CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Tổng quan về Ngân hàng Thƣơng Mại cổ phần Kỹ thƣơng Việt Nam và các
3.1.2. Hệ thống quản lý rủi ro của Techcombank
Nhận thức đƣợc vai trò thiết yếu của quản trị rủi ro đối với hoạt động của một NHTM, bắt đầu từ đầu năm 2010, Techcombank đã thành lập Khối Quản trị rủi ro trong đó gồm các bộ phận chức năng chuyên môn trực thuộc Hội sở với mục đích quản lý tất cả các rủi ro trong hoạt động của Techcombank. Với chức năng, nhiệm vụ chính là xây dựng các chính sách, quy chế, quy định, quy trình liên quan đến rủi ro, nhận diện rủi ro, phân tích và kiểm soát rủi ro, xây dựng hệ thống dữ liệu tổn thất trong hoạt động đồng thời kiểm soát việc thực hiện tuân thủ các chính sách đó.
Về RRHĐ, không nảy sinh rủi ro bất ngờ đáng kể nào, và giá trị các RRHĐ chịu rủi ro đƣợc quản lý tốt trong phạm vi khẩu vị rủi ro và biên độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng. Với tỷ lệ an toàn vốn cao hơn rất nhiều so với quy định của NHNN, cụ thể nhƣ sau:
Bảng 3.2: Trích lập Tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của NHNN giai đoạn 2013 - 2015
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Quy định NHNN Techcombank thực hiện Quy định NHNN Techcombank thực hiện Quy định NHNN Techcombank thực hiện 9% 14,03% 9% 15,65% 9% 14,74%
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của Techcombank)
Để quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế, Techcombank đã xây dựng kế hoạch kinh doanh liên tục (BCP) theo tƣ vấn của chuyên gia quản trị rủi ro nhiều kinh nghiệm tại HSBC, và định kỳ hàng năm Techcombank đều có những cuộc kiểm tra để đánh giá khả năng ứng phó của kế hoạch kinh doanh liên tục tại Techcombank. Techcombank đặt trọng tâm vào Khung quản trị RRHĐ từ năm 2013, nhằm xây dựng một bộ phận chuyên trách về RRHĐ tuân thủ nguyên tắc của Uỷ ban Basel.
Chiến lƣợc quản trị rủi ro cơ bản của Techcombank là xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với yêu cầu phát triển kinh doanh kèm theo các hƣớng dẫn vận hành chi tiết. Chiến lƣợc này sẽ đƣợc triển khai tƣơng thích với mức độ rủi ro mà ngân hàng gặp phải, cho phép vừa phát triển kinh doanh vừa đảm bảo việc phòng ngừa, giảm thiểu và kiểm soát rủi ro. Chiến lƣợc quản trị rủi ro sẽ gắn chặt với các hoạt động kinh doanh chủ chốt của ngân hàng và linh hoạt để thích ứng với những thay đổi của môi trƣờng bên ngoài.
Để quản trị rủi ro và tín dụng hiệu quả, Techcombank đã thành lập các uỷ ban nhƣ Ủy ban Kiểm toán và rủi ro (ARCO), Hội đồng Quản lý Tài sản Nợ và Có (ALCO) và Kiểm toán nội bộ để thiết lập các chính sách quản trị rủi ro và giám sát việc thực hiện các chính sách đó.
vị Rủi ro, Khung Khẩu vị Rủi ro này bao hàm cả các khía cạnh rủi ro tích cực và tiêu cực, hỗ trợ việc chấp nhận rủi ro một cách chọn lọc và hợp lý, đồng thời xác định các ngƣỡng biên độ chịu rủi ro của Ngân hàng để làm phƣơng tiện theo dõi rủi ro và ý thức đƣợc trách nhiệm quản trị rủi ro. Khung Khẩu vị rủi ro sẽ phải phù hợp với Tầm nhìn, Sứ mệnh và Các giá trị cốt lõi của Techcombank, trong những lĩnh vực nhƣ bảng cân đối dựa trên tiền gửi của khách hàng, quản lý vốn thận trọng, quản lý thanh khoản thận trọng, và mức rủi ro phải tƣơng thích với lợi nhuận thu đƣợc. Về tuyên bố Khung khẩu vị rủi ro của Techcombank năm 2015 đƣợc nêu tại Phụ lục 01.
* Hệ thống quản lý rủi ro của Techcombank đƣợc tổ chức với ba tuyến phòng thủ với: tuyến phòng thủ thứ nhất gồm tất các Khối kinh doanh vận hành và hỗ trợ, tuyến phòng thủ thứ hai gồm các bộ phận có chức năng kiểm soát, và tuyến phòng thủ thứ ba là Kiểm toán nội bộ. Ba tuyến phòng thủ cùng phối hợp nhận diện, kiểm soát rủi ro toàn ngân hàng.