CHƢƠNG 3 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC
3.1. Giới thiệu về Công ty mẹ Tổng công ty Hàng hải Việt Nam
3.1.1. Giới thiệu chung về Công ty
Tên gọi đầy đủ bằng Tiếng Việt: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Tên giao dịch bằng Tiếng Anh: Vietnam National Shipping Lines. Tên viết tắt: VINALINES.
Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên. Vốn điều lệ: 10.693.000.000.000 đồng .
Trụ sở chính: Toà nhà Ocean Park, Số 1 Đào Duy Anh, Hà Nội. Điện thoại: (84) 4 35770825~29 Fax: (84) 4 35770850/60/31/32 Email: vnl@vinalines.com.vn
Website: http://www.Vinalines.com.vn; http://www.Vinalines.vn Logo của VINALINES:
“Tổng công ty Hàng hải Việt Nam” (VINALINES) là Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con, đƣợc chuyển đổi từ công ty nhà nƣớc thành công ty TNHH một thành viên do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu theo Quyết định số 985/QĐ- TTg ngày 25/6/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ. Với ngành, nghề kinh doanh chính là vận tải biển, khai thác cảng và dịch vụ hàng hải.
Tại thời điểm ngày 31/12/2014, Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam sở hữu 33 công ty con có tỷ lệ sở hữu trên 50% vốn điều lệ, trong đó bao gồm:
13 công ty kinh doanh khai thác cảng biển và 01 công ty khai thác cảng sông; 10 công ty kinh doanh vận tải biển;
05 công ty cung cấp các dịch vụ hàng hải và dịch vụ khác.
Ngoài ra, Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cũng sở hữu 12 công ty liên kết (Vinalines nắm giữ từ 20% đến dƣới 50% vốn điều lệ) và 05 khoản đầu tƣ góp vốn (Vinalines nắm giữ dƣới 20% vốn điều lệ).
3.1.2. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Ngày 29/4/1995, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đƣợc thành lập theo Quyết định số 250/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, trên cơ sở sắp xếp lại một số doanh nghiệp vận tải biển, cảng biển và dịch vụ hàng hải do Cục Hàng hải Việt Nam và Bộ Giao thông vận tải quản lý. Hoạt động theo điều lệ về tổ chức và hoạt động do Chính phủ phê chuẩn tại Nghị định số 79/CP ngày 22/11/1995.
Ngày 29/9/2006, Thủ tƣớng Chính phủ có Quyết định số 216/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án chuyển Tổng công ty Hàng hải Việt Nam sang tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con và Quyết định số 217/2006/QĐ- TTg thành lập Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.
Ngày 25/6/2010, Thủ tƣớng Chính phủ có Quyết định số 985/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam thành công ty TNHH một thành viên do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu; tổ chức và hoạt động theo Điều lệ đã đƣợc Chính phủ phê duyệt tại Nghị định số 184/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013.
Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, Vinalines đã và đang đóng vai trò chủ đạo trong ngành kinh tế biển của Việt Nam, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế đất nƣớc. Kể từ khi đƣợc thành lập đến nay, Vinalines đã trải qua các giai đoạn phát triển sau:
Giai đoạn 1995 – 2000: Vượt qua khủng hoảng tài chính Châu Á
Ngay từ khi đƣợc thành lập, VINALINES đã phải đối mặt với những khó khăn do chịu ảnh hƣởng từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Nhƣng nhờ sự mạnh dạn đổi mới về công tác quản lý và khai thác, VINALINES đã vƣợt qua thách thức bằng cách phát triển đội tàu biển, cảng biển và hệ thống cảng cạn (IDC), nâng cao sức cạnh tranh, tăng sản lƣợng hàng hóa thông qua cảng, bƣớc đầu đạt đƣợc những thành tựu rất quan trọng, tạo dựng đƣợc thƣơng hiệu và uy tín trên trƣờng quốc tế.
- Hàng hóa vận tải biển tăng 23%, năm 2000 đạt 11,4 triệu tấn tăng gấp 3 lần so với năm 1995. Tổng sản lƣợng hàng thông qua cảng của Vinalines tăng 11% năm 2000, đạt 20,6 triệu tấn tăng hai lần so với năm 1995.
- Năng lực vận tải của đội tàu đạt 13,4T/DWT vào năm 2000 (năm 1995 đạt 10,2T/DWT), năng lực xếp dỡ đạt 2.800T/mbến/năm so với 1.700T/m bến/năm 1995.
- Năm 2000 doanh thu của Vinalines đạt 4.400 tỷ VND (khoảng 367 triệu USD) đạt tốc độ tăng trƣởng trung bình 17% năm và tăng gấp 2,5 lần so với năm 1995, lợi nhuận tăng trung bình 9%/năm.
- Tổng số vốn của Nhà nƣớc tại Vinalines vào cuối năm 2000 là 2.225 tỷ VND tăng 50% so với năm 1995.
- Về đầu tƣ đội tàu: Năm 1995 Vinalines chỉ có 49 tàu với tổng trọng tải 397.000 DWT, đến năm 2000 đã tăng lên 79 tàu với tổng trọng tải đạt 844.000 DWT.
Giai đoạn 2000 – 2005: Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp
Phát huy kết quả đã đạt đƣợc, trong giai đoạn 2000-2005 Vinalines đã tiếp tục duy trì đƣợc đà tăng trƣởng cao, đồng thời thực hiện từng bƣớc đổi mới tổ chức và hoạt động:
- Đầu tƣ cho đội tàu: Tổng vốn đầu tƣ cho đội tàu đạt 7.200 tỷ đồng, trong đó 2.500 tỷ đồng đầu tƣ cho đóng mới tại các nhà máy đóng tàu trong nƣớc, phần còn lại là dành cho các dự án mua tàu đã qua sử dụng. Hoàn thành đóng mới 07 tàu, mua thêm 71 tàu, nâng tổng số tàu biển đến hết năm 2005 là 104 tàu với tổng trọng tải đạt gần 1,2 triệu DWT, tuổi tàu trung bình là 17,4.
- Đầu tƣ cho phát triển cảng: Tổng vốn đầu tƣ cho hạ tầng và trang thiết bị là 3.000 tỷ đồng, bao gồm việc xây dựng 2.000m cầu cảng để tiếp nhận tàu từ 10.000 - 40.000 DWT. Tổng số mét cầu cảng đến hết năm 2009 là 9.000m.
- Đầu tƣ và xây dựng tòa nhà Ocean Park làm trụ sở của Tổng công ty.
- Tái cơ cấu và đổi mới doanh nghiệp: Giai đoạn này Vinalines đã cổ phần hóa 12 doanh nghiệp và tái cấu trúc một số doanh nghiệp khác. Năm 2005, sau 10 năm xây dựng và phát triển, Vinalines đã có 46 doanh nghiệp thành viên, trong đó 16 doanh nghiệp nhà nƣớc, 22 doanh nghiệp cổ phần và 08 doanh nghiệp liên doanh.
Giai đoạn 2005 – 2010: Tăng trưởng và mở rộng
Kể từ năm 2005, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã đƣợc chuyển đổi hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Trong giai đoạn này:
- Đầu tƣ đội tàu: Đội tàu của Vinalines đã đƣợc phát triển nhanh chóng với mục tiêu hiện đại hóa và trẻ hóa đội tàu. Đến cuối năm 2010, tổng trọng tải của đội tàu trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con của Vinalines đạt 3,4 triệu tấn DWT, gồm có tàu container, tàu hàng rời và tàu dầu.
- Các dự án đầu tƣ hạ tầng cảng: Để phát triển đồng bộ hệ thống cảng biển đặc biệt là các cảng nƣớc sâu, đáp ứng nhu cầu phát triển hàng hóa xuất nhập khẩu và năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Vinalines đã tập trung nghiên cứu, đầu tƣ và triển khai xây dựng các dự án cảng biển trọng điểm các khu vực trọng yếu trên cả nƣớc.
Giai đoạn 2011- 2015: Tái cơ cấu, tập trung vào 3 lĩnh vực nòng cốt
Trong giai đoạn phát triển này, Vinalines tập trung vào 3 lĩnh vực kinh doanh chính là vận tải biển, khai thác cảng và dịch vụ hàng hải, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả SXKD và thực hiện thành công Chiến lƣợc biển Việt Nam đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
Thực hiện Đề án Tái cơ cấu giai đoạn 2012 – 2015 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 276/QĐ-TTg, Vinalines sẽ tổ chức lại sản xuất kinh doanh và tái cơ cấu đầu tƣ nhƣ sau:
- Lĩnh vực vận tải biển: Cơ cấu lại đội tàu phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng; có phƣơng án bán những tàu cũ khai thác không hiệu quả để giảm lỗ; chú trọng khai thác thị trƣờng vận tải biển trong nƣớc; nâng thị phần vận tải hàng hóa xuất, nhập khẩu bằng đƣờng biển của nƣớc ta lên 25% - 30%. Rà soát lại các chƣơng trình đóng mới tàu biển phù hợp với khả năng tài chính và nhu cầu thị trƣờng. Trƣớc mắt, dừng triển khai đóng mới 6 tàu, giãn tiến độ thực hiện 11 tàu và tập trung đóng mới dứt điểm 7 tàu để đƣa vào khai thác.
- Lĩnh vực khai thác cảng: Tập trung khai thác các cảng hiện có, trong đó ƣu tiên đầu tƣ đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng cảng và rà soát cắt giảm chi phí để khai thác có hiệu quả cụm cảng phía Bắc tại khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh và cụm cảng phía Nam tại khu vực khu vực Tp. Hồ Chí Minh, Cái Mép – Thị Vải (Vũng Tàu).
- Lĩnh vực dịch vụ hàng hải: Phát triển đồng bộ dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, đặc biệt là dịch vụ logistics, hƣớng đến dịch vụ trọn gói và mở rộng ra nƣớc ngoài; hình thành một số cảng cạn, trung tâm phân phối hàng hóa và các loại hình dịch vụ hàng hải tiên tiến khác ở các khu vực đầu mối vận tải.
3.1.3. Kết quả hoạt động SXKD giai đoạn 2011-2014 của Công ty
Doanh thu của Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có xu hƣớng giảm dần do chủ trƣơng thu hẹp lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và đến năm 2013 đã dừng hoạt động. Bên cạnh đó, Vinalines cũng tiến hành sắp xếp và chuyển đổi một số doanh nghiệp cảng thành các đơn vị độc lập khiến cho doanh thu của lĩnh vực cảng không còn từ năm 2013. Cùng với chủ trƣơng tái cơ cấu và bán đội tàu, sản lƣợng khai thác cùng với mức giá cƣớc giảm cũng ảnh hƣởng trực tiếp đến doanh thu của Vinalines. Doanh thu thuần của Vinalines giảm lần lƣợt 42,52% và 33,26% trong năm 2012, 2013. Trong khi lỗ sau thuế tăng mạnh trong năm 2013, ở mức lỗ 3.087 tỷ đồng. Trong năm 2012 và 2013, chi phí dự phòng giảm giá đầu tƣ chứng khoán ngắn hạn và dài hạn tăng đột biến trong năm 2012 và 2013 do ảnh hƣởng bởi
kết quả kinh doanh của các đơn vị thành viên. Mặt khác, năm 2013, Tổng công ty đã thay đổi chính sách kế toán đối với việc hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái, theo đó toàn bộ số dƣ còn lại chƣa phân bổ hết của khoản lỗ chênh lệch tỷ giá trong các năm trƣớc đến 31/12/2012 đƣợc hoãn lại theo Thông tƣ số 201/2009/TT-BTC khiến chi phí tài chính tăng mạnh trong năm 2013. Do đó, lỗ năm 2013 tăng đột biến 129,06% so với năm 2012, trong khi lỗ trong 9 tháng năm 2014 chỉ tƣơng đƣơng 16,76% cả năm 2013.
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động SXKD của Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2011– 2014
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
9 tháng năm 2014
Doanh thu thuần 5.812.484 3.340.745 2.229.774 1.566.003
Lỗ sau thuế (1.282.468) (1.347.751) (3.087.136) (517.327) Tỷ suất lỗ sau thuế/doanh
thu thuần
-22,06% -40,34% -138,45% -33,03%
Lỗ sau thuế/tổng tài sản -6,65% -7,23% -16,97% -2,91%
Tổng số lao động (ngƣời) 2.390 2.427 2.179 1.600
Tổng quỹ lƣơng 263.927 237.722 219.451 130.000
Thu nhập bình quân tháng 9,20 8,16 8,39 8,40
Đơn vị tính: Triệu đồng
Biểu đồ 3.1: Doanh thu, lợi nhuận của Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2011– 9/2014
3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng lên cơ cấu tổ chức của Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam công ty Hàng hải Việt Nam
3.2.1. Môi trường bên ngoài
Do tình hình trong và ngoài nƣớc có nhiều thay đổi nhanh chóng, môi trƣờng kinh doanh có nhiều biến động bất lợi, áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, vấn đề luật pháp cũng có nhiều thay đổi nên đã ảnh hƣởng không nhỏ đến việc thực hiện định hƣớng và mục tiêu phát triển của Vinalines, từ đó tác động mạnh đến cơ cấu tổ chức của Vinalines. Cụ thể nhƣ:
Khủng hoảng kinh tế thế giới chƣa có dấu hiệu phục hồi rõ ràng, nhu cầu giao thƣơng giữa các thị trƣờng chƣa có dấu hiệu tăng tƣởngđã làm sụt giảm đáng kể lƣợng hàng hóa xuất nhập khẩu trên phạm vi toàn cầu.
Tình hình bất ổn tại một số khu vực trên thế giới, nhất là những căng thẳng về vấn đề chủ quyền trên Biển Đông (tuyến hàng hải vận chuyển khoảng 50% khối lƣợng hàng hóa đƣờng biển thế giới), có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới; mà trực tiếp chịu ảnh hƣởng là khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á
Giá cả vật tƣ, nguyên liệu, thiết bị, xăng dầu và chi phí sản xuất khác nói chung đều tăng nên giá thành dịch vụ ngày càng cao. Trong khi đó giá cƣớc dịch vụ không tăng tƣơng xứng mà còn phải cạnh tranh gay gắt, nên lợi nhuận thu đƣợc thấp và thậm chí có thể thua lỗ nếu công tác tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh không đƣợc tốt.
Sự cạnh tranh giữa các đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải biển, cảng biển, logistics, giao nhận hàng hóa ngày càng diễn ra gay gắt, điển hình nhƣ:
+ Xu thế liên minh vận tải giữa các hãng tàu quốc tế lớn đã gây khó khăn lĩnh vực vận tải biển của Vinalines, vì vốn dĩ đã không có khả năng cạnh tranh đƣợc với những hãng tàu biển quốc tế giờ đây lại càng khó khăn hơn trong việc giành thị phần vận chuyển ở nƣớc ngoài.
+ Các tập đoàn logistics nƣớc ngoài đã đƣợc thành lập công ty 100% vốn nƣớc ngoài và hiện đang chiếm khoảng 80% thị phần logistics Việt Nam, nên các doanh nghiệp logistics Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn khi yếu thế hơn hẳn về vốn và mạng lƣới hoạt động; cùng với đó là việc thay đổi chính sách đối với hoạt động tạm nhập tái xuất hàng hóa, quy định về kiểm soát trọng tải đƣợc áp dụng mạnh nên đã tác động rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp thuộc khối dịch vụ hàng hải.
Mặc dù đã nhận đƣợc sự hỗ trợ tích cực từ Chính phủ và các Bộ ngành liên quan, nhƣng việc tiếp nhận quản lý 05 doanh nghiệp từ Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đến nay vẫn có những ảnh hƣởng tiêu cực đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh chung của Vinalines, nhất là vấn đề hỗ trợ các doanh nghiệp này ổn định về mặt tài chính và phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thực hiện ủng hộ chủ trƣơng phát triển ngành đóng tàu trong nƣớc, nên Vinalines đã đặt hàng một số lƣợng lớn tàu đóng mới từ tập đoàn Vinashin trƣớc đây; nhƣng do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc thực hiện hợp đồng đóng mới tàu biển bị chậm và giá thành cao, điều này cũng góp phần gây ảnh hƣởng lớn đến hoạt động SXKD của Vinalines.
Theo yêu cầu chỉ đạo của Chính phủ, Vinalines phải thực hiện thoái vốn tại các doanh nghiệp không thuộc ngành nghề kinh doanh chính (vận tải biển, cảng biển
và dịch vụ hàng hải), đồng thời phải cơ bản hoàn thành công tác cổ phần hóa doanh nghiệp trong năm 2015. Đây vừa là cơ hội nhƣng cũng là thách thức rất lớn đối với Vinalines, bởi vì thị trƣờng chứng khoán đang trong giai đoạn không thuận lợi, trong khi đó các doanh nghiệp chƣa thực hiện cổ phần hóa của Vinalines đều không có sức thu hút lớn đối với các nhà đầu tƣ, ngoại trừ Cảng Sài Gòn, Cảng Hải Phòng.
Vinalines là doanh nghiệp do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu, chính vì vậy khi Nhà nƣớc có sự thay đổi về chủ trƣơng, chính sách phát triển đối với doanh nghiệp nhà nƣớc nói chung và Vinalines nói riêng, thì đã có tác động trực tiếp và ảnh hƣởng sâu sắc đến chiến lƣợc phát triển của Vinalines.
3.2.2. Chiến lược của Công ty
Với vai trò và vị trí là doanh nghiệp hàng đầu của đất nƣớc trong ngành hàng hải, Vinalines đã xác định tầm nhìn giai đoạn 2011-2015 và định hƣớng đến năm 2020 nhƣ sau: "Thế kỷ 21 là thế kỷ của đại dƣơng. Việt Nam đang phấn đấu trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển. Là doanh nghiệp hàng đầu trong