Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội 001 (Trang 81 - 84)

3.3.1 .Những kết quả đạt được

3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

3.2.2.1 Hạn chế

* Bộ máy quản lý :

Bộ máy còn khá cồng kềnh. Nhất là đối với một địa bàn nhƣ thành phố Hà Nội. Thực tế BHXH thành phố thực hiện quản lý về mặt thủ tục hành chính, trong khi các quyết định thu chi do Sở LĐTB&XH thực hiện.

*Nợ BHTN và công tác đôn đốc, thu hồi nợ còn nhiều hạn chế

Tính đến 31/12/2014

- Nơ ̣ BHTN là 136 tỷ đồng, bằng 2,95% tổng số phải thu, giảm 41,3% so với năm 2013, tƣơng ƣ́ng với số giảm là 97 tỷ đồng.

Số tiền nơ ̣ BHTN tuy vẫn còn đáng quan nga ̣i , song đã có chuyển biến đáng khích lệ, mă ̣c dù điều kiê ̣n kinh tế - xã hội trong năm còn có nhiều khó khăn song số nơ ̣ đã giảm xét cả về số tuyê ̣t đối lẫn tỷ lê ̣ tiền nợ tính trên tổng số phải thu . .

*Công tác giải quyết và chi trả các chế độ BHTN còn bất cập

- Chƣa có hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung, các phần mềm nghiệp vụ hiện hành chƣa liên thông giữa các đơn vị trong Ngành và các đơn vị liên quan ngoài Ngành; tiến độ ứng dụng CNTT vào quản lý còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu; việc chuyển đổi tác phong làm việc từ hành chính sang phục vụ tuy đã có chuyển biến nhƣng còn chậm;

- Tình trạng lạm dụng để trục lợi quỹ BHTN vẫn còn diễn biến phức tạp , đã xuất hiện tình trạng mua - bán sổ BHXH ở một số địa phƣơng, cơ quan BHXH đã báo cáo, phản ánh đến các cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp ngăn chặn để bảo đảm quyền ASXH cho NLĐ.

- Việc xử lý tổ chức, doanh nghiệp nợ đọng, trốn đóng BHTN đƣợc thực hiện theo quy định tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ. Tuy nhiên, việc xử lý còn mất nhiều thời gian, thực hiện còn khó khăn, tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHTN vẫn còn khá phổ biến.

- Tình trạng chi trả BH chậm: tất cả doanh nghiệp đều chậm đóng BHTN (đóng không đúng thời gian quy định) với thời gian chậm đóng kéo dài từ 4 tháng đến 67 tháng (trung bình 26 tháng), Số tiền BHTN đóng chậm là 106.678.1 triệu đồng, sau gia đoạn thanh tra đến nay mới có 67% doanh nghiệp đã nộp tiền chậm và số tiền truy thu là 77.093.213 triệu đồng.

*Thủ tục hành chính còn rườm rà

- Các thủ tục hƣởng TCTN còn rƣờm rà, khó khăn cho việc xác định đối tƣợng cụ thể có tham gia BHTN hay không, khiến nhiều cán bộ các TT GTVL lúng túng; các văn bản hƣớng dẫn không thống nhất, chƣa phù hợp với thực tế, không trùng khớp về tiến độ triển khai. Nhiều NLĐ phản ánh, họ có đi đăng ký thất nghiệp nhƣng lại không đƣợc hƣởng các chế độ BHTN vì doanh nghiệp nợ BHXH nên không chốt đƣợc sổ BHXH. Thủ tục còn rƣờm rà, phải đi lại nhiều lần mới hoàn thành đƣợc hồ sơ hƣởng TCTN theo đúng quy định.

3.2.2.2 Nguyên nhân

* Về phía cơ quan BHTN:

Vì BHXH chƣa có cơ quan chuyên trách về BHTN, do chịu sự quản lý chồng chéo mà các cơ quan quản lý ngày càng gặp khó khăn hơn trong việc phối hợp giữa 2 ngành. Chính điều đó gây khó khăn cho các cán bộ QL, dẫn đến việc còn những sai sót không đáng có.

* Nợ và thu nợ:

- Nhận thức của NSDLĐ còn hạn chế trong việc thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với NLĐ trong vấn đề BHTN . Tình trạng doanh nghiệp phá

chậm ban hành quyết định nghỉ việc, thanh lý hợp đồng lao động… hay làm thủ tục chốt sổ chậm với cơ quan BHXH.

* Công tác giải quyết và chi trả các chế độ :

- Nhận thức của NLĐ về các quyền lợi đƣợc hƣởng khi hƣởng TCTN còn hạn chế. Phần lớn NLĐ chỉ quan tâm đến tiền TCTN mà không chú ý đến quyền đƣợc giới thiệu việc làm và học nghề miễn phí. Điều này cho thấy, công tác tuyên truyền về chính sách BHTN chƣa đúng mức, dẫn đến NLĐ còn mơ hồ về BHTN.

- Nhu cầu đƣợc đào tạo lại của NLĐ hiện nay chƣa cao. Số lƣợng học viên thuộc dạng BHTN ít, theo đó bắt buộc phải học ghép với các đối tƣợng khác và khó trang trải các chi phí đào tạo.

- Qua thực tế, không phải công nhân, lao động nào cũng may mắn đƣợc thanh toán BHTN, muốn thanh toán đƣợc họ cần phải có trợ giúp hay hỗ trợ từ nhiều đối tƣợng, chứ không phải cứ thất nghiệp là đƣợc hƣởng chế độ. Mong mỏi của NLĐ là, ngoài đƣợc tƣ vấn, giới thiệu việc làm miễn phí, hƣởng trợ cấp thất nghiệp, còn đƣợc hỗ trợ học nghề một cách thiết thực. Đây là một chính sách rất ƣu việt của Nhà nƣớc, song do mức hỗ trợ học nghề còn thấp, cộng với tâm lý nôn nóng muốn có việc làm mới nên hầu hết NLĐ thất nghiệp không mấy mặn mà với việc học nghề mới. NLĐ quan niệm, “Kiếm cơm trƣớc, học nghề tính sau”. Mất việc, thu nhập giảm đáng kể, do gánh nặng tài chính gia đình khiến đại đa số đến TTGTVL chủ yếu để đăng ký hƣởng TCTN và tìm việc làm mới, không muốn là ngƣời thừa trong gia đình cũng nhƣ xã hội.

*Thủ tục hành chính:

Về các quy định của BHTN: Quy định về điều kiện để NLĐ tham gia bảo hiểm, nơi hƣởng BHTN còn nhiều bất cập, trình tự thủ tục (từ khâu đăng ký đến giải quyết hồ sơ và nhận trợ cấp thất nghiệp) quá phức tạp; thời gian đăng ký thất nghiệp và thời gian làm thủ tục để hƣởng TCTN còn ngắn, NLĐ không đủ thời gian để hoàn thành hồ sơ. Bên cạnh đó, theo quy định, NLĐ chỉ đƣợc hƣởng trợ cấp nếu thời gian mất việc từ 15 ngày trở lên; tức là, sau khi có quyết định thôi việc, trong thời gian 15 ngày, NLĐ chƣa tìm đƣợc việc làm mới thì sẽ đƣợc hƣởng TCTN. Tuy nhiên, một số NLĐ sau khi đã đăng ký mất việc, nhƣng trong 15 ngày tiếp theo đã tìm đƣợc việc làm mới, vẫn đƣợc hƣởng TCTN, điều này cũng ảnh hƣởng nhất định tới những đối tƣợng chƣa tìm đƣợc việc làm trong thời gian pháp luật quy định.

Chƣơng 4

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội 001 (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)