Những đánh giá chung về tình hình phát triển CNTT ở Việt Nam 1 Những thành tựu cơ bản:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghệ thông tin trong điều kiện kinh tế thị trường ở việt nam (Trang 104 - 108)

Thực trạng phát triển Công nghệ thông tin ở Việt Nam

2.3. Những đánh giá chung về tình hình phát triển CNTT ở Việt Nam 1 Những thành tựu cơ bản:

2.3.1. Những thành tựu cơ bản:

Thứ nhất: Bước đầu xây dựng được một ngành CNTT kết hợp giữa công nghệ phần cứng, công nghệ phần mềm và dịch vụ CNTT.

Điều đó thể hiện ở vị trí của Việt nam trên bản đồ CNTT thế giới. Mặc dù là một nước đi sau rất nhiều so với các nước khác trên bản đồ đó, nhưng Việt nam cũng đã tạo được những ấn tượng về một đất nước có tiềm năng CNTT. Nhiều giải thưởng quốc tế về CNTT trong những năm vừa qua đã khẳng định sự vận hành của CNTT Việt nam, tuy muộn nhưng đã có dấu ấn nhất định.

Bên cạnh đó sự phát triển của số lượng người sử dụng máy tính, điện thoại, đường truyền Internet qua các năm cũng phản ánh sự phát triển của CNTT Việt nam. Những máy tính thương hiệu Việt nam đang dần dần chiếm lĩnh thị trường nội địa và xúc tiến việc xuất khẩu. Nhiều phần mềm được ứng dụng thông suốt trên toàn quốc mang lại những lợi ích thiết thực cho toàn xã hội.

Hơn thế nữa việc đưa mục tiêu xã hội hoá thông tin, xã hội hoá tin học và việc đưa Internet vào trường học cũng đã đem lại những thành công mới, một phong cách làm việc mới trong xã hội, tạo đà cho sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới của Việt nam.

Thứ hai: Tạo được cơ sở ban đầu về hạ tầng kỹ thuật về CNTT, đặc biệt là việc phát triển mạng Internet, các mạng Intranet, các mạng diện rộng của các cơ quan quản lý Nhà nước và chuyên ngành, các mạng dùng riêng. Theo bản báo cáo “chính phủ điện tử ngã ba đường” được liên hợp quốc công bố đầu tháng 11/2003, Việt nam xếp thứ 90/191 nước thành viên liên hợp quốc, trên Thái Lan, Bangladesh và một loạt các nước Châu Phi. Hơn nữa hiện nay 61 tỉnh thành của Việt nam đã nối mạng và dùng thư điện tử để liên hệ công việc thay vì công văn mất nhiều thời gian như trước đây.

Thứ ba: Tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc ứng dụng CNTTT trong quản lý Nhà nước và trong các lĩnh vực kinh tế.

Việc triển khai chưong trình 112 đã thúc đẩy mảng thị trường CNTT trong các cơ quan quản lý nhà nước phát triển mạnh. Theo nguồn số liệu tập

hợp từ 51 đầu mối tỉnh thành / bộ ngành chính (chưa kể các tổng công ty nhà nuớc), chi phí cho CNTT trong năm 2001 là 64 triệu USD, trong năm 2002 là 97 triệu USD.

Bảng 16: Chi tiêu CNTT của 29 tỉnh thành và 22 bộ ngành

Đơn vị: Triệu USD

Năm 2001 2002 Tổng tiền chi tiêu % Tổng tiền chi tiêu % Phần cứng 51.6 80.7% 78.9 81.3% Phần mềm - dịch vụ 12.3 19.3% 18.2 18.7% Tổng cộng 63.9 100% 97.1 100%

Nguồn: Hội tin học TPHCM

Nếu ước lượng mức chi tiêu cho CNTT của tất cả các cơ quan quản lý nhà nước gấp 1.5 lần tổng trên thì có thể ước lượng mảng thị trường CNTT cho các cơ quan nhà nước năm 2001 là 95 triệu USD, năm 2002 là 145 triệu USD, chiếm 23% thị trường CNTT VN năm 2001 và 29% thị trường CNTT năm 2002. Nhà nước thực sự đã trở thành khách hàng CNTT lớn, tuy nhiên tỷ lệ phần mềm-dịch vụ vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ chưa cân đối.

Bảng 17: Chi tiêu CNTT của các cơ quan nhà nước (ước tính)

Đơn vị: Triệu USD

Năm 2001 2002

Tổng tiền chi tiêu % Tổng tiền chi tiêu % Phần cứng 77 80.7% 118 81.3 % Phần mềm - dịch vụ 18 19.3% 27 18.7 % Tổng cộng 95 100% 145 100% % thị trường VN 23% 29%

Nguồn: Hội tin học TPHCM

Có thể nói rằng đến nay CNTT đã thâm nhập hầu hết các hoạt động kinh tế – xã hội, cả ở trong khu vực Nhà nước, khu vực tư nhân và cả trong đời sống gia đình. Trong đó, những khu vực kinh tế có yêu cầu hội nhập và

cạnh tranh cao như: Ngân hàng, viễn thông, hàng không… đang ứng dụng CNTT một cách rộng rãi và có hiệu quả, góp phần quyết định vào sự phát triển và hội nhập kinh tế.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng đã mạnh dạn đầu tư ứng dụng CNTT vào quản lý sản xuất kinh doanh và dịch vụ như thiết kế, dự toán công trình, công nghiệp in ấn, tính toán trong dầu khí, khí tượng thuỷ lợi.. để phát triển.

Các doanh nghiệp đã bắt đầu cho ra đời các phần mềm của Việt Nam có chất lượng quốc tế và có thể xâm nhập được thị trường quốc tế như TMA, Fsoft, CDIT.. song vẫn còn ở qui mô nhỏ với doanh số trên 1 triệu USD/năm.

Thứ tư: Đã tạo được sự phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực CNTT cho đất nước và tạo được một phong cách làm việc mới, năng động, chủ động hơn, coi tri thức là chìa khoá để mở cánh cửa thành công.

Bởi CNTT tạo nên một xu hướng mới trong học tập và phát triển nguồn nhân lực. Quy luật đào thải tự nhiên của thị trường bắt buộc mỗi cá nhân phải vận động không ngừng, học tập không ngừng để đáp ứng được với những nhu cầu mới của xã hội, của những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Sự tiếp cận với thông tin thế giới, phương pháp quản lý, sản xuất chuyên nghiệp … giúp cho các doanh nghiệp phải năng động trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực, thu hút chất xám cũng như đầu tư để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Điều quan trọng hơn cả là cơ chế thị trường đã tạo nên sự cạnh tranh bình đẳng hơn trên thị trường lao động cho cả người đào tạo, người sử dụng lao động và người lao động. Điều đó đã tạo nên một thị trường lao động năng động hơn, chất lượng hơn cho lĩnh vực CNTT.

Nguyên nhân

- Chỉ thị 58 là một cơ sở pháp lý mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng và phát triển CNTT trong nước.

- Sự nỗ lực cao của một số Ngành, địa phương mà tại đó có các nhà lãnh đạo am hiểu tương đối sâu tác dụng của CNTT, nhìn thấy tính tất yếu của ứng dụng CNTT trong việc giải quyết bài toán hội nhập và tại đó có các cán bộ triển khai thật sự năng lực. Bên cạnh đó yốc độ lớn và những thành tựu trong việc ứng dụng CNTT của thế giới đã tạo ra sức ép đòi hỏi các ngành kinh tế phải ứng dụng CNTT với trình độ tương đương đặc biệt là trong các ngành như Hàng không, Ngân hàng...

- Đầu tư của Nhà nước thể hiện qua các chính sách về cấp phát ngân sách cho ứng dụng CNTT, đào tạo nhân lực cho ứng dụng CNTT tăng nhanh. Sau khi ban hành Chỉ thị 58, CNTT - TT Việt Nam đã có những chuyển biến mạnh, nhiều Nghị quyết, chính sách cho CNTT đã được ban hành. Hầu hết các chỉ tiêu chính đều tăng trưởng mạnh: Doanh số tăng 20-25%, Số doanh nghiệp CNTT tăng mạnh, Chỉ số đào tạo CNTT tăng mạnh 50%. Hơn nữa một số Ngành, địa phương cũng đã có sự nỗ lực cao trong việc ứng dụng CNTT trong quản lý và phát triển kinh tế.

- Lực lượng làm CNTT chuyên nghiệp của các Công ty đã khá trưởng thành, cung cấp nhiều giải pháp tốt cho ứng dụng CNTT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghệ thông tin trong điều kiện kinh tế thị trường ở việt nam (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)