CHƢƠNG 2 : QUY TRÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3 Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần
4.3.1 Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý
Một trong những vấn đề làm đau đầu các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp là xây dựng cấu trúc vốn của doanh nghiệp như thế nào, vốn chủ sở hữu bao nhiêu, vay ngân hàng bao nhiêu để có thể tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, hay còn gọi là xây dựng cấu trúc vốn tối ưu. Việc xây dựng cơ cấu vốn hợp lý đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như sau:
- Tối thiểu hóa rủi ro: tỉ lệ nợ cao sẽ khiến doanh nghiệp khó khăn trong việc thanh toán, tìm kiếm cơ hội đầu tư và có nguy cơ bị phá sản. Khi xây dựng được cơ cấu vốn hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp tối thiểu hóa được rủi ro này.
- Tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn: chi phí sử dụng nợ thường rẻ hơn nhiều so với vốn chủ sở hữu. Vì vậy, việc cân đối giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn.
- Tạo ra "Lá chắn thuế" cho doanh nghiệp: việc sử dụng vốn vay thay cho vốn chủ sở hữu sẽ giúp doanh nghiệp giảm được thuế do chi phí lãi vay trả cho vốn nợ sẽ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập tính thuế.
- Tận dụng tích cực đón bẩy tài chính, đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa khả năng sinh lời và rủi ro cho chủ sở hữu doanh nghiệp.
- Giảm áp lực đặt nặng lên nhà quản lý: vì trong trường hợp vốn chủ sở hữu càng cao sẽ gây áp lực lớn đối với những người điều hành công ty bởi sự giám sát, quản lý và kỳ vọng của nhà đầu tư vào doanh nghiệp càng lớn.
- Tạo giá trị doanh nghiệp cao nhất, gia tăng giá cổ phiếu trên thị trường, tạo được niềm tin đối với nhà đầu tư và thuận hơn cho doanh nghiệp trong huy động vốn khi cần thiết.
Từ những phân tích ở chương 2 có thể thấy vốn chủ sở hữu của công ty Bibica đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn (trên 70%) qua 3 năm từ năm 2015 đến năm 2017. Điều đó giúp công ty tự chủ về tài chính tuy nhiên nó cũng cho thấy công ty chưa tận dụng tốt đòn bẩy tài chính tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn. Với những lợi ích về việc xây dựng được một cơ cấu vốn hợp lý như trên, bộ phận kế toán có thể xem lại cơ cấu vốn của công ty, áp dụng các mô hình tính toán nhằm đưa ra được một cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp.