Những thuận lợi và khó khăn cho phát triển CNTT Việt nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghệ thông tin trong điều kiện kinh tế thị trường ở việt nam (Trang 114 - 115)

Những quan điểm định hướng và một số giải pháp chiến lược cho phát triển CNTT Việt nam.

3.1.1. Những thuận lợi và khó khăn cho phát triển CNTT Việt nam

Gần đây xảy ra hàng loạt những biến cố có tính chất thời đại, đang và sẽ tiếp tục tác động mạnh đến quá trình phát triển của các nước, các ngành, những biến cố đó đã tạo nên ảnh hưởng sâu đậm đến xu hướng phát triển của ngành CNTT cụ thể là:

Một là: Sự thay đổi lớn trong biểu hiện của hình thái chiến tranh: từ hai cực mâu thuẫn ý thức hệ, luôn luôn căng thẳng quân sự quy mô lớn là chính chuyển sang đa cực mâu thuẫn quyền lợi dân tộc là chính với cạnh tranh kinh tế ngày càng quyết liệt, những cạnh tranh trong kinh tế đã làm bùng nổ cuộc chiến tranh ở IRAC, AFANISTANG. Dịch bệnh SARS làm điêu đứng nhiều quốc gia trên thế giới và cũng là một minh chứng cho sự bất ổn của thế giới.

Hai là: Từ hoàn thiện công nghiệp hoá chuyển sang phi công nghiệp hoá, tin học hoá và tri nghiệp hoá (đi đầu là công nghiệp tri thức) ở các nước phát triển và sự tiếp cận ráo riết quá trình đó của nhiều nước đang phát triển.

Ba là: Từ chỗ tài nguyên, đất đai, dân số là những yếu tố chiến lược chủ đạo đảm bảo cho sự phát triển chuyển sang vai trò số một của trình độ người lao động, của công nghệ hiện đại đặc biệt là những quyết định chính xác, hợp lý của lãnh đạo, của Nhà nước

Bốn là: Từ thời đại đóng cửa độc quyền, bảo hộ mậu dịch gắt gao chuyển sang thời đại quốc tế hoá rộng rãi các quá trình kinh tế, xã hội, chống độc quyền và bảo hộ mậu dịch theo những chính sách được thoả thuận giữa các nước.

Năm là: Từ chỗ dấu kín công nghệ một cách phổ biến, đặc biệt là công nghệ cao chuyển sang thúc đẩy chuyển giao công nghệ để thu hồi vốn nhanh, tránh lỡ thời cơ vì tuổi thọ của công nghệ ngày càng ngắn đi dưới tác động của cách mạng KHKT và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường.

Sáu là: Tiêu chuẩn để vượt qua cuộc đào thải tự nhiên trong tương lai môi trường kinh tế thế giới đặt ra cho các nước, ngoài những vấn chính trị là một cơ cấu công nghiệp tiên tiến với một hàm lượng công nghệ cao tương ứng.

Một trong những hệ quả lớn nhất của bối cảnh đó là: Từ chỗ nguy cơ tụt hậu ngày càng lớn, khoảng cách kinh tế- xã hội giữa các nước phát triển và đang phát triển ngày càng rộng, chuyển sang thời cơ lớn của “người đi sau” nếu biết tận dụng nhanh chóng những thay đổi, trong đó đặc biệt là yếu tố khoa học và công nghệ và sự chuyển hướng của thời đại rút ngắn khoảng cách lạc hậu.

Bảy là: Đông á- Thái Bình Dương sẽ trở thành khu vực kinh tế phát triển nhất. Đông Nam á sôi động, khối ASEAN với những tiềm năng lớn đang dần mở cửa để trở thành khối mậu dịch tự do sẽ kéo theo những biến đổi lớn trong khu vực mà Việt nam đã thực sự tham gia.

Bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay như vậy là thời cơ đặc biệt thuận lợi cho Việt nam nói chung và CNTT Việt nam nói riêng. Nguy cơ “tụt hậu xa hơn” nằm ở phía chủ quan nước ta là chính và nó phụ thuộc trước hết vào con người trong đó số một là sự nhận định đúng đắn tình hình, nhiệm vụ và yêu cầu cách mạng nước ta hiện nay, sự lựa chọn chính xác các chiến lược và bước đi cụ thể. Nhưng điều quan trọng trước tiên, dựa trên những xu hướng đó, ta có thể nhận định được những thuận lợi và khó khăn cho CNTT Việt nam trong thời gian tới cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghệ thông tin trong điều kiện kinh tế thị trường ở việt nam (Trang 114 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)