Một số giải pháp chiến lược cho phát triển CNTT Việt nam 1 Giải pháp phát triển sản phẩm CNTT Việt nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghệ thông tin trong điều kiện kinh tế thị trường ở việt nam (Trang 134 - 136)

Những quan điểm định hướng và một số giải pháp chiến lược cho phát triển CNTT Việt nam.

3.2. Một số giải pháp chiến lược cho phát triển CNTT Việt nam 1 Giải pháp phát triển sản phẩm CNTT Việt nam

3.2.1. Giải pháp phát triển sản phẩm CNTT Việt nam

Về nguyên tắc, chính sách sản phẩm nằm trong phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên do bản chất nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và ảnh hưởng của chiến lược phát triển sản phẩm CNTT hiện nay đến quy mô và cơ cấu đầu tư của nhà nước cho CNTT nên cần phải xác định chính sách phát triển sản phẩm CNTT đúng đắn.

Cho đến nay các doanh nghiệp Việt nam tuy có đưa ra thị trường một vài sản phẩm mang thương hiệu Việt nam nhưng đó chỉ là hình thức. Hơn nữa, thị phần của các sản phẩm đó cũng hết sức nhỏ bé. Vì vậy không thể nói đến phát triển sản phẩm CNTT Việt nam mà lại không có nhiều sản phẩm phần cứng, phần mềm, dịch vụ CNTT mang thương hiệu Việt nam với thị phần cạnh tranh.

Sản phẩm CNTT rất đa dạng về chủng loại, mục đích sử dụng và trình độ kỹ thuật. Do vậy với khả năng hạn chế về vốn và công nghệ, các doanh nghiệp CNTT Việt nam, kể cả doanh nghiệp hàng đầu cần lựa chọn một số sản phẩm để ưu tiên phát triển. Tiêu chuẩn chọn lựa có thể là: khả năng kỹ thuật và công nghệ của các cơ sở nghiên cứu và doanh nghiệp trong nước; khả năng cung cấp vật tư, linh kiện trong nước; thị trường tiêu thụ trong nước và khả năng xuất khẩu; khả năng hợp tác quốc tế để sản xuất thị bị trong nước. Trong thời gian trước mắt, đối với sản phẩm phần cứng như linh kiện máy tính Việt nam có thể phát triển một số sản phẩm đơn giản, còn đối với phần mềm cũng như các sản phẩm gia tăng giá trị trên mạng Internet, thương mại điện tử, chúng ta hoàn toàn có khả năng đi sâu vào nghiên cứu, phát triển và ứng dụng những sản phẩm tiên tiến, hiện đại nhất.

Cụ thể các Giải pháp ở đây là:  Về phía Chính phủ:

- Có chính sách khuyến khích các nhà sản xuất theo hợp đồng thương mại, thực hiện các hoạt động đầu tư cung cấp dịch vụ chế tạo cao cấp cho các sản phẩm thiết kế trong nước từ các nhà sản xuất thiết bị chính gốc:

- Xúc tiến các nỗ lực nhằm kiên kết ngành CNTT Việt nam với các phòng mua sắm quốc tế nhằm cung cấp linh kiện cạnh tranh về giá, về chất lượng và tiếp thị các sản phẩm, thành phẩm và bán thành phẩm sản xuất trong nước;

- Có các chính sách hỗ trợ xuất khẩu khi các sản phẩm thương hiệu Việt nam được xuất khẩu.

Về phía doanh nghiệp sản xuất,:

- Cần có chiến lược phát triển sản phẩm cụ thể, phối hợp với các tổ chức nghiên cứu kỹ thuật, công nghệ, đầu tư thích đáng cho hoạt động này

- Tổ chức nghiên cứu nhu cầu của dân cư, các nhà sản xuất trong nước (kể cả nhu cầu thị trường ngoài nước) để hình thành ý đồ thiết kế sản phẩm mới, cải tiến chất lượng sản phẩm.

Bên cạnh đó nhà nước đóng vai trò tất quan trọng trong việc nghiên cứu và triển khai sản phẩm bởi lẽ “Phép mầu của thị trường” cũng khó có thể giúp cho những đề án nghiên cứu và phát triển quan trọng và cần vốn đầu tư lớn. Bởi vì cứ theo điều kiện hiện nay và theo kinh nghiệm nhiều nước khác, có lẽ nếu nhà nước không làm những đề án phát triển khó và lâu dài, thì sẽ không ai làm cả, mặt khác những đề án khó và lâu dài nếu không có những kết quả ngắn hạn và trung hạn hữu ích thì cũng khó thành công, và nếu thành công cũng có thể trở thành vô ích do sự tiến bộ rất nhanh trên thế giới. Ngoài việc góp phần đào tạo đội ngũ qua kinh nghiệm, còn có việc đem lại những hiểu biết cụ thể về các yêu cầu về các chuẩn tắc trong phương pháp làm việc cũng như về các giao diện chuẩn hoá trong các khối chức năng của phần mềm mà ta thừa hưởng. Để làm được việc này kinh nghiệm cho thấy là ta cần tham gia vào các đề án R&D liên quốc gia (trong khu vực, và với sự phát triển của Internet có thể nghĩ tới ngoài khu vực) và các tổ chức chuẩn quốc tế để có được những thông tin mới nhất cũng như để bảo vệ các đặc thù của tiếng Việt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghệ thông tin trong điều kiện kinh tế thị trường ở việt nam (Trang 134 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)