Các giải pháp về đầu tư và thu hút đầu tư:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghệ thông tin trong điều kiện kinh tế thị trường ở việt nam (Trang 141 - 145)

Những quan điểm định hướng và một số giải pháp chiến lược cho phát triển CNTT Việt nam.

3.2.4. Các giải pháp về đầu tư và thu hút đầu tư:

Với những kinh nghiệm của các nước đi trước như ấn Độ, Hàn Quốc, Malaysia, Đài loan, .. những nước đã dựa vào đầu tư nước ngoài để phát triển nền kinh té trong nước Việt nam cần có những biện pháp thích hợp để khuyến khích và thu hút đầu tư.

Đối với đầu tư nước ngoài

Bên cạnh luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam, Chính phủ Việt nam đã ban hành nghị định 24-2000/NĐ-CP về một số biện pháp khuyến khích và đảm bảo hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt nam. Nghị định này đã góp phần cải thiện môi trường đầu tư của Việt nam như cam kết bảo đảm lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt nam, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các dự án, địa bàn ưu tiên; cải thiện thủ tục đầu tư,..

Trong danh mục các dự án đầu tư đặc biệt khuyến khích đầu tư có các dự án sản xuất vật liệu CNTT mới, ứng dụng công nghệ mới trong CN điện tử- tin học.

Như vậy, môi trường đầu tư vào CNTT ở nước ta hiện nay cho các nhà sản xuất nước ngoài đã được cải thiện và khá thuận lợi. Tuy nhiên để thu hút đầu tư nước ngoài mạnh hơn, Nhà nước có thể thực hiện một số chính sách mạnh như:

 Tạo ra những ưu đãi tập trung cho các ngành sản xuất các sản phẩm CNTT, xem đây như một khu vực tăng trưởng quan trọng, trên cơ sở kết hợp hạn ngạch và thuế nhập khẩu tạm thời đối với các sản phẩm nguyên chiếc với các biện pháp khuyến khích tích cực dành cho việc đầu tư vào các phương tiện sản xuất.

 Xây dựng chính sách “bảo hộ” giai đoạn trong khoảng thời gian nhất định nhằm thu hút các Công ty CNTT hàng đầu thế giới

 Xây dựng một số đơn đặt hàng hấp dẫn để thu hút các nhà sản xuất nước ngoài thiết lập cơ sở sản xuất tại Việt nam

 Giảm các sắc thuế đối với các dự án sản xuất linh kiện, cụm linh kiện CNTT.

 Tạo ra sự hài hoà giữa thu nhập từ thuế và hạn ngạch xuất nhập khẩu các sản phẩm CNTT với tác động của nó đến sự tăng trưởng của công nghiệp CNTT và sức cạnh tranh của nó trong tương lai.

Đối với đầu tư trong nước:

Đầu tư trong nước vào CNTT của cả khu vực nhà nước và tư nhân vẫn còn rất thấp mặc dù Nhà nước đã có những chính sách khuyến khích cụ thể.

Chính vì vậy để tăng cường đầu tư cho CNTT trong thời gian tới Nhà nước có thể thực thi một số Giải pháp sau:

 Ngoài đầu tư trực tiếp của Nhà nước cho CNTT Nhà nước có thể đầu tư gián tiếp bằng việc tạo nhu cầu đầu tư dưới hình thức tín dụng cho mua sắm các sản phẩm CNTT của các ngành, các lĩnh vực kinh tế xã hội khác,..  Ban hành chính sách thúc đẩy tích tụ và tập trung vốn thông qua các kênh

khác nhau, nhất là thị trường chứng khoán.

 Đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước trong ngành CNTT bằng các hình thức cổ phần hoá, giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước để huy động được vốn nhàn rỗi trong dân, huy động vốn của các thành phần kinh tế, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

 Cần khẳng định vai trò tích cực và có chính sách phát triển lâu dài đối với kinh tế tư bản tư nhân để khuyến khích họ bỏ vốn đầu tư vào phát triển CNTT

Bên cạnh đó nhà nước cũng phải cải tiến các quy định về thủ tục hành chính bởi đây là một trong nhữg yếu tố làm cho môi trường đầu tư nước ngoài ở Việt nam kém hấp dẫn và gây cản trở, giảm hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặc dù trong những năm qua, nhà nước đã tiến hành cải cách hành chính, tiến tới thực hiện chế độ "một cửa" nhưng trên thực

tế những tiến bộ trong cải cách hành chính vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy nhanh các hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, trong những năm tới, Việt nam cần thúc đẩy mạnh hơn, sâu sắc hơn cải cách hành chính. Cụ thể là:

- Ngoài việc sử dụng hệ thống mạng máy tính để làm các thủ tục Hải quan, thì cũng cần cải tiến thêm nữa các thủ tục và giảm bớt chậm trễ trong việc cấp mã số hải quan cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung và các doanh nghiệp CNTT nói riêng. Những việc này bao gồm từ việc xác định lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp theo đăng ký kinh doanh, đơn đăng ký mã thuế đến việc cấp mã thuế của Bộ Tài chính và mã hải quan của tổng cục Hải quan.

- Thống nhất cách tính toán "tỉ lệ nội địa hoá" đối với các sản phẩm CNTT giữa Bộ Tài chính, kế hoạch và đầu tư, công nghiệp, thơc mại, Bộ khoa học CN & MT, Bộ Bu chính viễn thông để làm cơ sở điều chỉnh thuế xuất, nhập khẩu cho các sản phẩm CNTT.

- Cải tiến thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực CNTT phù hợp với xu hướng phát triển nhanh, nhạy bén của lĩnh vực này, như hợp nhất giấy phép thành lập và đăng ký kinh doanh, loại bỏ các qui định về vốn pháp định tối thiểu.

- Sửa đổi ban hành các đạo luật, các qui định nhằm xây dựng khung pháp luật toàn diện và hiện đại để tạo điều kiện dễ dàng cho người vay vốn thực hiện và thực thi tài sản cầm cố, thế chấp.

- Tiếp tục đơn giản hoá thủ tục và giảm bớt chi phí đối với các cán bộ kỹ thuật, nhà khoa học khi xuất, nhập cảnh. Cho phép chuyển giao công nghệ theo các hợp đồng được thực hiện trên cơ sở tự do thoả thuận và chịu sự điều chỉnh của các bộ luật mà không đòi hỏi sự phê duyệt của Bộ KHCN&MT trong từng trường hợp.

Hiện nay ở nước ta vẫn chưa đưa ra được một khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh và những chính sách thích hợp khuyến khích cạnh tranh bình đẳng giữa

các doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân, hiện tượng độc quyền và hạn chế cạnh tranh thường xảy ra giữa các doanh nghiệp nhà nước. Mặc dù luật CNTT-TT vẫn đang chỉ là ý tưởng của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam nhưng thực tế là khi không có luật, CNTT phát triển tự nhiên, có thể gây thiệt hại cho các chủ thể Nhà nước, Doanh nghiệp và người sử dụng.

Như vậy việc tạo ra khung pháp lý và sử dụng các biện pháp có hiệu quả đối với cạnh tranh không chỉ rnhấn mạnh đến khía cạnh luật lệ đối với cạnh tranh mà cả chính sách tài chính, tiền tệ, thương mại nhằm nâng cao tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghệ thông tin trong điều kiện kinh tế thị trường ở việt nam (Trang 141 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)