Đánh giá các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của Tổng công ty Điện lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao lợi nhuận tại tổng công ty điện lực dầu khí việt nam (Trang 64 - 71)

2.1 .Quy trình nghiên cứu

3.2. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Điện lực Dầu

3.2.4. Đánh giá các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của Tổng công ty Điện lực

Du khí Vit Nam

Bảng 3.5. Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của PV Power từ 2014-2016

Chỉ tiêu Đơn vị 2016 2015 2014 2016/2015 2015/2014 ROS Lần 5,15% 9,78% 7,65% -4,64% 2,13% EBIT/VKD BQ Lần 5,30% 7,38% 6,76% -2,08% 0,62% ROA Lần 2,66% 5,41% 4,26% -2,75% 1,15% ROE Lần 5,14% 9,54% 8,95% -4,40% 0,59% Nguồn: tác giả tự tổng hợp

PVPower TB ngành PPC HND BTP ROA 2,66% 4% 9% 2% 6,30% ROE 5,14% 11% 15% 7% 10,83% 0,00% 2,00% 4,00% 6,00% 8,00% 10,00% 12,00% 14,00% 16,00% ROA ROE

Hình 3.5. So sánh chỉ tiêu ROA và ROE của PV Power với trung bình ngành và một số doanh nghiệp cùng ngành

Nguồn: tác giả tự tổng hợp

Để đánh giá các chỉ tiêu ROA và ROE, tác giả tiến hành so sánh các chỉ số này của PV Power với chỉ số trung bình ngành và 3 doanh nghiệp cùng ngành nhiệt điện là Công ty CP nhiệt điện Phả lại (PPC), Công ty CP nhiệt điện Hải Phòng (HND), Công ty CP nhiệt điện Bà Rịa (BTP). Lợi thế của các doanh nghiệp này đều là đã thành lập trƣớc hơn PV Power từ khá lâu, đã có kinh nghiệm lâu năm trong việc quản lý và vận hành các nhà máy nhiệt điện 1 cách hiệu quả, các chi phí lớn phải chịu nhƣ khấu hao hay chi phí lãi vay đều không còn lớn, dẫn đến tỷ suất sinh lời đa số đều cao hơn PV Power. Hơn nữa số lƣợng và quy mô các nhà máy mà các doanh nghiệp trên vận hành đều không lớn nhƣ một doanh nghiệp nhƣ PV Power, dẫn đến việc quản lý cũng dễ dàng hơn và các chi phí cũng đƣợc kiểm soát chặt chẽ hơn.

3.2.4.1. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu

Khả năng sinh lời hoạt động đƣợc thể hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần. Trong giai đoạn năm 2014 – 2016, khả năng sinh

lời hoạt động đạt lớn nhất tại năm 2015 là 9,78% nhƣng đến năm 2016 lại tụt xuống rất thấp là 5,15%, phản ánh trong 1 đồng doanh thu thuần có 0,0515 đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ số ROS dù nhỏ nhƣng luôn lớn hơn 0, điều đó có nghĩa là hệ số chi phí nhỏ hơn 1 do doanh nghiệp đã có những nỗ lực lớn trong công tác quản trị chi phí đảm bảo lợi nhuận dƣơng nhƣng chƣa đạt đƣợc hiệu quả cao. Nguyên nhân là do các chi phí trong năm 2016 đều đồng loạt tăng lên với tốc độ lớn nhƣ giá vốn hàng bán, chi phí tài chính trong khi mức độ tăng của doanh thu thuần là không tƣơng xứng. Mặc dù trong trung và dài hạn, Tổng công ty có thể gia tăng đƣợc doanh thu thuần trong điều kiện các nhà máy đi vào vận hành ổn định và gánh nặng chi phí lãi vay đƣợc giảm bớt, các nhà máy cũ nhƣ Cà Mau, Nhơn Trạch cũng dần khấu hao hết giá trị, nhƣng trong ngắn hạn, tác giả cho rằng kỳ vọng lợi nhuận chính sẽ xấu đi một chút. Việc giảm ROS lớn đặt ra cho nhà quản trị PV Power vấn đề ứng xử với từng loại chi phí cũng nhƣ quản trị các dòng thu nhập tốt, hoạch định và thực thi các kế hoạch một cách hiệu quả nhất nhằm đảm bảo tăng trƣởng ổn định cho Tổng Công ty.

3.2.4.2. Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh

Chỉ tiêu lợi nhuận trƣớc lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh (BEP) thể hiện khả năng sinh lời kinh tế của tài sản của doanh nghiệp. Giống nhƣ ROS, chỉ tiêu này của PV Power cũng đạt mức lớn nhất vào năm 2015 và giảm trong năm 2016. Cụ thể năm 2015, BEP của Tổng công ty đạt 7,38% tăng 0,62% so với năm trƣớc, năm 2016 đạt 5,3% giảm 2,08% so với năm trƣớc. Điều này là do tốc độ tăng của EBIT chậm hơn tốc độ tăng của tổng tài sản bình quân. Tổng Công ty cần nỗ lực hơn trong việc quản trị chi phí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tài sản, đồng thời xây dựng một cơ cấu nguồn vốn hợp lý để tận dụng tốt hơn lợi thế của đòn bẩy tài chính.

3.2.4.3. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh

Hình 3.6. Chỉ tiêu ROA của PV Power từ 2014 – 2016

Nguồn: tác giả tự tổng hợp

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh phản ánh cứ 100 đồng vốn kinh doanh bỏ ra trong kỳ sẽ thu về đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Sự biến động của chỉ tiêu này phụ thuộc vào sự biến động của lợi nhuận sau thuế và vốn kinh doanh bình quân của Tổng công ty. Năm 2016 tỷ suất này là 2,06%; năm 2015 là 5,41%; năm 2014 là 4,26%, điều này có nghĩa cứ 100 đồng vốn kinh doanh công ty bỏ ra năm 2015 sẽ thu về đƣợc 5,41 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 1,15 đồng so với năm trƣớc. Năm 2015 cũng là năm mà Tổng công ty đạt tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh lớn nhất trong 3 năm gần đây. Năm 2016, với việc tăng tài sản bình quân sau khi tiếp nhận nhà máy điện Vũng Áng 1, ROA của công ty đã giảm mạnh xuống 2,66%. Đây là hệ quả của việc tổng tài sản bình quân tăng lên nhƣng lợi nhuận sau thuế bị sụt giảm. Việc tăng quy môn vốn kinh doanh nhƣng lợi nhuận cuối cùng lại giảm đã cho thấy việc sử dụng vốn trong năm 2016

chƣa đƣợc hiệu quả, tài sản gia tăng chƣa đƣợc sử dụng hết công suất. Đồng thời so sánh với ROA trung bình ngành và một số doanh nghiệp khác cùng ngành, có thấy ROA của PVPower đạt đƣợc trong các năm gần đây là khá thấp.Vì vậy nhà quản trị cần đƣa ra các biện pháp phù hợp với tình hình thực tế của công ty để nâng cao chất lƣợng sử dụng vốn, tăng lợi nhuận.

3.2.4.4. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu

Hình 3.7. Chỉ tiêu ROE của PV Power từ 2014 – 2016

Nguồn: tác giả tự tổng hợp

Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu thể hiện qua hệ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu bình quân. Chỉ tiêu này đƣợc các nhà đầu tƣ rất quan tâm khi xem xét đầu tƣ vào doanh nghiệp. Nguyên nhân do lợi nhuận sau thuế năm 2016 sụt giảm 29% trong khi vốn chủ sở hữu bình quân tăng lên 31%. So với năm 2014 và 2015 thì ROE năm 2016 giảm rất mạnh có thể ảnh hƣởng lớn tới khả năng huy động vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau này. Tuy nhiên, tác giả đánh giá cũng nhƣ các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận khác, chỉ tiêu này có thể có sự hồi phục trong những năm kế tiếp. Những năm trƣớc đó ROE của doanh nghiệp đang có chiều hƣớng đƣợc cải thiện dần nhƣng năm 2016 lại có sự thay đổi đột biến theo chiều hƣớng xấu đi. So sánh với mức trung bình ngành và các công ty sản xuất

nhiệt điện khí, ROE của PVPower vẫn ở mức thấp hơn khá nhiều. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải xem xét lại cách xây dựng kế hoạch kinh doanh cũng nhƣ kế hoạch tài chính để cải thiện doanh thu, nâng cao hiệu suất của đồng vốn bỏ ra.

Từ các phân tích trên, tác giả đã chỉ ra các nhân tố lớn tác động đến lợi nhuận của PV Power trong thời điểm hiện tại và dự báo các nhân tố tác động đến tình tình hình thực hiện lợi nhuận của PV Power trong thời gian tới:

+ Biến đô ̣ng giá nguyên liê ̣u đầu vào : khi giá khí đầu vào thay đổi sẽ ảnh hƣởng lớn đến doanh thu hoặc nếu việc cung cấp khi bị gián đoạn sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến sản lƣợng phát điện, dẫn đến doanh thu đầu ra cũng sẽ bị ảnh hƣởng, qua đó ảnh hƣởng đến lợi nhuâ ̣n . Cụ thể trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016, giá khí đầu vào trung bình trong năm lần lƣợt là 7,46; 4,49; 3,78 USD/trBTU, giảm mạnh qua các năm do biến động cùng chiều với giá dầu thế giới. Điều đó cũng làm doanh thu sụt giảm mạnh, đặc biệt là trong năm 2015, giá khí giảm 40% so với cùng kỳ năm trƣớc dẫn đến doanh thu bán điện giảm từ 16.177 tỷ đồng xuống cìn 14.601 tỷ đồng.

+ Tỷ giá USD là nhân tố tác động lớn đến lợi nhuận do biến đô ̣ng khó dƣ̣ đoán, nếu tỷ giá USD /VNĐ tăng ma ̣nh sẽ gây bất lợi cho PV Power do gánh nặng về chi phí lãi vay và lỗ chên h lê ̣ch tỷ giá sẽ rất lớn do các hợp đồng vay vốn và bảo dƣỡng sƣ̉a chƣ̃a đều đƣợc thanh toán bằng đồng USD . Cụ thể, dƣ nợ vay qua tại các thời điểm cuối năm 2014 đến 2016 của PV Power lần lƣợt là 7.758, 6.336, 15.693 tỷ đồng. Tỷ giá USD/VND lần lƣợt là 21.380, 22.450, 22.715. Có thể thấy tỷ giá USD luôn có chiều hƣớng tăng dần và tăng mạnh nhất trong năm 2015. Điều đó đã làm khoản lỗ chênh lệch tỷ giá tăng vọt từ 90 tỷ năm 2014 lên 255 tỷ năm 2015.

+ Yếu tố thời tiết thay đổi thất thƣờng cũng ảnh hƣởng đến lợi nhuâ ̣n của một doanh nghiê ̣p nhiê ̣t điê ̣n khí nhƣ PV Power. Giai đoa ̣n 2014-2015,

nhiê ̣t điê ̣n khí hƣởng lợi tƣ̀ hiê ̣n tƣợng thời tiết El Nino gây khô ha ̣n , thiếu nƣớc dẫn đến các nhà máy thủy điê ̣n không phát hết công suất trong khi nguồn cung có ha ̣n dẫn đến các nhà máy nhiê ̣t điê ̣n khí của PV Power đƣợc huy đô ̣ng tối đa công suất phát điện. Ngƣợc la ̣i tƣ̀ cuối năm 2015 đến 2016, hiê ̣n tƣợng La Nina dẫn đến mƣa nhiều , các nhà máy thủy điện đƣợc hƣởng lợi trƣ̣c tiếp do giá bán điê ̣n thấp hơn tƣ̀ 20-30%, trong khi trong khi mƣ́c đô ̣ huy đô ̣ng sản lƣợng tƣ̀ các nhà máy nhiê ̣t điê ̣n khí bi ̣ giảm xuống.

+ Đặc thù của một doanh nghiệp nhà nƣớc là bộ máy quản lý khá cồng kềnh, làm chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh rất lớn , làm ăn mòn lợi nhuâ ̣n hàng năm.

+ Viê ̣c tiếp nhâ ̣n nhà máy mới Vũng Áng 1 trong giai đoa ̣n đầu vâ ̣n hành là áp lực lớn lên việc duy trì lợi nhuận khi mà PV Power phải ta ̣m thời gánh chịu khoản lỗ từ nhà máy này do chi phí khấu hao và lãi vay trong giai đoa ̣n đầu là rất lớn trong khi doanh thu mang la ̣i không đủ bù đắp . Khi nhà máy đi vào vận hành ổn định trong những năm tới thì lợi nhuận có thể sẽ thay đổi theo chiều hƣớng tốt hơn.

+ Yếu tố chính sách : trong tƣơng lai những tiến triển của thị trƣờng phát điện cạnh tranh cũng tạo sự năng động hơn cho các doanh nghiệp ngành điê ̣n nhƣ PV Power. Cơ chế mua bán điện trƣớc đây với EVN chỉ cho phép các doanh nghiệp sản xuất và phân phối điện năng đƣợc hƣởng một tỷ suất lợi nhuận cố định. Tuy nhiên, áp lực huy động vốn đầu tƣ cho ngành điện đã khiến nhà quản lý ngành chuyển dần cơ chế này sang cơ chế tự do hóa nhằm tăng tính hấp dẫn cho việc đầu tƣ NMĐ.

+ Môi trƣờng kinh tế: sản xuất phát triển làm nhu cầu điện năng tăng lên không ngƣ̀ng tạo điều kiện cho việc huy động sản lƣợng điện cả nƣớc. Hiê ̣n nay , chính phủ đ ịnh hƣớng phát triển kinh tế theo công nghiệp hóa, trong đó đặc biệt chú trọng ngành công nghiệp nặng, khiến nhu cầu điện

năng của Việt Nam luôn tăng mạnh với tốc độ gấp đôi tăng trƣởng kinh tế. Ƣớc tính giai đoạn 2015 – 2020, mỗi năm Việt Nam cần có hơn 6.000 MW đƣa vào vận hành để có thể đáp ứng kế hoạch sản lƣợng điện 330 tỷ kWh (~75.000 MW) vào năm 2020 theo kịch bản cơ sở của Tổng sơ đồ điện VII. Để giải quyết bài toán vốn cho kế hoạch trên, ngành điện đang từng bƣớc tự do hóa bằng mô hình thị trƣờng cạnh tranh nhằm thu hút đầu tƣ từ bên ngoài. Giá bán điện theo đó sẽ đƣợc điều chỉnh dần theo giá thị trƣờng. Ngoài ra, với tình trạng cầu vƣợt cung khá lớn nhƣ hiện nay, có thể thấy dƣ địa tăng trƣởng cho ngành điện Việt Nam là rất lớn. Tiềm năng tăng trƣởng và mở rộng quy mô cũng nhƣ lợi nhuận của PV Power trong thời gian tới là hoàn toàn có thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao lợi nhuận tại tổng công ty điện lực dầu khí việt nam (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)