2.2.2 .Thu thậpdữ liệu thứ cấp
3.2. Phân tích thực trạng đào tạo nhân viên kinh doanh tại Công ty Cổ phầnViễn thông FPT
3.2.1. Kết quả công tác đào tạo nhân viên kinh doanh (2012 – 2014)
Bảng 3.3: Kết quả đào tạo NVKD của Công ty giai đoạn 2012 – 2014
Đơn vị tính: Người
TT Chƣơng trình đào tạo 2012 2013 2014
A Đào ta ̣o NVKD định kỳ
1 NVKD chuyên nghiệp 504 652 874
2 Nâng cao kỹ năng giao tiếp 503 660 874
3 Nâng cao nghiệp vụ chăm sóc khách
hàng và xử lý khiếu nại 505 660 877
B Đào ta ̣o tân NVKD
1 Văn hóa FPT 180 252 277
2 Training chuẩn NVKD 180 252 277
3 Phần mềm quản lý NVKD 180 252 277
4 Kỹ năng giao tiếp trực diện và qua điện
thoại 180 252 277
5 Kỹ năng bán hàng và bán chéo sản phẩm 180 250 277 6 Quản lý rủi ro trong kinh doanh 180 250 277
7 Pháp luật kinh doanh và đạo đức nghề
nghiệp 180 250 277
Nguồn:Trụ sở FTEL HN, Phòng Kế hoạch
Qua số liệu trên mặc dù tổng số NVKD hiện có của Công ty đến nay là 1625 người. Nhưng số lượng được đi đào ta ̣o còn r ất khiêm tốn, năm 2012 có khoảng 680 người, năm 2013 và 2014 thì số lượng có tăng nhưng chưa đáng k ể, số lượng người được cử đi đào tạo vẫn còn thấp hơn so với tổng số NVKD trong Công ty. Công ty đã tổ chức được đa da ̣ng các chương trình đào tạo, nhân viên được nâng cao trình đô ̣ chuyên môn nghiê ̣p vu ̣ . Tuy nhiên các chương trình đào tạo còn chưa tập trung phát triển kỹ năng mềm, còn thiếu một số kỹ năng quan
trọng như kỹ năng đàm phán, kỹ năng quảng bá thương hiệu, kỹ năng giải quyết xung đột… đây là những kỹ năng rất cần cho những vị trí nhân viên kinh doanh.
Theo kết quả khảo sát có đến 41/100 ý kiến cho rằng hoạt động Đào tạo của Công ty được chú trọng và bài bản; 36/100 ý kiến cho rằng được chú trọng nhưng chưa bài bản và 23/100 ý kiến cho rằng hoạt động Đào tạo của Công ty là bình thường. Khi hỏi chi tiết về ý kiến cho rằng chú trọng nhưng chưa bài bản, hầu hết đều đề cập đến việc xây dựng kế hoạch đào tạo, việc đưa ra kế hoạch cụ thể trong ngắn hạn và dài hạn sẽ giúp cho nhân viên trong công ty chủ động trong việc được cử đi học hoặc đăng ký đi học.
Về chương trình đào tạo của FTEL, một số cán bộ còn phàn nàn, chưa hài lòng về vấn các nội dung được đào tạo của Công ty:
“Các chƣơng trình đào tạo mà chúng tôi đƣợc tham gia còn khá là dàn trải, không thực sự chú trọng vào những kỹ năng mà chúng tôi cần”
(anh Phạm Minh Hải – Trưởng phòng kinh doanh số 5-CN HN1 nhận xét)
Bảng 3.4 : Bảng thống kê chi phí đào tạo từ năm 2012-2014
Đơn vị tính chi phí: Triệu đồng
TT Lĩnh vực ĐT 2012 2013 2014 Số lớp Chi phí Số lớp Chi phí Số lớp Chi phí A Đào ta ̣o NVKD định kỳ 33 561 45 810 63 1.260 1 NVKD chuyên nghiệp 11 187 15 270 21 420
2 Nâng cao kỹ năng
giao tiếp 11 187 15 270 21 420
3
Nâng cao nghiệp vụ chăm sóc khách hàng và xử lý khiếu nại
11 187 15 270 21 420
B Đào ta ̣o tân NVKD 28 476 42 756 49 980
TT Lĩnh vực ĐT 2012 2013 2014 Số lớp Chi phí Số lớp Chi phí Số lớp Chi phí 2 Training chuẩn NVKD 4 68 6 108 7 140 3 Phần mềm quản lý NVKD 4 68 6 108 7 140
4 Kỹ năng giao tiếp trực
diện và qua điện thoại 4 68 6 108 7 140
5 Kỹ năng bán hàng và
bán chéo sản phẩm 4 68 6 108 7 140
6 Quản lý rủi ro trong
kinh doanh 4 68 6 108 7 140
7
Pháp luật kinh doanh và đạo đức nghề nghiệp
4 68 6 108 7 140
Tổng (A+B) 61 1.037 87 1.566 112 2.240
Nguồn:Trụ sở FTEL HN – Phòng tài chính
Theo thống kê ở Bảng 3.4 thì quỹ đào tạo của Công ty Cổ phầnViễn thông FPT nhìn chung là khá lớn so với năng lực kinh doanh của Công ty, điều này thể hiện ban lãnh đạo Công ty đã rất chú trọng đến việc đầu tư cho hoạt động đào tạo nhân viên kinh doanh trong công ty. Quỹ này chủ yếu được huy động từ lợi nhuận sau thuế của Công ty.
Tuy nhiên, chi phí dành cho đào tạo NVKD hàng năm là không đồng đều và còn chịu nhiều ảnh hưởng của tình hình kinh tế của công ty.Điều này thể hiện ở chỗ năm 2012 lợi nhuận sau thuế Công ty thu được là 740 tỷ (so với thời điểm lúc bấy giờ là cao) do Công ty đã ký được nhiều hợp đồng kinh tế dẫn tới cán bộ, công nhân viên, đặc biệt là NVKD dành nhiều thời gian để làm việc hơn là dành thời gian đi học trong năm 2012. Cho nên chi phí dành cho đào tạo NVKD của Công ty năm 2012 là thấp nhất, 1.037 triệu đồng. Đến năm 2013, 2014 công ty chịu ảnh hưởng của nền kinh tế phát triển chậm cùng với sự cạnh tranh gay gắt
của các đối thủ, công tác tìm kiếm việc làm gặp phải nhiều khó khăn, thì lúc này hoạt động đào tạo nhân viên lại được chú trọng và đầu tư nhiều, thể hiện chí phí dành cho đào tạo NVKD năm 2014 là cao nhất lên tới 2.240 triệu đồng (gấp đôi năm 2012) trong khi lợi nhuận sau thuế của Công ty thu được xấp xỉ năm 2012. Nhìn chung hoạt động đào tạo nhân viên kinh doanh của Công ty chỉ phù hợp trong ngắn hạn, còn trong dài hạn thì Công ty nên có công tác đào tạo NVKD một cách hợp lý và có sự phân bổ chi phí đồng đều cho các năm.