Định hƣớng phát triển của Tổng công ty trong những năm tới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao lợi nhuận tại tổng công ty điện lực dầu khí việt nam (Trang 82 - 86)

2.1 .Quy trình nghiên cứu

4.1. Định hƣớng phát triển của Tổng công ty trong những năm tới

4.1.1. Bối cnh kinh tế xã hi

Trong các kịch bản dự báo cho giai đoạn 2016-2020, tăng trƣởng kinh tế toàn cầu sẽ khả quan hơn trong giai đoạn 2016-2020. Động lực phát triển cho kinh tế toàn cầu sẽ đƣợc chuyển từ các nƣớc phát triển trong giai đoạn đầu (2016-2017) sang các nƣớc đang phát triển trong giai đoạn tiếp theo. Bên cạnh đó, tốc độ tăng thƣơng mại toàn cầu giai đoạn 2016-2020 dự báo sẽ tăng mạnh trong giai đoạn 2 năm đầu tiên và duy trì mức tăng nhẹ ở 3 năm còn lại. Tình hình kinh tế trong nƣớc cũng đƣợc đánh giá phục hồi, các dòng vốn tăng mạnh trở lại, đặc biệt là dòng vốn khu vực tƣ nhân và đầu tƣ nƣớc ngoài, hiệu quả đầu tƣ đƣợc cải thiện, lạm phát đƣợc dự báo duy trì ở mức thấp.

- Lãi suất:

Lãi suất sẽ tiếp tục ổn định ở mức thấp, góp phần hỗ trợ mạnh mẽ cho khu vực doanh nghiệp. Lãi suất hiện đang ở mức rất thấp, theo đó khó có thể giảm thêm, trong khi đó, sự ổn định về lạm phát, nợ xấu đƣợc xử lý sẽ là nguyên khiến lãi suất không tăng cao. Theo đó, lãi suất đƣợc dự báo là sẽ tiếp tục ổn định ở mức thấp nhƣ hiện nay.

- Tỷ giá:

Áp lực tăng tỷ giá sẽ đậm hơn, gắn với gia tăng áp lực nợ công của Việt Nam, sự cải thiện tích cực kinh tế Mỹ và tăng nhanh giá trị USD trên thế giới. Các doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng trong nƣớc sẽ đƣợc tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ tài chính cạnh tranh và có chất lƣợng cao hơn từ nhà cung cấp nƣớc ngoài. Tỷ giá đƣợc điều chỉnh linh hoạt dần theo tín hiệu

thị trƣờng, song vẫn đảm bảo tính ổn định, cũng nhƣ đảm bảo các mục tiêu vĩ mô dài hạn khác.

-Về ngành sản xuất điện:

Sau gần 4 năm thực hiện Quy hoạch điện VII, ngành điện đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng nhƣ sản lƣợng điện thƣơng phẩm tăng bình quân gần 11%/năm; công suất nguồn điện tăng nhanh, trong giai đoạn 2011- 2014 đƣa vào vận hành trên 13.000 MW, nâng tổng công suất nguồn điện hiện nay của cả nƣớc lên trên 34.000 MW. Từ chỗ thiếu điện, đến nay không những đã cấp đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, mà còn có dự phòng.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, ngành điện cũng đã bộc lộ một số tồn tại, bất cập, nhƣ: một số nguồn điện và cung cấp khí không đáp ứng tiến độ, dẫn đến phân bố công suất nguồn điện không đồng đều giữa các vùng; phát triển lƣới điện truyền tải 220 kV đạt thấp, dẫn đến một số thành phố lớn, khu vực trung tâm phụ tải bị quá tải, ảnh hƣởng đến đến độ tin cậy cung cấp điện và chất lƣợng điện năng; việc sử dụng điện của nền kinh tế nói chung còn chƣa hiệu quả, tiết kiệm, năng suất lao động ngành còn thấp...

Ngành điện cũng là ngành đòi hỏi quy mô vốn đầu tƣ rất lớn , thời gian xây dƣ̣ng các nhà máy điê ̣n cũng tƣơng đối dài , đă ̣c biê ̣t là nhiê ̣t điê ̣n khí nhƣ PV Power dẫn đến chi phí bỏ ra hàng năm rất lớn , thời gian thu hồi vốn kéo dài cũng ảnh hƣởng đến lợi nhuận trong những năm đầu của doanh nghiê ̣p

4.1.2. Chiến lược phát trin ca PV Power trong những năm tới:

Năm 2018 là một năm đánh dấu bƣớc chuyển mình quan trọng của PV Power khi chuyển đổi hình thức sở hữu sang công ty cổ phần, mang lại nhiều lợi thế nhƣng cũng không ít khó khăn, thách thức.

Quá trình cổ phần hóa PV Power đặc biệt coi trọng việc tìm kiếm các cổ đông chiến lƣợc nƣớc ngoài, hƣớng tới các nhà đầu tƣ có tiềm lực tài chính và/hoặc các tập đoàn lớn trong ngành điê ̣n th ế giới nhằm tận dụng đƣợc vốn, công nghệ, dịch vụ hiện đại, kinh nghiệm quản lý và tiếp cận với tiêu chuẩn kinh doanh, quản trị điều hành theo thông lệ quốc tế.

- Sau khi cổ phần hóa, việc trở thành công ty đại chúng sẽ giúp PV POWER minh bạch hoá tài chính và quản trị doanh nghiệp theo quy định của thị trƣờng chứng khoán và theo thông lệ quốc tế phù hợp nhất.

- Cổ phần hóa giúp doanh nghiệp tạo dựng hình ảnh tốt hơn trong công chúng đầu tƣ, hỗ trợ quá trình huy động vốn cho các dự án trong tƣơng lai của doanh nghiệp. Quá trình tiếp cận các nhà đầu tƣ quốc tế giúp doanh nghiệp tăng cƣờng năng lực cạnh tranh cao, chủ động đáp ứng tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp.

- Việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn thông qua cổ phần hóa, thu hút đầu tƣ của đối tác chiến lƣợc và các nhà đầu tƣ tài chính quốc tế để phát triển doanh nghiệp có đủ năng lực cạnh tranh cả về quy mô và chất lƣợng trên thị trƣờng Việt Nam và thế giới là một yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa chiến lƣợc đối với PV Power

- Bên cạnh gia tăng năng lực tài chính, mục tiêu quan trọng của việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc là đổi mới phƣơng thức quản lý, tăng cƣờng hiệu quả công tác quản trị doanh nghiệp. Thực tiễn cổ phần hóa nhiều tâ ̣p đoàn, Tổng Công ty lớn của Việt Nam và các quốc gia trên thế giới cho thấy sự tham gia của nhà đầu tƣ chiến lƣợc trong tiến trình cổ phần hóa không chỉ góp phần huy động nguồn tài chính vững mạnh, ổn định cho doanh nghiệp mà còn giúp cải thiện đáng kể năng lực quản trị doanh nghiệp, từ đó nâng cao sức cạnh tranh hiện tại cũng nhƣ trong tƣơng lai.

Để tận dụng đƣợc các lợi thế trên, ban lãnh đạo của PV Power đã sớm nhìn nhận và đề ra các quan điểm phát triển cũng nhƣ mục tiêu phát triển nhƣ sau:

- Quan điểm phát triển:

Phát triển PV Power bền vững, có năng lực cạnh tranh cao, gắn liền với chiến lƣợc phát triển chung của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trên cơ sở:

+ Lấy công nghiệp điện khí là hƣớng phát triển chủ đạo với lợi thế ngành để sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên khí;

+ Chú trọng phát triển các lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật, cung ứng than và các dịch vụ khác có liên quan nhằm hỗ trợ, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh cho lĩnh vực kinh doanh chính;

+ Tuân thủ chặt chẽ các chuẩn mực về môi trƣờng sinh thái. - Mục tiêu phát triển:

+ Xây dựng và phát triển PV Power trở thành một Tổng công ty Công nghiệp Điện - Dịch vụ mạnh, năng động và có năng lực cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh điện và cung cấp các sản phẩm dịch vụ liên quan, trong đó lấy sản xuất điện là trọng tâm hàng đầu.

+ Chủ động tích cực đầu tƣ phát triển nhiệt điện khí trên cơ sở chiến lƣợc sử dụng hiệu quả nguồn khí thiên nhiên.

+ Phát triển các lĩnh vực dịch vụ có liên quan để hỗ trợ cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện bao gồm: bảo trì bảo dƣỡng, cung ứng than đảm bảo nguồn than cho các Nhà máy điện của ngành điện lực dầu khí,… phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

+ Phát huy tối đa nội lực, thu hút các đối tác thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động đầu tƣ phát triển các nhà máy điện của Tổng Công ty. Tận dụng tối đa mọi nguồn lực, lựa chọn và đầu tƣ các nhà máy

điện có công nghệ hiện đại, hiệu suất cao, thân thiện với môi trƣờng để duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh dài hạn.

4.2 Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam

Qua việc phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện lợi nhuận của Tổng Công ty nhƣ ở trên, ta có thể thấy đƣợc bức tranh về thực trạng lợi nhuận tại thời điểm hiện tại của Tổng Công ty cũng nhƣ các mặt tích cực và các vƣớng mắc, khó khăn đang gặp phải. Bƣớc sáng giai đoạn từ 2018 trở đi, Tổng công ty sẽ có một bƣớc chuyển mình lớn khi thay đổi loại hình hoạt động từ doanh nghiệp nhà nƣớc sang doanh nghiệp cổ phần. Các ƣu đãi và lợi thế khi còn là doanh nghiệp nhà nƣớc có thể sẽ không còn đƣợc duy trì nhƣ các năm trƣớc, cùng với đó là yêu cầu khắt khe hơn từ các cổ đông đối với phƣơng hƣớng phát triển cũng nhƣ kết quả sản xuất kinh doanh sau này. Do đó với sự thay đổi lớn nhƣ vậy cần đề ra các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao lợi nhuận:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao lợi nhuận tại tổng công ty điện lực dầu khí việt nam (Trang 82 - 86)