2.1 .Quy trình nghiên cứu
3.2. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Điện lực Dầu
3.2.2. Tình hình quản lý chi phí
Bảng 3.2. Chi phí của PV Power giai đoa ̣n từ 2014 – 2016
Đơn vị tính : tỷ đồng
Khoản mục 2016 2015 2014 2016/2015 2015/2014
Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị % Giá trị %
Giá vốn hàng
bán 16.412 11.531 14.577 4.881 142% (3.046) 79%
Chi phí hoạt động tài chính
1.136 784 639 352 145% 145 123%
Trong đó, Chi
phí lãi vay 837 335 587 502 250% (252) 57%
Chi phí quản lý doanh nghiệp
446 689 237 (243) 65% 452 291%
Nguồn: tác giả tự tổng hợp
Hình 3.3. Chi phí của PV Power từ 2014 – 2016
Giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán năm 2015 đa ̣t 11.531 tỷ đồng, giảm 3.046 tỷ đồng tƣơng ứng 21% so với năm 2014. Năm 2016 giá vốn hàng bán tăng rất mạnh so với năm 2015, đạt 16.413 tỷ đồng, tăng 4.882 tỷ đồng với mức tăng 42%. Để phân tích và đánh giá nguyên nhân tăng giảm của giá vốn, tác giả sẽ đi phân tích từng khoản mục chi phí cấu thành giá vốn hàng bán. Cơ cấu chi phí giá vốn của Tổng công ty đƣợc thể hiện qua bảng và biểu đồ sau:
Bảng 3.3. Cơ cấu giá vốn hàng bán của PV Power từ 2014 – 2016
Đơn vị tính : tỷ đồng Nguồn: tác giả tự tổng hợp
Khoản mục
2016 2015 2014 2016/2015 2015/2014 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị % Giá trị %
Chi phí nguyên vật liệu 11.649 71% 7.962 69% 11.370 77% 3.687 146% (3.408) 70% Chi phí nhân công 400 2% 388 3% 236 2% 12 103% 152 164% Chi phí sản xuất chung 4.364 27% 3.181 28% 3.189 22% 1.183 137% (8) 100% Giá vốn hàng bán 16.413 100% 11.531 100% 14.795 100% 4.882 142% (3.264) 78%
Hình 3.4 . Cơ cấu giá vốn hàng bán của PV Power từ 2014 – 2016
Nguồn: tác giả tự tổng hợp
Chi phí nguyên vật liệu
Chi phí nguyên vật liệu là một loại chi phí lớn nhất cấu thành sản phẩm của tất cả các doanh nghiệp sản xuất. Chi phí nguyên vật liệu ảnh hƣởng quan trọng đến giá vốn hàng bán, nếu chi phí này tăng lên thì giá vốn hàng bán cũng tăng lên, để tăng lợi nhuận trong doanh nghiệp nhất thiết phải tìm cách tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu. Và với một doanh nghiệp đặc thù sản xuất nhƣ PV Power thì điều đó cũng không phải là ngoại lệ. Tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu luôn chiếm tỷ trọng từ 70 -80% chi phí giá vốn hàng năm của Tổng công ty. Do đó các biến động của chi phí này có .ảnh hƣởng rất lớn đến tổng chi phí.
Chi phí nguyên vật liệu của một doanh nghiệp sản xuất bao gồm những chi phí vật liệu chính và chi phí nguyên vật liệu phụ. PV Power là một doanh nghiệp sản xuất điện với chi phí nguyên vật liệu chính là nguồn khí thiên nhiên đầu vào đối với các nhà máy nhiệt điện khí và than đá đối với nhà máy nhiệt điện than. Ngoài ra khi nguồn nhiên liệu chính gặp sự cố trong việc cung cấp thì các nhà máy sẽ vận hành bằng nhiên liệu phụ là dầu DO và dầu HFO, tuy nhiên việc vận hành này rất hạn chế do chi phí vận hành bằng dầu lớn hơn khi vận hành bằng nhiên liệu chính rất nhiều.
Chi phí nguyên vật liệu trong năm 2015 đã giảm 3.408 tỷ đồng tƣơng ứng giảm 30% so với năm 2014. Nguyên nhân khách quan nhƣ đã nói ở trên, do đơn giá khí đầu vào giảm mạnh do ảnh hƣởng của giá dầu thế giới dẫn đến chi phí nguyên vật liệu cũng giảm mạnh theo. Bên cạnh đó nguyên nhân chủ quan cũng do PV Power cũng hạn chế tối đa việc xảy ra các sự cố dẫn đến phải vận hành bằng nhiên liệu phụ là dầu có đơn giá cao. Năm 2016, chi phí này tăng 3.687 tỷ đồng tƣơng ứng tăng 46% so với năm 2015, đạt 11.649 tỷ đồng. Năm 2016 nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 đi vào vâ ̣n hành thƣơng mại làm phát sinh chi phí nhiên liệu than rất lớn. Ngoài ra do sản lƣợng điện của các nhà máy điê ̣n Cà Mau và Nhơn Trạch 1 tăng 6,7% so với năm 2015 cộng với việc nhiên liệu khí năm 2016 áp dụng điều chỉnh tăng theo phụ lục bổ sung của hợp đồng mua bán khí dẫn đến chi phí nhiên liệu khí cao hơn 16% so với năm 2015 và cũng là một trong những yếu tố dẫn đến chi phí nguyên vật liệu năm 2016 tăng mạnh. Tuy nhiên việc tăng giá nguyên liệu đầu vào là không đáng lo ngại do với đặc thù của hợp đồng mua bán điện, doanh thu bán điện sẽ đƣợc điều chỉnh theo biến động của giá nguyên vật liệu chính.
Chi phí nhân công là khoản chi phí chiếm tỷ trọng thấp nhất trong giá vốn hàn bán, chiếm từ 2-3% chi phí giá vốn. Chi phí nhân công trực tiếp năm 2015 là 388 tỷ đồng, năm 2014 chi phí này là 236 tỷ đồng. So với năm 2014 thì năm 2015 khoản chi phí này tăng lên 152 tỷ đồng, ứng với tỷ lệ tăng 0,1%. Chi phí nhân công trực tiếp tăng lên là do phát sinh các chi phí tiền lƣơng của các chuyên gia nƣớc ngoài và các chi phí làm thêm giờ với đơn giá cao do trong năm nhà máy điện Cà Mau diễn ra kỳ đại tu sửa chữa lớn. Các thiết bị máy móc của nhà máy là các thiết bị đặc thù nên việc thuê chuyên gia nƣớc ngoài sửa chữa là việc bắt buộc và việc làm thêm giờ để đẩy nhanh việc sửa chữa nhằm đƣa nhà máy sớm vận hành trở lại, tránh ảnh hƣởng đến doanh thu của nhà máy. Năm 2016, phát sinh các chi phí nhân công khi Tổng công ty vận hành thêm nhà máy điện Vũng Áng 1 dẫn đến khoản chi phí này tăng lên đến 400 tỷ đồng, tăng 12 tỷ tƣơng ứng mức tăng 3% so với năm trƣớc.
Chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung năm 2014 đa ̣t 3.189 tỷ đồng, năm 2015 chi phí này là 3.181 tỷ đồng. So với năm 2014 thì năm 2015 khoản chi phí này không có sƣ̣ biến đô ̣ng nhiều . Năm 2016, khoản chi phí này đạt 4.364 tỷ đồng, tăng mạnh 1183 tỷ đồng tƣơng đƣơng tăng 37% so với năm trƣớc. Cũng giống nhƣ các khoản chi phí khác cấu thành nên giá vốn hàng bán, do vận hành nhà máy mới phát sinh thêm các chi phí nên việc tăng lên của chi phí sản xuất chung trong năm 2016 cũng không là ngoại lệ. Chi phí sản xuất chung là một bộ phận hình thành nên giá vốn hàng bán, nên việc sử dụng tiết kiệm sẽ làm cho giá vốn hàng bán giảm, góp phần làm lợi nhuận tăng lên.
So sánh với tốc độ tăng của doanh thu thuần, ta có thể thấy tốc độ tăng của giá vốn năm 2016 là lớn hơn nhiều (25% so với 42%). Do đó cho thấy
năm 2016 PV Power quản trị chi phí giá vốn chƣa đƣợc tốt. Các khoản chi phí tăng lên rất lớn cả về số tuyệt đối và số tƣơng đối nhƣng không tƣơng đồng với tốc độ tăng của doanh thu. Hệ quả có thể thấy là biên lợi nhuận gộp năm 2016 giảm mạnh (giảm từ 14,94% năm 2015 xuống còn 10,06% năm 2016). Trong các khoản mục hình thành nên giá vốn hàng bán thì chi phí nguyên vật liệu trƣ̣c tiếp rất khó để cắt giảm và phu ̣ thuô ̣c rất nhiều vào điều kiê ̣n khách quan , nếu cắt giảm sẽ ảnh hƣởng đến sản lƣợng, tác đô ̣ng rất lớn đến doanh thu . Chỉ có thể tiết kiệm đƣợc chi phí nguyên vật liệu bằng cách ha ̣n chế vâ ̣n hành bằng nhiên liê ̣u phu ̣ có giá cao. Để tiết kiệm chi phí giá vốn hàng bán thì cần tập trung nghiên cứu để tìm ra các biện pháp nhằm sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nhất hai khoản chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Chi phí tài chính
Chi phí hoa ̣t đô ̣ng tài chính có xu hƣớng tăng dần qua các năm. Chi phí tài chính của Tổng công ty chủ yếu là chi phí lã i vay và các khoản lỗ chênh lê ̣ch tỷ giá. Với viê ̣c xây dƣ̣ng các nhà máy điê ̣n có quy mô công suất rất lớn dẫn đến nguồn vốn vay đƣợc huy đô ̣ng cũng ở mức lớn. Điều đó cũng tạo áp lƣ̣c đáng kể trong viê ̣c chi trả lãi vay hàng năm cho Tổng công ty. Bên ca ̣nh đó, hầu hết các khoản vay để xây dƣ̣ng các nhà máy điê ̣n đều là các khoản vay bằng ngoa ̣i tê ̣ là đồng USD. Do đó các biến đô ̣ng về tỷ giá cũng là mô ̣t rủi ro lớn gây ảnh hƣởng đến chi phí của Tổng công ty.
Năm 2015, chi phí lãi vay của Tổng công ty là 335 tỷ đồng, giảm 252 tỷ đồng tƣơng ứng 43% so với năm 2014, do các khoản dƣ nợ gốc vay để xây dƣ̣ng các nhà máy điê ̣n Cà Mau và Nhơn Tra ̣ch 1 đã giảm dần dẫn dến chi phí lãi vay giảm. Tuy vâ ̣y với viê ̣c tỷ giá USD /VND tăng rất ma ̣nh trong cuối năm , tƣ̀ 21.380 trong cuối năm 2014 lên 22.450 cuối năm 2015, tƣ́c tăng hơn 5%, đã làm phát sinh khoản lỗ chênh lê ̣ch tỷ giá trong đánh giá la ̣i
các khoản vay có gốc ngoa ̣i tê ̣ và lỗ chênh lê ̣ch tỷ giá trong thanh toán rất lớn. Lỗ chêch lê ̣ch tỷ giá đã thƣ̣c hiê ̣n và lỗ chênh lê ̣ch tỷ giá chƣa thƣ̣c hiê ̣n năm 2015 là 255 tỷ đồng, so với năm 2014 là 90 tỷ đồng, tăng 165 tỷ đồng, tƣơng ƣ́ng tăng 83%. Điều đó kéo theo chi phí tài chính 2015 tăng ma ̣nh. Rủi ro về biến động tỷ giá là rủi ro khó lƣờng trƣớc , nhất là với mô ̣t doanh nghiê ̣p có lƣợng vay nợ ngoa ̣i tê ̣ lớn nhƣ PV Power . Lãnh đạo của Tổng công ty luôn đă ̣c b iê ̣t quan tâm đến vấn đề tuy nhiên viê ̣c đề ra các biê ̣n pháp để phòng ngừa rủi ro này là rất hạn chế do đây là mô ̣t rủi ro khách quan. Ngoài ra năm 2015 còn ghi nhận khoản lỗ vào chi phí tài chính từ việc sáp nhập PVPower RE là 141 tỷ đồng sau khi chuyển nhƣợng nhà máy phong điện Phú Quý cho EVN.
Năm 2016, với viê ̣c tiếp nhâ ̣n Nhà máy điê ̣n Vũng Áng 1, Tổng công ty cũng đồng thời nhận bàn giao các hợp đồng vay ngoại tệ của nhà máy này từ Tâ ̣p Đoàn làm dƣ nợ gốc vay tăng ma ̣nh, dẫn đến áp lực chi phí lãi vay tăng lên. Điểm tích cự là tỷ giá ngoại tệ trong năm 2016 cũng biến động với xu hƣớng ổn đi ̣nh hơn làm khoản lỗ chênh lệch tỷ giá không tăng mạnh về cuối năm nhƣ năm 2015 nhƣng khoản mục này vẫn duy trì giá trị rất lớn. Năm 2016, Tổng công ty cũng không phải chi ̣u khoản lỗ chênh lê ̣ch tỷ giá giai đoa ̣n đầu tƣ XDCB với số tiền 239 tỷ đồng và khoản lỗ do sáp nhập PVPower RE nhƣ năm 2015.
Nhìn chung năm 2016 là một năm khó khăn hơn so với các năm trƣớc của Tổng công ty do áp lực trả nợ và lãi vay rất lớn, đồng thời tỷ giá USD/VND dự báo vẫn duy trì tăng lên trong thời gian tới nên luôn có sự tiềm ẩn việc gia tăng lỗ chênh lệch tỷ giá chƣa thực hiện. Điều này cảnh báo về rủi ro trong việc sự dụng đòn bẩy tài chỉnh của công ty, đặc biệt khi hệ số nợ của PVPower ở mức cao, luôn duy trì quanh mức 0,5 qua các năm; và trong hoàn cảnh nhà máy mới Vũng Áng 1 vẫn chƣa đƣợc vận hành ổn định
dẫn đến doanh thu thuần vẫn còn sự trồi sụt thất thƣờng, ảnh hƣởng đến lợi nhuận trƣớc lãi vay và thuế.
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp Tổng công ty năm 2015 đạt 689 tỷ đồng tăng 452 tỷ đồng tƣơng ứng tăng 191% so với thực hiện năm 2014. Chi phí quản lý tăng mạnh do những nguyên nhân sau :
(i) Công ty đã trích bảo hiểm nhân thọ: 187 tỷ đồng vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2015.
(ii) Trong năm 2015 phát sinh thêm chi phí quản lý doanh nghiệp tại nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 66 tỷ đồng. Khoản chi phí này sẽ đƣợc bù đắp bằng doanh thu từ hợp đồng vận hành thuê nhà máy mà Tổng công ty ký kết với Tập đoàn.
(iii) Trong năm 2015, PV Power thực hiện trích quỹ Khoa học công nghệ lần đầu vào chi phí số tiền: 62 tỷ đồng theo đúng Quy chế quản lý và sử dụng quỹ khoa học công nghệ.
Năm 2016, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm xuống còn 446 tỷ đồng, giảm 243 tỷ tƣơng ứng 35% do không có khoản (i) và (iii) đã nêu ở trên. Tuy nhiên nếu trừ 2 khoản mục chi phí ở trên thì chi phí quản lý năm 2016 vẫn rất lớn và xu hƣớng tăng dần qua các năm. Việc mở rộng các chi nhánh dẫn đến bộ máy quản lý trở nên cồng kềnh và tất yếu sẽ phát sinh thêm các chi phí. Đặc biệt là so sánh với doanh thu thuần thì tốc độ tăng chi phí quản lý doanh nghiệp luôn lớn hơn tốc độ tăng doanh thu thuần. Điều đó cho thấy chi phí quản lý doanh nghiệp chƣa đƣợc quản lý có hiệu quả. Nếu không quản lý chặt chẽ khoản chi phí này thì nó sẽ tác động rất lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là điều doanh nghiệp cần phải quan tâm nếu muốn nâng cao lợi nhuận của mình.