Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi ro hoạt động hướng đến đạt chuẩn Basel II tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Trang 100 - 104)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Một số đánh giá về thực hiện quản lý rủi ro hoạt động hƣớng đến đạt chuẩn

3.3.3 Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại

Mặc dù Techcombank là một trong những ngân hàng hàng đầu trong việc áp dụng các chính sách và kỹ thuật quản lý RRHĐ, việc có thể kiểm soát đầy đủ và bảo vệ Techcombank khỏi mọi rủi ro vẫn là một vấn đề khó khăn. Trong quá trình hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro và áp dụng các chuẩn mực tiêu chuẩn quản trị rủi ro quốc tế, Techcombank đang từng bƣớc hoàn thiện các chính sách và quy trình quản trị nhằm giảm thiểu thấp nhất rủi ro. Tuy nhiên, các rủi ro về tuân thủ, lỗ hổng quy trình vẫn phát sinh trong quá trình hoạt động bởi một số nguyên nhân sau:

* Trong nội bộ ngân hàng

- Thứ nhất, về nguồn nhân lực, nhƣ đã đề cập ở phần hạn chế nêu trên, việc rủi ro có liên quan chính từ những CBNV tác nghiệp đã không rà soát trƣớc khi thực hiện hoặc do trình độ nghiệp vụ nhất định nên gây rủi ro cho ngân hàng. Ngoài ra, rủi ro cũng một phần do lãnh đạo cấp trên, đã tin tƣởng không kiểm soát trƣớc khi cấp dƣới trình ký, gây rủi ro và tổn thất cho ngân hàng. Về ý thức của CBNV trong văn hóa rủi ro chƣa thực hiện triệt để và chƣa truyền thông nhất quán, đồng bộ đến toàn thể CBNV và các cấp lãnh đạo trong ngân hàng.

- Thứ hai, hệ thống CNTT: Techcombank sử dụng hệ thống CNTT để thực hiện một số lƣợng lớn các nghiệp vụ, các giao dịch một cách chính xác và kịp thời, đồng thời lƣu trữ và xử lý về cơ bản tất cả các dữ liệu liên quan đến công việc kinh doanh, các hoạt động của Techcombank. Ứng dụng hệ thống CNTT cho hoạt động kiểm soát tài chính, quản trị rủi ro, phân tích tín dụng và báo cáo, hạch toán, kế toán, dịch vụ khách hàng và các hệ thống khác, cũng nhƣ các mạng lƣới liên lạc giữa các chi nhánh của Techcombank

và các trung tâm xử lý dữ liệu chính vận hành tốt có tính quyết định đối với hoạt động kinh doanh và năng lực cạnh tranh hiệu quả của Techcombank. Hệ thống CNTT của Techcombank cũng đã đƣợc áp dụng các biện pháp tổng thể an ninh thông tin, phòng chống rủi ro công nghệ từ con ngƣời, chính sách quy định, tiêu chuẩn, quy trình đến trang bị các giải pháp an ninh thông tin, sử dụng trung tâm dự phòng. Mặc dù vậy hệ thống vẫn có thể bị gián đoạn, tấn công xâm nhập trái phép, thất thoát thông tin do phải đối mặt với các rủi ro nhƣ: các tấn công bằng công nghệ mới, đặc thù chuyên dụng vào lĩnh vực tài chính, gian lận đánh cắp thông tin; các nhân viên vi phạm về an ninh thông tin, chƣa tuân thủ về quy trình đảm bảo an ninh thông tin, chƣa nhận thức hết vai trò, trách nhiệm trong việc đảm bảo an ninh thông tin đều dẫn đến có thể sơ xuất làm lộ thông tin, bị đánh cắp quyền truy cập; sai sót khách quan con ngƣời trong quá trình nhập liệu, thao tác vận hành; hỏng hóc phần cứng, lỗi phần mềm; các thiên tai, hỏa hoạn, mất điện trên diện rộng.

- Thứ ba, quy định, quy trình nội bộ mẫu thuẫn, hoặc chƣa thay đổi, điều chỉnh để phù hợp với quy định của pháp luật hiện tại, hoặc quy định/quy trình ban hành khó hiểu gây hiểu nhầm cho CBNV trong quá trình tác nghiệp. Việc mở rộng phạm vi hoạt động trong những năm gần đây, Techcombank đã phát triển một số sản phẩm và dịch vụ mới và mở rộng phạm vi của những sản phẩm và dịch vụ sẵn có. Việc này khiến cho Techcombank có thể phải đối mặt với một số rủi ro và thách thức, kể cả các rủi ro và thách thức nhƣ có thể cạnh tranh không hiệu quả trong một số sản phẩm, lợi nhuận của Techcombank có thể không đạt đƣợc nhƣ kỳ vọng, các hoạt động kinh doanh mới có thể thiếu nhân sự đủ năng lực thực hiện. Ngoài ra, Techcombank cần nâng cao hệ thống quản trị rủi ro và hệ thống CNTT để hỗ trợ nhiều hoạt động hơn. Việc này đòi hỏi thời gian, các chi phí bổ sung và các nguồn lực khác.

- Thứ nhất, kinh tế chƣa thực sự ổn định: Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình tăng trƣởng, khuôn khổ pháp luật và chính sách của Việt Nam vẫn chƣa đồng bộ và ổn định nhƣ các nền kinh tế của các nƣớc đã phát triển. Thêm vào đó, sự thay đổi chính sách hay cách hiểu và vận dụng pháp luật có thể dẫn đến những hậu quả không mong đợi mà có thể gây ảnh hƣởng bất lợi, rủi ro cho các doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng.

Đặc biệt, trong những năm gần đây, mặc dù các văn bản pháp luật của Việt Nam đã đƣợc soạn thảo công phu, minh bạch hơn để các nhà đầu tƣ dễ tiếp cận, nhƣng sự không rõ ràng của một số quy định trong các văn bản luật và sự lệ thuộc của các luật vào các văn bản hƣớng dẫn thi hành của Chính Phủ và các bộ vẫn ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.

- Thứ hai, văn bản hƣớng dẫn của NHNN còn thiếu: việc thiếu văn bản hƣớng dẫn, quản lý hoạt động kinh doanh của các NHTM sẽ có khả năng tác động không tốt đến thị trƣờng tài chính và ngân hàng nói chung. NHNN và các cơ quan quản lý nhà nƣớc khác chƣa ban hành và/hoặc thay đổi các chuẩn mực và đƣa ra những hƣớng dẫn và các quy định giám sát đối với hoạt động của Techcombank. Ngoài ra, do ảnh hƣởng của các thay đổi chính sách pháp luật, quy định và pháp lý trong tƣơng lai là không thể dự đoán trƣớc và nằm ngoài tầm kiểm soát của Techcombank và các thay đổi chính sách pháp luật, quy định và pháp lý này có thể ảnh hƣởng bất lợi đến điều kiện tài chính và kết quả hoạt động của Techcombank.

Mặc dù Luật các tổ chức tín dụng đƣợc ban hành và có hiệu lực từ năm 2011, tuy nhiên còn rất nhiều văn bản hƣớng dẫn dƣới luật vẫn chƣa đƣợc ban hành, hƣớng dẫn để các ngân hàng có thể áp dụng. Ví dụ nhƣ, liên quan đến nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, sản phẩm phái sinh…. đến nay vẫn chƣa có văn bản hƣớng dẫn về trình tự, thủ tục, điều kiện, hồ sơ xin cấp phép cho nghiệp vụ này khiến các NHTM muốn thực hiện nhƣng do chƣa có giấy phép

hoạt động cấp đổi nên không thể thực hiện. Tƣơng tự, văn bản liên quan đến RRHĐ, mặc dù đã có dự thảo xin ý kiến các NHTM nhƣng đến nay vẫn chƣa đƣợc ban hành hoặc hƣớng dẫn để các ngân hàng thực hiện.

Do tác động của chính sách, văn bản quy định của NHNN mới sửa đổi, ban hành cũng gây ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh cho ngân hàng nhƣ NHNN điều chỉnh lãi suất, tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc …

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT ĐỘNG HƢỚNG ĐẾN ĐẠT CHUẨN BASEL II TẠI NGÂN HÀNG

THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƢƠNG VIỆT NAM

4.1. Định hƣớng quản lý rủi ro hoạt động hƣớng đến đạt chuẩn Basel II tại Ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi ro hoạt động hướng đến đạt chuẩn Basel II tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)