Bộ máy quản lý bảo hiểm thất nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội 001 (Trang 58 - 63)

2.2.1 .Phương pháp phân tích – tổng hợp

3.1 Tình hình Bảo hiểm thất nghiệp và bộ máy quản lý bảo hiểm thất nghiệp trên

3.1.2 Bộ máy quản lý bảo hiểm thất nghiệp

Tại Việt Nam, bộ máy QL BHTN gồm sự quản lý đồng thời của 2 ngành : Ngành LĐTB&XH và ngành BHXH, trong đó:

BHXH Việt Nam tổ chức quản lý theo ngành dọc từ trung ƣơng đến địa phƣơng theo 3 cấp : Cấp Trung ƣơng, cấp Tỉnh- thành phố, cấp quận-huyện; và có nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện thu chi và quản lý BHTN, có mạng lƣới tổ chức thu chi đến tận cấp Quận huyện; đối tƣợng tham gia BHTN trùng với đối tƣợng tham gia BHXH và tất cả đã đƣợc cấp sổ BHXH.

* Cấp Trung ương: Theo Nghị đinh 94/2008/NĐ-CP, cơ cấu tổ chức BHXH Việt Nam ở Trung ƣơng gồm: 12 Ban và 6 Đơn vị sự nghiệp. Trong đó có các Ban liên quan trực tiếp đến việc thực hiện chính sách BHTN là:

- Ban Thực hiện chính sách BHXH: tổ chức hƣớng dẫn thực hiện chính sách BHTN: tính mức hƣởng và thời gian hƣởng.

- Ban Thu: hƣớng dẫn và quản lý về nghiệp vụ thu BHTN; nghiệp vụ theo dõi tình hình biến động của NLĐ thất nghiệp (đăng ký thất nghiệp); về giải quyết các vấn đề có liên quan đến sự phối hợp thực hiện với các ngành khác nhƣ: giới thiệu việc làm, đào tạo nghề… Liên kết xây dựng hệ thống thông tin giới thiệu việc làm trong phạm vi cả nƣớc nhằm giúp từng cơ sở, địa phƣơng cũng nhƣ NLĐ có thể biết đƣợc nguồn việc làm không chỉ ở địa bàn mình đang quản lý hay địa bàn NLĐ đang sống mà là nhu cầu lao động trong cả nƣớc.

- Ban Chi: hƣớng dẫn và quản lý về nghiệp vụ chi trả các trợ cấp BHTN và các khoản hỗ trợ giới thiệu việc làm, hỗ trợ đào tạo nghề…

- Ban Kế hoạch – Tài chính có nhiệm vụ lập kế hoạch thu – chi chế độ BHTN;

- Ban Tuyên truyền thực hiện tuyên truyền về chính sách BHTN tới các doanh nghiệp và NLĐ;

- Trung tâm Thông tin xây dựng và ứng dụng phần mềm quản lý về lao động thất nghiệp và ngân hàng việc làm…

* Cấp BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Là cơ quan trực thuộc BHXH Việt Nam đặt tại tỉnh, có chức năng giúp Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện , BHTN , BHYT; quản lý các quỹ: BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn tỉnh theo quy định của BHXH Việt Nam và quy định của pháp luật; BHXH tỉnh chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc và chịu sự quản lý hành chính nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh của UBND tỉnh; BHXH tỉnh có tƣ cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.

Do khối lƣợng công việc lớn nên thực hiện quản lý BHTN theo hệ thống 8- 11 phòng nghiệp vụ:

1. Phòng Chế độ BHTN. 2. Phòng Giám định . 3. Phòng Quản lý thu.

4. Phòng Khai thác và Thu nợ. 5. Phòng cấp số, thẻ.

6. Phòng Tổ chức cán bộ. 7. Phòng Kế hoạch – Tài chính.

8. Phòng Kiểm tra.

9. Phòng Công nghệ thông tin.

10. Phòng Tiếp nhận và Trả kết quả thủ tục hành chính.

11.Văn phòng

Đối với thành phố Hà Nội, khối lƣợng công việc lớn, ngoài cơ cấu 11 phòng thông thƣờng với chức năng thực hiện: Tiếp nhận hồ sơ của NSDLĐ đăng ký tham gia và đóng BHTN: tổ chức thu BHTN theo quy định của pháp luật; Thực hiện việc chốt và trả sổ BHXH về việc đóng BHTN cho NLĐ chậm nhất năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đƣợc yêu cầu; Thực hiện chi hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho TT GTVL thuộc Sở LĐTB&XHvà chi hỗ trợ học nghề cho Cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn; Dừng chi trả các khoản TCTN, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm, thu hồi thẻ BHYT đối với NLĐ đang hƣởng TCTN khi có quyết định của Giám đốc Sở LĐTB&XH; Định kỳ hàng năm, trƣớc 15 tháng 7 báo cáo Sở LĐTB&XH tình hình thực hiện thu, chi bảo BHTN của 6 tháng đầu năm và ngày 15 tháng 1 báo cáo tình hình thu, chi BHTN của năm trƣớc.

BHXH Hà Nội phối hợp với Sở LĐTB&XH và cơ quan liên quan để tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giải quyết những vƣớng mắc phát sinh về bảo hiểm thất nghiệp; Tách phòng Gíam định thành phòng Gíam định 1 và Phòng Gíam định 2. Các Phòng và Văn phòng trực thuộc BHTN chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của Gíam đốc BHXH Thành phố và chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hƣớng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam..

* Cấp BHXH quận, huyện: BHXH huyện là cơ quan trực thuộc BHXH, có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH , BHYT; quản lý thu, chi BHXH , BHTN trên địa bàn huyện theo phân cấp quản lý của BHXH Việt Nam và quy định của pháp luật; BHXH huyện chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH tỉnh và chịu sự quản lý hành chính nhà nƣớc của UBND huyện; BHXH huyện có tƣ cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.

Tổ Nghiệp vụ thuộc BHXH huyện do Giám đốc BHXH tỉnh Quyết định thành lập sau khi đƣợc Tổng Giám đốc phê duyệt. Tổ Nghiệp vụ có chức năng giúp

chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Tổng Giám đốc. Tổ nghiệp vụ chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của Giám đốc BHXH huyện.

Để tăng cƣờng sự phối hợp trong xây dựng và tổ chức thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp đáp ứng yêu cầu QLNN và tổ chức thực hiện tốt chế độ, chính sách, pháp luật về BHTN, ngành LĐTB&XH và BHTXH thống nhất Chƣơng trình phối hợp giữa các cơ quan tỉnh và quận, huyện nhƣ sau:

1. Đề xuất, kiến nghị xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách BHXH: Sở LĐTB&XH và BHXH tỉnh phối hợp đề xuất, kiến nghị việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách BHTN gửi cơ quan quản lý cấp trên; phối hợp tổ chức lấy ý kiến góp ý của các sở, ban, ngành liên quan đối với các văn bản tham gia về chính sách bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của Bộ LĐTB&XH hoặc BHXH Việt Nam.

2. Thông tin, tuyên truyền, tổ chức thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về BHTN a)BHXH tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở LĐTB&XH và các ban, ngành liên quan của địa phƣơng, để xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về BHTN đến ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động tham gia BHTN thuộc địa bàn quản lý.

b) LĐTB&XH chủ trì, phối hợp với BHXH tỉnh lập kế hoạch triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về BHTN;

c) Sở LĐTB&XH và BHXH tỉnh có trách nhiệm:

- Xây dựng nội dung phối hợp hoạt động giữa phòng chức năng hoặc đơn vị liên quan thuộc Sở và BHXH tỉnh trong việc quản lý đối tƣợng, thu bảo BHTN; giải quyết và chi trả các chế độ BHTN phù hợp với tình hình thực tế ở từng địa phƣơng.

- Phối hợp xây dựng cơ chế trao đổi thông tin trong quản lý đối tƣợng; quy trình tiếp nhận, chuyển giao hồ sơ, chứng từ hƣởng BHTN và việc giải quyết chi trả chế độ BHTN cho phù hợp với tình hình địa phƣơng và đúng quy định của pháp luật.

- Phối hợp thực hiện kết nối cơ sở dữ liệu liên quan đến BHTN giữa Sở LĐTB&XH và BHXH tỉnh để phục vụ quản lý đối tƣợng và chi trả chế độ BHTN.

d) Hai bên thống nhất, báo cáo UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Tài chính phối hợp để trả lƣơng hƣu, trợ cấp BHTN hàng tháng cùng ngày với việc trả trợ cấp ƣu đãi ngƣời có công vào trƣớc ngày 10 hàng tháng.

đ) Căn cứ tình hình thực tế tại địa phƣơng, nếu thấy cần thiết, Sở LĐTB&XH và BHXH tỉnh thảo luận và thống nhất trình UBND tỉnh, thành phố để chỉ đạo, giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh tại địa phƣơng.

3. Thanh tra, kiểm tra và giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo về BHTN a) Sở LĐTB&XH có trách nhiệm tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH trong địa bàn tỉnh theo kế hoạch hoặc theo đề nghị của BHXH tỉnh. BHXH tỉnh có trách nhiệm tổ chức kiểm tra thƣờng xuyên việc thực hiện chế độ, chính sách BHTN.

b) Tùy theo yêu cầu và tính chất vụ việc, Sở LĐTB&XH hoặc BHXH cử cán bộ tham gia kiểm tra về BHTN của mỗi bên.

c) Kết quả thanh tra, kiểm tra đƣợc gửi cho mỗi bên để theo dõi và thực hiện việc xử lý và tổng hợp báo cáo lên Bộ LĐTB&XH và BHXH Việt Nam.

d) BHXH tỉnh kiểm tra việc đóng BHTN và việc hƣởng BHTN của NLĐ trong các đơn vị sử dụng lao động. Nếu phát hiện đơn vị hoặc cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHTN thì kiến nghị với Sở LĐTB&XH để kịp thời xử lý vi phạm.

đ) Trƣờng hợp các đơn vị sử dụng lao động có hành vi vi phạm hành chính về pháp luật BHTN nhƣng không thực hiện kết luận xử lý sau thanh tra, kiểm tra thì BHXH tỉnh thông báo kịp thời với Sở LĐTB&XH xử lý vi phạm.

e) Việc giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo đƣợc thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại tố cáo, Luật BHXH và các văn bản hƣớng dẫn. Trƣờng hợp cần tham khảo ý kiến trƣớc khi giải quyết thì các bên có văn bản lấy ý kiến.

4. Trao đổi thông tin và báo cáo

a) Định kỳ 6 tháng, BHXH tỉnh gửi LĐTB&XH báo cáo về tình hình đối tƣợng tham gia bảo hiểm xã hội, tình hình thu, chi các chế độ BHTN tại địa phƣơng, các kiến nghị, đề xuất (nếu có); Sở LĐTB&XH có trách nhiệm thông tin cho BHXH tỉnh về tình hình lao động, việc làm, tiền lƣơng và giải quyết hƣởng chế độ BHTN trên địa bàn quản lý.

b) Sở LĐTB&XH và BHXH tỉnh có trách nhiệm trao đổi thông tin 6 tháng một lần về tình hình giải quyết thƣ đơn, khiếu nại, tố cáo của tổ chức và cá nhân về bảo hiểm xã hội.

c) Định kỳ Sở LĐTB&XH và BHXH tỉnh tổ chức buổi làm việc trực tiếp để trao đổi thông tin và bàn biện pháp tổ chức thực hiện trong thời gian tới.

d) Gửi văn bản giữa Sở LĐTB&XH và BHXH tỉnh:

- Sở LĐTB&XH BHXH tỉnh các văn bản ban hành theo thẩm quyền và các văn bản chỉ đạo liên quan đến chế độ, chính sách BHXH; báo cáo tổng kết hàng năm; thông tin về tình hình lao động, tiền lƣơng, việc làm, đào tạo nghề trên địa bàn quản lý, báo cáo thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về BHTN.

- BHXH tỉnh gửi Sở LĐTB&XH các văn bản liên quan đến hƣớng dẫn thực hiện chính sách B của BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh; báo cáo tổng kết hàng năm; kế hoạch thu – chi BHTN hàng năm của tỉnh; báo cáo quyết toán thu – chi BHTN hàng năm của tỉnh; báo cáo kiểm tra việc chấp hành pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về BHTN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội 001 (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)