Xây dựng các khu công nghiệp phần mềm tập trung với các chính sách ưu đãi đặc biệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghệ thông tin trong điều kiện kinh tế thị trường ở việt nam (Trang 52 - 55)

chính sách ưu đãi đặc biệt.

Thung lũng Silicon là một địa danh nằm giữa hai miền Bắc Sanfrancisco và Nam San Jose, nơi đây được coi là một biểu tượng của nước Mỹ ở thế kỷ 20 bởi sự giàu có, những bí quyết công nghệ cao và là nơi sản sinh ra những tỷ phú giàu nhất thế giới. Bí quyết khiến Silicon hùng mạnh như ngày nay chính là do nó là một khu công nghiệp phần mềm tập trung, được bảo trợ bởi những chính sách ưu đãi đặc biệt của chính phủ. Tại đây có gần 400 nghìn lao động kỹ thuật cao (chiếm 75% lực lượng lao động) trong đó có 6000 tiến sỹ khoa học của gần 10.000 doanh nhiệp, đây được coi là nơi

tập trung sức lao động sáng tạo lớn nhất của loài người hiện nay và là mô hình tiêu biểu cho nền văn minh trí tuệ trong tương lai. Trong số hơn 4000 công ty hoạt động trong lĩnh vực điện tử, tin học viễn thông tại thung lũng Silicon hiện nay có nhiều công ty có tên trong danh sách các công ty công nghệ cao hàng đầu thế giới như Microsoft, Apple, HP, Sun.

Trung Quốc đã xây dựng hàng trăm khu công nghệ cao với giá trị sản lượng tăng 50% hàng năm. Ngành viễn thông là ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất ở TQ, tốc độ tăng trưởng hàng năm là 20-30%, năm 2001, chính phủ tuyên bố cắt giảm mạnh cước phí viễn thông, tạo đà thúc đẩy phát triển CNTT. Trung Quốc đang trở thành một quốc gia có thị trường và ngành CNPPM rất có tiềm năng, có tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 20%. Nhiều hãng Mỹ và Nhật Bản đang liên doanh với các công ty phát triển phần mềm của Trung Quốc hoặc thuê các công ty này thực hiện các đơn đặt hàng của họ. Sự hỗ trợ hoàn toàn của Chính phủ được các chuyên gia nước ngoài đánh giá là thuận lợi lớn nhất của Trung Quốc trong việc phát triển CNTT

Malaysia xây dựng thung lũng Silicon theo mô hình Mỹ là một ví dụ nó tỏ ra rất hiệu quả. Chính phủ cho xây dựng những công viên công nghệ phần mềm taih các thành phố Banggalore, Bhubaneshwar, Thiruvanthapuram, Uderabad, Noida và Ghandinagar. Các công viên này hoạt động như những trung tâm định hướng xuấ khẩu 100%, trong đó các công ty sản xuất phần mềm nhận được sự ưu đãi về thuế và các điều kiện thuận lợi khác. Chủ trương phát triển các khu công nghiệp được thực hiện với các biện pháp cụ thể như nhà nước góp phần đầu tư hạ tầng cơ sở (mà trước mắt là viễn thông) cho các công viên, thủ tục đầu tư đảm bảo hết sức nhanh gọn, có thể miễn thuế 5 năm đầu hoạt động cho các doanh nghiệp phần mềm, ưu đãi về thuê mặt bằng, được hưởng mọi ưu đãi quy định cho các đặc khu chế xuất.

Qua những nghiên cứu trên có thể nhận thấy rằng mỗi quốc gia dù là phát triển hay đang phát triển đều có những bước đi riêng của mình trong tiến

trình phát triển CNTT, và đã thu được những thành công nổi bật làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Việt nam là một nước đi sau, có những thuận lợi và khó khăn riêng trong tiến trình phát triển CNTT. Vì vậy việc vận dụng những kinh nghiệm của các nước đi trước dựa trên những điều kiện kinh tế- xã hội- chính trị riêng của mình là điều hết sức cần thiết. Chương 2 sẽ nêu rõ vấn đề này cũng như những thành công, những khó khăn và thuận lợi của việc phát triển CNTT Việt nam.

Chương 2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghệ thông tin trong điều kiện kinh tế thị trường ở việt nam (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)