So sánh việc quản lý RRHĐ tại Techcombank

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi ro hoạt động hướng đến đạt chuẩn Basel II tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Trang 88 - 91)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng quản lý rủi ro hoạt động hƣớng đến đạt chuẩn Basel II tạ

3.2.6 So sánh việc quản lý RRHĐ tại Techcombank

Dựa trên tiêu chí tần suất xảy ra rủi ro

Techcombank sử dụng ma trận RRHĐ là bảng mô tả tần suất xuất hiện và mức độ ảnh hƣởng của các dấu hiệu RRHĐ để đánh giá hiệu quả công tác quản lý RRHĐ trên toàn hệ thống ngân hàng. Báo cáo ma trận RRHĐ đƣợc thực hiện theo quý, chi tiết bảng số liệu ma trận RRHĐ của năm 2013 đến năm 2015 đƣợc nêu tại Phụ lục 05. Theo đó:

- Năm 2013 có 5 nghiệp vụ báo động đỏ gồm: nghiệp vụ tín dụng, quản lý giám sát TSĐB, quản lý và thu hồi nợ, pháp lý, kho quỹ và phát triển mạng lƣới, các nghiệp vụ còn lại là báo động vàng, chiếm đa số các nghiệp vụ trong ngân hàng.

- Năm 2014 không còn nghiệp vụ báo động đỏ và các nghiệp vụ có báo động đỏ đã chuyển sang màu vàng, còn lại có 8 nghiệp vụ báo động vàng (chiếm tới hơn 30% trong tổng số các nghiệp vụ) và các nghiệp vụ còn lại có mức độ rủi ro thấp (màu xanh).

- Năm 2015 có 3 nghiệp vụ báo động vàng gồm nghiệp vụ tín dụng, quản lý TSĐB, quản lý và thu hồi nợ, pháp lý và kho quỹ và phát triển mạng lƣới các nghiệp vụ còn lại đều ở mức báo động xanh.

báo động đỏ và báo động vàng giảm dần, báo động xanh tăng lên. Đây là tín hiệu tốt, cho thấy tần suất xuất hiện rủi ro và mức độ ảnh hƣởng của các loại rủi ro giảm dần qua các năm, điều đó chứng tỏ công tác quản lý RRHĐ của Techcombank đã mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên, để duy trì mức báo động xanh và không xuất hiện mức báo động đỏ thì việc quản lý RRHĐ cần đƣợc quán triệt xuyên suốt, thống nhất từ các cấp lãnh đạo xuống tất cả các CBNV trong ngân hàng nhằm giảm thiểu rủi ro và khắc phục rủi ro kịp thời tránh gây tổn thất cho ngân hàng.

Dựa trên tiêu chí về giá trị tổn thất

Dựa trên những rủi ro mức độ cao và tần suất xuất hiện của chúng để đánh giá kết quả quản lý RRHĐ tại Techcombank. Tần suất xuất hiện của những loại rủi ro này cao cũng đồng nghĩa với việc công tác quản lý RRHĐ còn nhiều thiếu sót, chƣa đƣợc nhận diện kịp thời để khắc phục rủi ro. Một số các rủi ro đƣợc cảnh báo có mức độ rủi ro trung bình đã đƣợc cảnh báo và chuyển xuống mức thấp hơn. Ngoài ra, còn một số nghiệp vụ đƣợc đánh giá có mức độ rủi ro cao gồm:

- Nghiệp vụ tín dụng: Do các đơn vị đề xuất cho vay vƣợt quá giới hạn của TSĐB theo quy định nội bộ, phân tích phƣơng án, dự án cho vay qua loa, không chặt chẽ.

- Nghiệp vụ quản lý giám sát TSĐB: Không tiến hành thẩm định giá TSĐB định kỳ và rà soát nhà dự án, bổ sung sổ hồng/sổ đỏ, quản lý TSĐB không chặt chẽ gây mất mát hàng trong kho.

- Nghiệp vụ Quản lý và thu hồi nợ: Chƣa thực hiện công tác thu hồi nợ không chặt chẽ, theo đúng tiến độ.

- Pháp lý: Do ảnh hƣởng của công tác thu hồi nợ nên các thủ tục pháp lý liên quan đến tố tụng tại cơ quan toà án, thi hành án vẫn kéo dài.

trong việc thực hiện thay đổi thông tin về địa điểm, ngƣời đứng đầu chi nhánh nên thời gian kéo dài.

Nguyên nhân của các rủi ro trên chủ yếu là lỗi tác nghiệp của CBNV do sự chủ quan, thiếu ý thức, cẩu thả của chính CBNV gây ra. Bên cạnh đó do khối lƣợng công việc lớn, đảm bảo tiến độ, thời gian cam kết chất lƣợng với chính các bộ phận khác trong ngân hàng và với đối tác nên xảy ra sơ suất trong quá trình tác nghiệp.

Về cơ bản các rủi ro có mức độ cao đƣợc giảm dần qua các năm, cho thấy công tác quản lý RRHĐ của các đơn vị trong ngân hàng đã đƣợc kiểm soát tốt hơn.

Dựa trên tiêu chí về tổn thất xảy ra

Giá trị tổn thất hàng năm là một trong những tiêu chí để đánh giá kết quả quản lý RRHĐ tại Techcombank, chi tiết số liệu thống kê giá trị tổn thất của Techcombank từ năm 2013 đến 2015 nhƣ sau: Năm 2013: 35.210.105.000 đồng; Năm 2014: 21.317.881.393 đồng; Năm 2015: 12.305.134.919 đồng.

Giá trị tổn thất của Techcombank qua các năm từ 2013 đến 2015 cho thấy, giá trị tổn thất cao nhất là vào năm 2013. Do năm 2013, tình trạng gian lận của CBNV đã cấu kết thông đồng với khách hàng để cho vay sai mục đích và nhân viên của đối tác đã lấy tiền tại máy ATM, một số các tổn thất do TSĐB trong kho bị đánh tráo, mất hàng. Tóm lại, qua số liệu tổn thất các năm từ 2013 đến 2015 cho thấy tại Techcombank vẫn còn để xảy ra thiệt hại do RRHĐ, chứng tỏ công tác quản lý RRHĐ mặc dù đã đƣợc Techcombank kiểm soát rất chặt nhƣng vẫn còn một số CBNV chƣa ý thức và tuân thủ nên giá trị tổn thất xảy vẫn còn mức đáng kể.

Dựa trên tiêu chí về trích lập dự phòng

Hiện Techcombank chƣa thực hiện việc trích lập dự phòng rủi ro theo Basel II nên chƣa thể đánh giá công tác quản lý RRHĐ dựa trên tiêu chí này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi ro hoạt động hướng đến đạt chuẩn Basel II tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)