Từ kinh nghiệm của các nước điển hình nói trên, Việt Nam cần có sự đổi mới trong công tác quản lý DTNH để nâng cao hi ệu quả đầu tư DTNH từ việc xây dựng tiêu chuẩn, cơ cấu đầu tư hợp lý hơn theo thông lệ quốc tế, tăng cường công tác quản lý rủi ro nhưng vẫn đáp ứng được các mục tiêu quản lý DTNH như an toàn và thanh khoản. Đặc biệt, cần làm rõ khái niệm DTNH, nguyên tắc quản lý DTNH theo thông lê ̣ quốc tế.
39
Về khái niệm, cần theo thông lệ quốc tế về khái niệm DTNH là toàn bộ tài sản định giá bằng ngoại tệ và vàng , sẵn sàng s ử dụng ngay và được th ể hiện trên bảng cân đối của NHTW. Về nguyên tắc “bảo toàn” hay “an toàn”, cần thống nhất đầu tư theo nguyên t ắc thực hiê ̣n đ ầu tư vào các tổ chức có mức độ xếp ha ̣ng tín nhi ệm cao , phù hợp với s ự biến động của thị trường ngoại hối và không phải bảo toàn theo giá trị quy ra đồng nội tệ hay ngoại tệ mạnh vì DTNH được sử dụng để can thiệp thị trường bình ổn tỷ giá, đáp ứng các nhu c ầu ngoa ̣i tê ̣ hợp pháp và t ạm ứng cho các nhu cầu chi đột xuất của Nhà nước. Kinh nghiệm các nước cho thấy, việc quản lý DTNH của các nước 90% dựa vào các tiêu chuẩn đầu tư được xây dựng từ các mô hình kinh tế và các kịch bản đưa ra trong các giả thiết nhất định. Để việc xây dựng các chiến lược đầu tư DTNH hiệu quả, NHTW nên quản lý theo mô hình tổ chức th ống nhất, có tách biệt ba bộ phận (Front office, Middle office, Back office) và có thêm bộ phận kiểm soát nội bộ để thực hiện quản lý rủi ro . Trong đó, bộ phận Middle office phải thực hiê ̣n thông tha ̣o các mô hình kinh tế, phải nắm bắt ki ̣p thời, đầy đủ các thông tin của thị trường tài chính và phải thường xuyên được đào tạo.
Tóm lại, từ các kinh nghiệm quản lý DTNH của một số NHTW có mô hình quản lý hữu hiệu và các vấn đề phân tích nói trên có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm cũng như đề xuất, gợi ý nhằm nâng cao chất lượng quản lý DTNH tại NHNN như sau:
Thứ nhất,hoàn thiện mô hình tổ chức hoạt động của cơ quan trực tiếp
quản lý DTNH với s ự thống nhất, tâ ̣p trung, phân cấp rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ và quan hệ chặt chẽ, hiệu quả.
Thứ hai, hoàn thiện quy trình quản lý DTNH khoa học theo thông lệ
quốc tế. Với quy trình qu ản lý DTNH chặt chẽ, phù hợp là yếu tố góp phần không nhỏ quyết định chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý DTNH. Quản
40
lý DTNH cần được thực hiện đầy đủ theo các bước sau: (i) Xây dựng chính sách, chiến lược quản lý DTNH; (ii) Xây dựng tiêu chuẩn, hạn mức và cơ cấu đầu tư DTNH; (iii) Xây dựng kế hoạch đầu tư DTNH và thực hiện đầu tư; (iv) Thanh toán, kế toán và báo cáo; (v) Kiểm soát và phòng ngừa rủi ro; (vi) Phân tích, đánh giá quá trình thực hiện.
Thứ ba, duy trì quy mô DTNH hợp lý. Theo thông lệ quốc tế, mức
DTNH vừa đủ là mức đủ để trang trải tổng số nợ nước ngoài đến hạn thanh toán trong vòng một năm và về dài hạn thì ở mức 12 tuần nhập khẩu. Bài học của Trung Quốc cho thấy sự gia tăng về DTNH quá mức cần thiết đặt ra thách thức với các NHTW phải đa dạng hóa đầu tư DTNH để sinh lời và lựa cho ̣n chiến lược đầu tư DTNH phù hợp với mục tiêu quản lý DTNH, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế từng thời kỳ. Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay, việc đa dạng hóa danh mục đầu tư sẽ gă ̣p nhiều khó khăn . Vì vậy NHTW cần xác định một mức DTNH vừa đủ và xây dựng kế hoạch phân bổ lượng DTNH dư thừa (nếu có) một cách hiệu quả.
Cần xây dựng mục tiêu, chiến lược quản lý DTNH theo các nguyên tắc cơ bản: An toàn, thanh khoản và sinh lời. NHTW nên theo đuổi các chiến lược đầu tư dài hạn, bền vững trên thị trường ngoại hối. Về tiêu chuẩn đối tác đầu tư, chỉ thực hiê ̣n đ ầu tư vào các đối tác có mức x ếp hạng tín nhiệm từ mức AA trở lên (theo đánh giá xếp hạng tín nhiệm của Standard & Poor’s).
Thứ tư,hoàn thiện hoạt động kiểm toán trong quản lý DTNH. Hoạt
động này tại NHTW Hàn Quốc được thực hiện theo 2 hình thức, là kiểm toán nội bộ và kiểm toán từ bên ngoài (kiểm toán độc lập).
- Kiểm toán nội bộ được thực hiện bởi Tổ quản lý rủi ro và Phòng kiểm toán nô ̣i bô ̣. Tổ quản lý rủi ro sẽ xem xét chi ti ết việc quản lý DTNH hàng ngày, cảnh báo s ự vượt quá giới hạn rủi ro, đảm bảo kiểm soát đúng nguyên tắc. Phòng kiểm toán nô ̣i bô ̣ báo cáo tình hình quản lý cụ thể hàng ngày thông
41
qua hệ thống thông tin nội bộ. Báo cáo kiểm toán hàng năm được trình lên Thống đốc NHTW và Hội đồng chính sách tiền tệ quốc gia.
- Kiểm toán từ bên ngoài được thực hiện ít nhất 1 năm 1 lần, kiểm soát cả hoạt động kế toán và quản lý DTNH. Kỳ họp Quốc hội cũng sẽ kiểm tra lại tình hình quản lý ngoại hối hàng năm thông qua cơ quan Kiểm toán nhà nước.
Thứ năm, gia tăng tính minh bạch và công khai trong quản lý DTNH.
Điều này giúp tạo lập niềm tin của dân chúng vào việc ổn định tỷ giá và tăng cường việc thu hút các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.
Thứ sáu, điều hành và kiểm soát thị trường ngoại hối một cách hợp lý.
Bên cạnh các chính sách, biê ̣n pháp liên quan đến viê ̣c ổn đi ̣nh tỷ giá, thu hút vốn đầu tư, các biện pháp quản lý ngoại hối chặt chẽ cũng góp phần tạo nên sự ổn định của nền kinh tế và cải thiê ̣n quy mô DTNH....
Cuối cùng, nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý DTNH, cần
hoàn thiện chế độ hạch toán, kế toán; tăng cường năng lực thống kê, phân tích, dự báo để điều chỉnh cơ cấu đầu tư và tiêu chuẩn đầu tư hợp lý; Áp dụng hệ thống thông tin hiện đại phù hợp với mô hình tổ chức qu ản lý DTNH; tiếp tục chú trọng công tác đào tạo năng lực nghiệp vụ, chuyên môn đội ngũ cán bộ quản lý DTNH.
Tóm lại, nếu vận dụng tốt các bài học kinh nghiệm nêu trên sẽ góp phần nâng cao hiê ̣u quả công tác qu ản lý DTNH của NHNN, từ đó thực hiện được các mục tiêu quan trọng: (i) đảm bảo thực hiện chính sách tiền tệ và ổn đi ̣nh tỷ giá, duy trì thanh khoản thị trường ngoại hối, góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, đảm bảo cân đối cán cân thanh toán; (ii) duy trì uy tín về khả năng thanh toán các nghĩa vụ nợ nước ngoài, hỗ trợ giá trị đồng nội tệ, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia, phòng ngừa và chống đỡ được những tác động tiêu cực trong quá trình hô ̣i nhâ ̣p quốc tế.
42
CHƢƠNG 2