Số các đơn vị đăng ký làm phần mềm dịch vụ hiện nay ở Việt nam là 2500, trong đó ước tính có khoảng độ 400 đơn vị có hoạt động thực sự trong lĩnh vực này.
Nhờ các chính sách ưu đãi cho hoạt động sản xuất, dịch vụ phần mềm (miễn thuế thu nhập doanh nghiệp), số lượng các doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực phần mềm tăng khá nhanh.
Trong 6 tháng đầu năm 2003, tại tp HCM đã có 250 đơn vị mới đăng ký hoạt động sản xuất – kinh doanh CNTT, trong đó có 90 đơn vị đăng ký sản xuất - dịch vụ phần mềm (36%). Ước tính trong năm 2003 sẽ có 200 đơn vị mới tại tp HCM đăng ký hoạt động trong lĩnh vực phần mềm, và cả nước sẽ khoảng 350 đơn vị đăng ký mới.
Hội Tin học tp HCM ước lượng trong số này sẽ có khoảng 40% số đơn vị (150) đăng ký nhưng không hoạt động, 25% hoạt động rồi ngưng, 35% (khoảng 120) sẽ bổ sung vào danh sách các đơn vị phần
mềm “sống được”. Số nhân sự làm phần mềm sau một năm tăng từ 6.000 lên 8.000 người, tạo ra giá trị sản phẩm/dịch vụ khoảng 75 triệu USD - với năng suất 9.400 USD / người / năm.
Hiện nay cả nước có 8 khu công nghiệp phần mềm tập trung đã đi vào hoạt động, trong đó tp HCM có 3, còn lại là các khu tại Hà nội, Hải phòng, Cần thơ, Đà nẵng, Huế. Trừ khu Quang trung và SSP, hầu hết các khu công nghiệp phần mềm tập trung hoạt động chưa hiệu quả, do thu hút đầu tư từ bên ngoài còn yếu và chưa hỗ trợ được nhiều cho các doanh nghiệp hoạt động trong các khu tập trung.
Gia công và xuất khẩu phần mềm đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Tuy nhiên hiện nay chỉ có khoảng 10 đơn vị gia công / xuất khẩu phần mềm có doanh số trên 1 triệu USD /năm. Một số dịch vụ / sản phẩm phần mềm Việt nam đã được các đối tác nước ngoài đánh giá cao như TMA, Fsoft, CdiT…Hiện nay trong số các đơn vị làm phần mềm Việt nam mới chỉ có 1 đơn vị có chứng nhận CMM (mức 4) - từ năm 2002, và trong 12 tháng qua không có thêm đơn vị nào có chứng nhận loại này. Số đơn vị phần mềm chứng nhận ISO 9000 là 12, trong 6 tháng đầu năm 2003 cũng không tăng thêm một đơn vị nào.
Số lượng các đơn vị phần mềm-dịch vụ (1996-2003) 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 (ước tính) Số đơn vị (cuối kỳ) 95 115 140 170 230 300 400 520 Số đơn vị tăng trong kỳ 19 20 25 30 60 70 100 120 Số người làm 1900 2300 2800 3400 4600 6000 8000 10000
phần mềm