Kiến nghị về mô hình nghiên cứu định giá cổ phiếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định giá cổ phiếu ngân hàng thương mại sau sáp nhập (Trang 101 - 107)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

4.3. Kiến nghị và đề xuất

4.3.4. Kiến nghị về mô hình nghiên cứu định giá cổ phiếu

4.3.4.1. Xây dựng nguồn số liệu và xử lý số liệu

Xây dựng bộ số liệu gồm 144 quan sát trong 3 năm (tần suất 1 lần 1 vào cuối mỗi quý)của 11 ngân hàng và một công ty tài chính bảo hiểm. Đây là bộ số liệu gộp gồm thị giá cổ phiếu, các thông tin tài chính,…

Nguồn số liệu được phân chia thành 12 bộ số liệu theo các tổ chức, lập bảng gồm 4 giá trị cổ phiếu tính theo 4 phương pháp nêu trên tại thời điểm quan sát. Như vậy mỗi bộ số liệu gồm 12 quan sát.

4.3.4.2. Mô hình nghiên cứu

Giả định của mô hình

- Các số liệu được cung cấp là chính xác và được công bố rộng rãi

- Các phương pháp định giá đều có thể áp dụng được trong tính toán thực tế - Giá của cổ phiếu là sự phản ánh của các giá trị nội tại

- Tồn tại một hàm hồi quy tính mà giá trị cổ phiếu được xác định bằng cách hồi quy các giá trị được định giá bởi các phương pháp định giá khác nhau.

Xây dựng một mô hình hồi quy tuyến tính, giả định giá của cổ phiếu được định là P sẽ là

Biến phụ thuộc: PA

PA : là thị giá của cổ phiếu A trên thị trường tại thời điểm xác định giá. Biến phụ thuộc phản ánh giá trị của cổ phiếu doanh nghiệp tại thời điểm được quan sát.

Biến độc lập PiA

PiAlà các mức giá cổ phiếu A đưa ra bởi cách tính theo phương pháp i

βiAlàhệ số tương quan của giá PiAđối với PA

n=4 Hiện tại, tác giả đề xuất sử dụng 4 phương án tính giá cổ phiếu theo 4 phương pháp được nghiên cứu

𝑢𝑡là sai số đo lường, bao gồm cả các thành phần ngẫu nhiên không quan sát được, những ảnh hưởng không thể dự báo.

Dạng hàm của mô hình trên sẽ được chạy trên bộ số liệu nguồn đã được thiết lập.Kiểm nghiệm dạng hàm của mô hình cho tới khigiá trị sai số 𝑢𝑡<5%.Khi đó khuyết tật của mô hình tương đương mức biên độ dao động tối đa của 1 phiên giao dịch của cổ phiếu trên thị trường niêm yết. Hàm mô hình thỏa mãn khi đó sẽ tính ra được giá trị cổ phiếu chính xác nhất.

Sự kết hợp các cách tính khác nhau từ các phương pháp có thể khắc phục các nhược điểm của từng phương pháp riêng lẻ.

Kết luận chƣơng 4

Chương 4 đề cập đến định hướng phát triển của thị trường M&A trong lĩnh vực ngân hàngvà tiềm năng của hoạt động định giá cổ phiếu, đặc biệt là định giá cổ phiếu các ngân hàng mới hình thành sau hoạt động M&A. Tác giả nhận định sự phát triển trong tương lai thông qua góc nhìn từ phía nhà quản lý, thị trường, nhà đầu tư. Các góc nhìn này giao thoa với nhau tạo nên bức tranh hoàn chỉnh về sự kỳ vọng một thị trường Ngân hàng trong tương lai phát triển.

Qua các phân tích nhận định các kỳ vọng của cơ quan quản lý, nhà đầu tư và thị trường, Tác giả phát hiện những điểm nút cần tháo gỡ. Các điểm nút này là những rào cản, vướng mắc mà khiến cho quá trình triển khai hoạt động định giá bị chậm lại. Chỉ ra nguyên nhân và hạn chế từ đó đưa ra các nhận định, kiến nghị để giải quyết tháo gỡ những điểm nút đó. Các kiến nghị và đề xuất cũng từ góc độ của cơ quan quản lý, thị trường và nhà đầu tư để giải quyết vấn đề một cách bao quát và đầy đủ hơn.

KẾT LUẬN

Việt Nam đã chính thức gia nhập cộng đồng Asean vào năm 2015, hiệp định TPP và các hiệp định FTA với liên minh Á Âu, Hàn Quốc,… đã và đang chuẩn bị có hiệu lực. Việc sẽ mở cửa hoàn toàn thị trường tài chính đòi hỏi các NHTM phải tăng cường nguồn lực, khả năng của mình. Chủ động hơn trong hoạt động M&A, không ngừng tìm kiếm đối tác có khả năng, nguồn lực và kinh nghiệm là biện pháp bảo vệ mình hữu hiệu nhất. Tập trung tối đa nguồn lực, trí tuệ, phát huy lợi thế so sánh, củng cố vững chắc thị phần là những việc làm cấp bách của một doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng.

Để không gây thất thoát và tiết kiệm tối đa chi phí, thời gian thì các NHTM cần phải tìm kiếm được các tổ chức định giá có năng lực, uy tín. Các nhà đầu tư cũng cần các kênh so sánh, cần sử dụng các biện pháp định giá hợp lý sáng suốt. Và các cơ quan quản lý phải siết chặt quản lý hơn nữa hoạt động định giá, nhất là định giá doanh nghiệp, nơi mà các giá trị tài sản vô hình thường xuyên bị đánh giá sai lệch.

Giá trị là một phạm trù kinh tế rất cơ bản của nền kinh tế thị trường, hoạt động định giá là hoạt động nhằm tìm ra giá trị hợp lý nhất đối với thị trường. Giá trị hợp lý ở đây phải là giá trị được mang ra so sánh đánh giá và phù hợp với lợi ích của đa số người. Định giá không thể là việc làm riêng lẻ của một tổ chức, một cá nhân, bởi khi ấy giá trị sẽ thiếu đi sự so sánh, khiến giá trị thực sự có thể bị bóp méo.

Vì vậy, định giá cổ phiếu phải là hoạt động của nhiều cá nhân, tổ chức cùng song hành, và sử dụng linh hoạt đầy đủ các phương pháp định giá để đưa ra nhận định chính xác nhất. Vấn đề sử dụng các phương pháp định giá ở Việt Nam tuy không mới nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu, vì vậy luận văn lựa chọn việc định giá cổ phiếu ngân hàng thương mại trong bối cảnh hậu sáp nhập để nghiên cứu. Tuy nhiên, đây là đề tài khó, bối cảnh lựa chọn là NHTM sau sáp nhập cũng rất mới ở Việt Nam, thời gian lựa chọn cho quan sát chưa đủ dài, vì thế nên luận văn còn nhiều điểm thiếu sót, cần đánh giá bổ sung. Tác giả rất mong được lượng thứ và nhận được ý kiến đóng góp, chia sẻ để hoàn thiện đề tài.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thái Bảo Anh, 2006. Tham luận về khung pháp lý liên quan đến vấn

đề mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam. Trình bày tại website:

Baolawfirm.com.vn.

2. Chính phủ, 2012.Quyết định 254 phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ

thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015”.Hà Nội, ngày 01/03/2012.

3. Nguyễn Đình Cung – Nguyễn Minh Đức, 2007. Thâu tóm và hợp

nhất về khía cạnh quản trị công ty: Lý luận và kinh nghiệm quốc tế. Viện nghiên

cứu quản lý kinh tế trung ương.

4. Cục quản lý cạnh tranh, 2014.Báo cáo tập trung kinh tế Việt Nam.Tháng 1/2014.

5. Nguyễn Thị Mỹ Dung ,2013. Các nhân tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam – Một số điểm cần lưu ý.Tạp chí

Phát triển và hội nhập, số 8 – tháng 1/2013, tr 42-45.

6. Phạm Tiến Đạt, 2010.Cơ chế xác định giá trị doanh nghiệp của các

tổ chức định giá ở Việt Nam. Luận án Tiến Sĩ kinh tế. Học viện Tài Chính.

7. Lương Minh Hà, 2009.Hoạt động mua bán sáp nhập trong lĩnh vực Tài Chính Ngân hàng tại Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng, Số 08 – tháng 9/2009, tr 8 -9.

8. Mạc Quang Huy, 2009.Cẩm nang Ngân hàng đầu tư. Hà Nội: Nxb Thống kê.

9. Nguyễn Thị Ngọc Khuyên, 2009.Định giá trong hoạt động mua lại và

sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam. luận văn thạc sĩ. ĐH Kinh tế Tp Hồ Chí Minh.

10. Vũ Thị Bích Liên, 2003.Luận cứ khoa học về phương pháp định giá

cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận án Tiến Sĩ kinh tế. Học

viện Ngân hàng

11. Lê Thị Ái Linh, 2008.Giải pháp cho Ngân hàng Thương mại Việt

Nam trước xu thế sáp nhập và mua lại.Luận văn thạc sĩ. ĐH Ngân hàng Tp Hồ

12. Nguyễn Sơn Nam, 2006. Mua bán sáp nhập doanh nghiệp Những

bước đường thành công. Hà Nội: Nhà xuất bản Công An nhân dân.

13. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam.Thông tư 36/2010/TT – NHNN về

việc sáp nhập hợp nhất, mua lại các tổ chức tín dụng, ngày 11/02/2010

14. Quốc hội, 2010. Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam. Ban hành ngày ngày 26/10/2010.

15. Quốc hội, 2004. Luật cạnh tranh. Ban hành ngày 03/12/2004 16. Quốc hội, 2013. Luật Chứng Khoán. Ban hành ngày 18/12/2013 17. Quốc hội, 2014. Luật Doanh nghiệp. Ban hành ngày 26/11/2014. 18. STOXPLUS.Báo cáo M&A Việt Nam, các năm từ 2011 đến 2015

Tài liệu tiếng Anh

1 Gary A.Dymski, 2002. The Global Bank merger wave: Implication

for developing country. April 8th.

2 Markowitz, H.M. (1959). Portfolio Selection: Efficient

Diversification of Investments. New York: John Wiley & Sons. (reprinted by

Yale University Press, 1970, ISBN 978-0-300-01372-6; 2nd ed. Basil Blackwell, 1991, ISBN 978-1-55786-108-5)

3 Rym Ayadi and Georges Pujals, 2005. Bank merger and

Acquisitions in the EU: Overview, assessment an Prospects. The European

Money and Finance Forum Vienna.

4 Yener Altunbas – David Marques Ibanez, 2004. Merger and acquisitions and bank performance in Europe – the role of strategic Bank.

Các website tham khảo

www.sbv.gov.vn : website Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam www.cafef.vn : Trang thông tin kinh tế, tài chính, chứng khoán www.maf.vn Diễn đàn mua bán sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam www.gso.gov.vn : website của Tổng cục thống kê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định giá cổ phiếu ngân hàng thương mại sau sáp nhập (Trang 101 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)