CHƢƠNG 2 : QUY TRÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.3 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Tiêu chuẩn để so sánh thường là: chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh, tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua, chỉ tiêu các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành.
Kỹ thuật so sánh thường được sử dụng là so sánh bằng số tuyệt đối và so sánh bằng số tương đối:
- So sánh bằng số tuyệt đối phản ánh quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu nên khi so sánh bằng số tuyệt đối, các nhà phân tích sẽ thấy rõ được sự biến động về quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích và kỳ gốc. - So sánh bằng số tương đối giúp các nhà quản lý nắm được kết cấu, mối
quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến và xu hướng biến động của các chỉ tiêu kinh tế.
Trong bài luận văn có vận dụng phương pháp so sánh các số liệu liên quan giữa năm sau và năm trước trong giai đoạn từ năm 2015-2017 của Công ty Cổ phần Bibica: chẳng hạn như các chỉ tiêu có cùng nội dung kinh tế thuộc Bảng cân đối kế toán: Tổng tài sản, tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, các khoản mục chi tiết trong bảng cân đối kế toán. Các khoản mục thuộc Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Các khoản mục thuộc Báo cáo lưu chuyển tiền tệ như dòng tiền vào, dòng tiền ra, dòng tiền thuần của doanh nghiệp và của từng hoạt động: sản xuất kinh doanh, đầu tư và tài chính.
Ngoài so sánh các chỉ tiêu theo giá trị tiền tệ, bài luận văn còn so sánh tỷ trọng của các chỉ tiêu thuộc cùng một khoản mục báo cáo để đánh giá sự phù hợp về kết cấu tài sản hoặc nguồn vốn, doanh thu, chi phí, lợi nhuận hoặc dòng tiền của doanh nghiệp, với gốc so sánh là chỉ tiêu đó ở kỳ liền trước. So sánh số liệu của công ty này với số liệu các doanh nghiệp cùng ngành có cùng quy mô, so sánh với số liệu trung bình ngành. Qua việc sử dụng phương pháp so sánh tác giả nhận xét được xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích, cũng như thấy được vị thế của đơn vị so với các công ty cùng ngành khác.
Khi sử dụng phương pháp so sánh, cần tuân thủ 2 điều kiện như sau:
- Điều kiện 1: Phải xác định rõ "gốc so sánh" và "kỳ phân tích";
được với nhau. Muốn vậy, chúng phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lương, phương pháp tính toán.