Quan điểm phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu một số phương pháp che giấu thông tin để đảm bảo bí mật an toàn trong thông tin liên lạc (Trang 72)

Quan điểm phát triển ngành điện nói chung và Tổng công ty Điện lực Việt nam nói riêng do Thủ t-ớng Chính phủ phê duyệt vào năm 2004 đ-ợc thể hiện ở 4 quan điểm chính:

Thứ nhất, phát triển điện phải đi tr-ớc một b-ớc để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất n-ớc trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng nhu cầu điện cho sinh hoạt của nhân dân; đảm bảo an ninh năng l-ợng quốc gia. Đẩy mạnh điện khí hoá nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo. Đồng thời, bảo đảm chất l-ợng điện năng để cung cấp dịch vụ điện với chất l-ợng ngày càng cao, giá cạnh tranh. Đặc biệt coi trọng tiết kiệm điện năng từ khâu phát, truyền tải đến khâu sử dụng.

Thứ hai, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn năng l-ợng sơ cấp của đất n-ớc nh- nguồn thuỷ năng (kết hợp với thuỷ lợi), khí, dầu, than cho sản xuất điện, áp dụng thiết bị sử dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và giảm ô nhiễm môi tr-ờng. Khảo sát, nghiên cứu xây dựng nhà máy điện nguyên tử, đẩy mạnh nghiên cứu phát triển các dạng năng l-ợng mới và tái tạo để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện.

Thứ ba, từng b-ớc hình thành thị tr-ờng điện lực cạnh tranh trong n-ớc, đa dạng hoá ph-ơng thức đầu t- và kinh doanh điện, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia, không biến độc quyền nhà n-ớc thành độc quyền doanh nghiệp. Nhà n-ớc chỉ giữ độc quyền khâu truyền tải, xây dựng và vận hành các nhà máy thuỷ điện lớn, các nhà máy điện nguyên tử. Chủ động trong việc tham gia, liên kết l-ới điện và mua bán điện với các n-ớc trong khu vực.

Thứ t-, xây dựng giá điện phải đạt mục tiêu khuyến khích đầu t- cho phát triển ngành điện, tăng sức cạnh tranh về giá điện so với các n-ớc trong khu vực. Kết hợp giữa điều hành mạng l-ới điện thống nhất trong cả n-ớc với xây dựng và điều hành hệ thống điện an toàn theo từng khu vực nhằm đồng bộ và hiện đại hoá mạng l-ới truyền tải, phân phối điện quốc gia để cung cấp dịch vụ điện đảm bảo chất l-ợng, liên tục, an toàn, hiệu quả.

Mục tiêu phát triển:

Mục tiêu phát triển của ngành Điện Việt Nam đến năm 2010 là: sử dụng tốt các nguồn thuỷ năng (kết hợp với thuỷ lợi), khí và than để phát triển cân đối nguồn điện. Xây dựng các cụm khí - điện - đạm ở Phú Mỹ và khu vực Tây Nam, xúc tiến nghiên cứu, xây dựng thuỷ điện Sơn La, nghiên cứu ph-ơng án sử dụng năng l-ợng nguyên tử. Đồng bộ hoá, hiện đại hoá mạng l-ới phân phối điện quốc gia. Đa dạng hoá ph-ơng thức đầu t- và kinh doanh điện; có chính sách thích hợp về sử dụng điện ở nông thôn, miền núi, tăng sức cạnh tranh về giá điện so với khu vực.

3.1.2. Định h-ớng phát triển của Tổng công ty điện lực Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể:

- Đáp ứng đầy đủ nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội. Phấn đấu đến năm 2010 đạt sản l-ợng từ khoảng 88 đến 93 tỷ kWh và năm 2020 đạt sản l-ợng từ 201 đến 250 tỷ kWh.

- Đẩy nhanh ch-ơng trình đ-a điện về nông thôn, miền núi, phấn đấu đến năm 2010 đạt 90% số hộ dân nông thôn có điện, đến năm 2020 đạt 100% số hộ dân nông thôn có điện.

- Đảm bảo cân bằng tài chính bền vững.

- Đa dạng hoá ph-ơng thức đầu t- phát triển ngành và chuẩn bị các ph-ơng án nhập khẩu điện của các n-ớc Lào, Campuchia và Trung Quốc.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao để đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của ngành Điện.

- Thực hiện cơ chế hoạt động đa dạng hoá sản phẩm, bao gồm nhiều Công ty có t- cách pháp nhân theo mô hình Liên kết tài chính-Công nghiệp-Th-ơng mại-Dịch vụ- T- vấn.

- Kiểm soát và giảm nhẹ ô nhiễm môi tr-ờng trong các hoạt động điện lực.

Chiến l-ợc phát triển:

Phát triển đồng bộ nguồn và l-ới điện theo h-ớng hiện đại. Phát triển thuỷ điện, nhiệt điện than, nhiệt điện khí, điện nguyên tử..., kết hợp trao đổi, liên kết l-ới điện với các n-ớc trong khu vực. Tổng công ty Điện lực Việt Nam chỉ đầu t- những công trình phát điện có công suất từ 100 MW trở lên, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khác đầu t- các công trình có công suất nhỏ hơn. Phát triển nhanh, đồng bộ, hiện đại hệ thống truyền tải, phân phối nhằm nâng cao độ tin cậy, an toàn cung cấp điện và giảm tổn thất điện năng.

„ Chiến lược phát triển nguồn điện:

Ưu tiên phát triển thuỷ điện, nhất là các công trình có lợi ích tổng hợp (cấp n-ớc, chống lũ, chống hạn...).

Phát triển các nhà máy nhiệt điện với tỷ lệ thích hợp, phù hợp với khả năng cung cấp và phân bố của các nguồn nhiên liệu. Đồng thời, phát triển các nhà máy sử dụng năng l-ợng mới và tái tạo.

Đầu t- khảo sát, nghiên cứu, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để có thể xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên ở Việt Nam với quy mô công suất khoảng 2.000 MW, dự kiến đ-a vào vận hành giai đoạn sau năm 2015.

Nhập khẩu điện: theo hiệp định hợp tác năng l-ợng đã ký kết, Việt Nam sẽ nhập khẩu khoảng 2.000 MW công suất từ Lào. Tiếp theo sẽ xem xét nhập khẩu điện từ Campuchia và Trung Quốc.

„ Chiến lược phát triển lưới điện:

- Phát triển nguồn điện phải đi đôi với phát triển l-ới điện, phát triển l-ới điện phân phối phải phù hợp với phát triển l-ới điện truyền tải.

- Phát triển nhanh hệ thống truyền tải 220, 500 kV nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và giảm tổn thất điện năng trên l-ới truyền tải, bảo đảm khai thác kinh tế các nguồn điện; phát triển l-ới 110 kV thành l-ới điện phân phối cung cấp trực tiếp cho phụ tải.

„ Chiến lược phát triển điện nông thôn và miền núi:

- Đẩy mạnh điện khí hoá nông thôn nhằm góp phần đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Khuyến khích đa dạng hoá trong đầu t- và quản lý l-ới điện nông thôn.

- Tăng c-ờng kiểm soát giá điện nông thôn để đảm bảo thực hiện theo đúng giá trần do Chính phủ quy định.

„ Chiến lược tài chính và huy động vốn:

- Có các cơ chế tài chính thích hợp để Tổng công ty Điện lực Việt Nam đảm bảo đ-ợc vai trò chủ đạo trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển của ngành điện Việt Nam.

- Tiếp tục triển khai một số công trình đầu t- theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), liên doanh hoặc BOO để thu hút thêm nguồn vốn đầu t-, đồng thời tăng khả năng trả nợ cho Tổng công ty Điện lực Việt Nam. Đồng thời, xây dựng các biện pháp huy động vốn trong xã hội dân để đầu t- phát triển điện.

- Nghiên cứu tham gia thị tr-ờng chứng khoán, phát hành trái phiếu trong và ngoài n-ớc để đầu t- các công trình điện.

- Tiếp tục thực hiện lộ trình cải cách giá điện đã đ-ợc duyệt theo h-ớng vừa tiến dần đến chi phí biên dài hạn vừa cải cách biểu giá điện, giảm bù chéo quá lớn giữa các nhóm khách hàng.

„ Chiến lược phát triển thị trường điện:

Từng b-ớc hình thành thị tr-ờng điện trong n-ớc, trong đó Nhà n-ớc giữ độc quyền ở khâu truyền tải và chi phối trong khâu sản xuất và phân phối điện. Tr-ớc mắt, hình thành thị tr-ờng mua bán điện trong nội bộ Tổng công ty Điện lực Việt Nam.

Nghiên cứu xây dựng đầy đủ các khuôn khổ pháp lý, các điều kiện để sớm hình thành thị tr-ờng điện độc lập.

Ngoài ra, EVN còn thực hiện các chiến l-ợc phát triển khoa học công nghệ, định h-ớng phát triển viễn thông và công nghệ thông tin, định h-ớng phát triển cơ khí điện, chiến lược phát triển nguồn nhân lực … nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh điện năng, đ-a ngành điện Việt Nam phát triển theo kịp với các n-ớc trong khu vực.

3.2. Các giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty Điện lực Việt Nam Điện lực Việt Nam

3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực

3.2.1.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Vốn là một vấn đề luôn đ-ợc các doanh nghiệp quan tâm, việc quản lý và sử dụng vốn quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.

Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại TCT Điện lực Việt nam

Một là, tăng c-ờng công tác quản lý TSCĐ

- Đối với các đơn vị thành viên thực hiện hạch toán độc lập hay phụ thuộc, bản thân TCT luôn phải theo dõi kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng TSCĐ bằng cách lập kế hoạch trích khấu hao theo tỷ lệ Nhà n-ớc quy định.

- Tại các nhà máy điện cần phải phân cấp quản lý TSCĐ nhằm nâng cao trách nhiệm để từng thành viên, ng-ời sử dụng; sử dụng đòn bẩy kinh tế để khuyến khích ng-ời lao động có ý thức bảo quản và giữ gìn máy móc thiết bị. Đồng thời nâng cao năng lực quản trị và bảo quản của bộ phận kiểm tra và bảo vệ nguồn l-ới điện (l-ới truyền tải và l-ới phân phối).

- Thực hiện tốt, nghiêm chỉnh các quy định của Nhà n-ớc về chế độ kế toán TSCĐ như: kiểm kê TSCĐ, đánh giá lại, phân loại, khấu hao đúng chế độ,…

Hai là, tăng c-ờng đổi mới TSCĐ.

- Đầu t- đổi mới trang thiết bị đồng bộ góp phần quan trọng trong việc tăng năng suất lao động, hạ thấp giá thành, chi phí sửa chữa. Những công nghệ, trang thiết bị

điện như tua bin, nồi hơi,… cần phải đ-ợc các chuyên gia đánh giá về kỹ thuật, tính phù hợp nhằm giảm tối đa hao mòn vô hình và đồng thời bố trí cơ cấu lại TSCĐ cho hợp lý tránh gây lãng phí nguồn vốn.

- Các DNĐL cần nhanh chóng xem xét, tổ chức thanh lý nh-ợng bán và xử lý dứt điểm các TSCĐ h- hỏng, không sử dụng đ-ợc nhằm thu hồi VCĐ bổ sung cho nguồn vốn SXKD và tái đầu t- TSCĐ mới.

- Cần phải chọn ph-ơng thức tính toán khấu hao hợp lý, đánh giá lại TSCĐ bởi TSCĐ trong ngành điện có vốn đầu t- lớn, thời gian khấu hao dài. Việc xem xét, đánh giá lại TSCĐ nên tiến hành theo định kỳ, th-ờng xuyên để ng-ời quản lý có thể phân tích việc đầu t- có phù hợp hay không từ đó đề ra những biện pháp xử lý thích hợp.

- Thực hiện thuê tài chính hoặc thuê vận hành các TSCĐ lớn nhằm giảm thiểu các chi phí.

Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn l-u động tại TCT Điện lực Việt nam

Là một thành phần quan trọng của vốn sản xuất kinh doanh, quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn l-u động của doanh nghiệp mang ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Một là, xây dựng cơ cấu VLĐ hợp lý. Để quản lý tốt vốn l-u động, tr-ớc hết phải xác định kết cấu hợp lý của vốn l-u động. Kết cấu của vốn là tỷ trọng của từng loại vốn chiếm trong tổng số vốn l-u động. Trên cơ sở bảng cân đối kế toán thấy rằng vốn l-u động của EVN tăng dần qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng vốn bằng tiền giảm, từ 48% năm 2002 xuống 43% năm 2005, tỷ trọng các khoản phải thu tăng dần. Đây là một kết cấu theo chiều h-ớng bất lợi, khiến hệ số thanh toán nhanh và thanh toán bằng tiền mặt của EVN giảm xuống. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng nh- đổi mới chiến l-ợc kinh doanh, xây dựng kết cấu vốn l-u động là điều mà EVN phải quan tâm tr-ớc mắt.

Hai là, xây dựng kế hoạch sử dụng vốn. Việc lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn nhất thiết phải dựa vào sự phân tích tính toán các chỉ tiêu kinh tế tài chính của kỳ

tr-ớc làm cơ sở cùng với kế hoạch sản xuất của EVN. Đồng thời phải th-ờng xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ thông qua hệ thống các chỉ tiêu để đ-a ra các biện pháp cụ thể.

Ba là, nhanh chóng thu hồi các khoản nợ tồn đọng. Các khoản phải thu của EVN tăng dần qua từng năm, từ 20% năm 2002 lên tới 25% năm 2005 trong tổng giá trị tài sản l-u động. Điều này cho thấy vốn của công ty bị chiếm dụng khá lớn, dẫn đến rủi ro trong thanh toán và thu hồi nợ, ảnh h-ởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy cần phải theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu để có biện pháp xử lý thích đáng với những khoản nợ này.

Ngoài ra, TCT điện lực Việt nam cần xây dựng chiến l-ợc vay vốn theo từng giai đoạn nhằm đảm bảo đủ nguồn vốn để kinh doanh, ngoài ra giảm chi phí vay vốn xuống mức tối tiểu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình.

3.2.1.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.

Nâng cao năng lực quản lý của các nhà quản trị

Doanh nghiệp hay bất kỳ tổ chức nào cũng đ-ợc cấu thành bởi các thành viên là con ng-ời hay nguồn nhân lực của nó. Với sự biến động th-ờng xuyên của môi tr-ờng kinh doanh và mức độ cạnh tranh khốc liệt vai trò của nguồn nhân lực ngày càng trở nên quan trọng. Con ng-ời là yếu tố quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có đội ngũ lao động tài giỏi, có phẩm chất tốt, doanh nghiệp đó sẽ có -u thế rất lớn trong cạnh tranh.

Khi xem xét đến lĩnh vực quản trị nói chung, nhà quản trị nói riêng, các chuyên gia đều kết luận: “Nếu không xét đến yếu tố rủi ro do điều kiện tự nhiên mang lại thì hầu hết sự thất bại hay thành công của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh là do vai trò của nhà quản trị quyết định”. Các nhà quản trị không đáp ứng được yêu cầu đổi mới là nguyên nhân chính dẫn đến làm ăn kém hiệu quả của các doanh nghiệp. Các nhà quản trị giỏi sẽ đ-a ra đ-ợc các cơ chế, chính sách quản lý phù hợp, từ đó doanh nghiệp sẽ có nguồn nhân lực chất l-ợng cao đồng thời tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh, tiết kiệm chi phí đầu vào. Đội ngũ cán bộ có vai trò quyết định

đến hiệu quả kinh doanh, gắn quyền lợi và nghĩa vụ của các nhà quản trị với kết quả sản xuất kinh doanh, đồng thời có kế hoạch đào tạo, bồi d-ỡng cán bộ quản trị, để từng b-ớc có đội ngũ các nhà quản trị giỏi, đáp ứng yêu cầu phát triển của EVN trong cơ chế thị tr-ờng.

- Đổi mới công tác tuyển chọn các nhà quản trị

Tuyển chọn các nhà quản trị là công việc khó khăn, song rất cần thiết và không thể thiếu. Công tác tuyển chọn đ-ợc thực hiện qua các b-ớc: Xác lập cơ chế tuyển chọn; xây dựng nội dung tuyển chọn; các biện pháp, công cụ và quá trình tuyển chọn.

Xác lập cơ chế tuyển chọn

Cơ chế tuyển chọn các nhà quản trị đ-ợc xác lập theo một số nội dung sau

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu một số phương pháp che giấu thông tin để đảm bảo bí mật an toàn trong thông tin liên lạc (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)