đã được phân tích theo số liệu của ba năm nghiên cứu từ 2017 đến 2019. Kết quả phân tích cho thấy trong ba năm
88
này hiệu quả sử dụng vốn của Công ty tuy chưa đạt được mức độ tối ưu nhưng cũng đạt được một số kết quả tốt nhất định. Ngoài việc phân tích được thực trạng hiệu quả sử dụng vốn, Chương 3 cũng chỉ ra được những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tình trạng trên. Từ các kết quả này các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn mà tác giả đề xuất sẽ được tập trung trình bày ở Chương 4.
89
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÁY – THIẾT BỊ DẦU KHÍ
4.1. Bối cảnh nền kinh tế và thị trƣờng
Kinh tế - xã hội nước hiện nay diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới có xu hướng tăng trưởng chậm lại với các yếu tố rủi ro, thách thức gia tăng. Căng thẳng gần đây giữa các nền kinh tế lớn khiến thương mại và đầu tư thế giới giảm, niềm tin kinh doanh toàn cầu giảm sút, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định kinh tế quốc tế phải đối mặt với thời kỳ “bất trắc cao” khi 70% nền kinh tế trên thế giới trong đó hầu hết các nền kinh tế phát triển đều rơi vào tình trạng tăng trưởng chậm lại. Hoạt động kinh tế tại các quốc gia phát triển, đặc biệt là khu vực đồng Euro cũng như một số thị trường mới nổi yếu hơn so với dự kiến, các tổ chức quốc tế đều đưa ra dự báo thiếu lạc quan về tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2019. Các điểm nóng địa chính trị có dấu hiệu phức tạp và tăng nhiệt. Mỹ tăng cường trừng phạt Iran, giá dầu và đồng Đô la Mỹ diễn biến phức tạp cũng là thách thức đối với kinh tế thế giới và ảnh hưởng xấu tới kinh tế Việt Nam.
Trong nước, nền kinh tế tiếp tục chuyển biến tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp nhưng cũng đối mặt không ít khó khăn, thách thức với thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng; ngành chăn nuôi gặp khó khăn với dịch tả lợn châu Phi ngày càng lây lan trên diện rộng; tăng trưởng chậm lại của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực; giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp.
Trước tình hình đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã khẩn trương chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tại các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, đặc biệt là Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2019 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 01/4/2019 về các giải pháp tập trung tháo gỡ cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng, đồng thời thường
90
xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện trong từng tháng, từng quý.
4.2. Định hƣớng và mục tiêu phát triển của Công ty
4.2.1. Đ.2.1. nh
- Bám sát quá trình vận hành, sản xuất của các nhà máy điện trong Tổng Công ty. Phát triển Công ty là một hạt nhân trong chuỗi sản xuất và kinh doanh điện năng của Tổng Công ty với vai trò là nhà cung cấp thiết bị, vật tư; nhà đầu tư phát triển sản xuất điện năng.
- Phát triển bền vững doanh nghiệp, có sự thay đổi về chất lượng tăng trưởng. Bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu
- Tiếp tục tập trung công tác thu hồi công nợ, đảm bảo mục tiêu thu hồi tối thiểu 10% - 15%/năm tổng số công nợ quá hạn tại thời điểm cuối năm 2019. Triển khai thực hiện công tác quản lý, đầu tư, khai thác các tài sản hình thành từ thu nợ.
- Nghiên cứu, tìm kiếm các cơ hội, đối tác để đầu tư và hợp tác đầu tư các dự án cho mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai.
- Tiếp tục triển khai các phương án thoái vốn, tái cơ cấu đã được phê duyệt. - Cơ cấu lại lĩnh vực hoạt động kinh doanh, trong đó giảm dần tỷ trọng kinh doanh thương mại thuần túy, tập trung vào lĩnh vực thương mại kỹ thuật có hàm lượng công nghệ cao gia tăng giá trị đem lại, nâng tỷ trọng lĩnh vực đại lý phân phối và cung cấp vật tư, thiết bị, phụ tùng cho dự án, nhà máy trong và ngoài ngành. Phấn đấu làm nhà phân phối, đại diện phân phối của ít nhất từ 2-6 hãng sản xuất giai đoạn đến năm 2025.
4.2.2. Các ch u lại lĩnh vực
Ngày 25/12/2019, Công ty đã họp bảo vệ Kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025 với Lãnh đạo Tổng Công ty và căn cứ Thông báo Kết luận cuộc họp số 1569/ĐLDK-KTKH ngày 13/12/2019, Công ty xây dựng Kế hoạch giai đoạn 2021- 2025 như sau:
91
Bảng 4.1 Kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2021 – 2025 của công ty Cổ phần Máy – Thiết bị Dầu khí
STT Doanh mục Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Năm 2024 Năm 2025 1 Tổng doanh thu 1.530,00 1.560,00 1.600,00 1.650,00 1.700,00
1.1 Từ kinh doanh thương
mại 1.318,04 1.324,11 1.337,98 1.374,03 1.420,10
-
Nhà phân phối, Đại lý phân phối cho các dự án, nhà máy trong và ngoài ngành
888,40 953,80 1.019,20 1.084,60 1.150,00
- Thương mại khác 429,64 370,31 318,78 289,43 270,10 1.2
Từ đầu tư, khai thác cơ sở vật chất và các dịch vụ khác
168,76 189,09 211,62 221,97 222,30
- Khai thác cơ sở vật
chất sẵn có 36,69 37,02 39,55 39,90 40,23 - Đầu tư tài chính, các
dự án đầu tư khác 132,07 152,07 172,07 182,07 182,07 1.3 Từ thi công xây lắp 43,20 46,80 50,40 54,00 57,60
2 Lợi nhuận TT 52 54 58 61 64 3 Lợi nhuận ST 50 52 56 59 62 4 Cổ tức 11% 12% 13% 14% 15% 5 Nộp NSNN 7,50 8,00 8,50 9,00 9,50
(Nguồn: Báo cáo Kế hoạch giai đoạn 2021 – 2025 cuả CT CP Máy – Thiết bị Dầu khí)
Để đạt tới mục tiêu đã định, Công ty sẽ tìm ra những biện pháp phù hợp để hướng phát triển Công ty trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và vượt qua khó khăn chung của nền kinh tế. Xây dựng và phát triển Công ty là đơn vị kinh tế