Dự báo kinh tế trong nư ớc năm 2016 tiếp tục tăng trưởng t ốt với s ức cầu nội địa phục hồi, các hoạt động kinh tế khả quan. Năm 2016, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội được Quốc h ội phê duyệt ta ̣i Ngh ị quyết số 98/2015/QH13 ngày 10/11/2015 là: GDP tăng 6,7%, tốc độ tăng giá tiêu dùng dưới 5%, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã h ội khoảng 31% GDP, tổng kim ng ạch xuất khẩu tăng 10%, tỷ lệ nhập siêu so với kim ng ạch xuất khẩu dưới 5%. Trong khi đó, IMF dự báo kinh tế Viê ̣t Nam sẽ chỉ tăng trưởng ở mức 6,1% trong năm 2016 và 6,2% trong năm 2017.
- Về cán cân thanh toán:
+ Cán cân vãng lai: Cán cân vãng lai năm 2016 dự báo thặng dư khoảng 150 triệu USD, trong đó: cán cân hàng hóa dự báo thặng dư khoảng 7 tỷ USD, cán cân dịch vụ dự báo thâm hụt khoảng 4 tỷ USD, thu nhập đầu tư dự báo thâm hụt khoảng 11 tỷ USD, chuyển giao vãng lai dự báo thặng dư khoảng 8,15 tỷ USD.
81
+ Cán cân vốn và tài chính: Năm 2016, cán cân tài chính dự báo thặng dư 4 tỷ USD, trong đó: đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng ước đạt 10,5 tỷ USD, đầu tư gián tiếp ròng ước đạt 0,5 tỷ USD, tiền và tiền gửi dự báo thâm hụt 12 tỷ USD, vay trả nợ nước ngoài dự báo thặng dư 5 tỷ USD.
+ Cán cân thanh toán tổng thể: Mặc dù dự kiến các luồng vốn vào trung, dài hạn (FDI, vay nợ trung, dài hạn) năm 2016 tiếp tục tăng so với năm 2015 nhưng do môi trường kinh tế thế giới diễn biến khó lường với nhiều rủi ro, nên các nguồn thu trên cán cân vãng lai không ổn định về quy mô các luồng vốn nước ngoài có thế biến động, Do vậy, dự báo cán cân tổng thể của Việt Nam ước tính sẽ biến động trong khoảng từ -1,35 tỷ USD đến +3 tỷ USD, cụ thể: (i) Trường hợp thị trường ngoại hối ổn định, cán cân thanh toán tổng thể dự báo thặng dư 3 tỷ USD; (ii) Trường hợp kinh tế thế giới diễn biến kém thuận lợi, nhập siêu cao hơn dự báo, luồng vốn ngắn hạn đảo chiều, tâm lý găm giữ ngoại tệ tăng cao ảnh hưởng bất lợi đến thị trường ngoại hối trong nước, cán cân tổng thể có thể thâm hụt 1,35 tỷ USD.
- Về thi ̣ trường ngoa ̣i hối + Yếu tố thuận lợi:
Trong năm 2016, với nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát thấp, tăng trưởng kinh tế và sức cầu nội địa đang phục hồi, lạm phát toàn cầu dự báo thấp là những yếu tố thuận lợi tiếp tục hỗ trợ cho ổn định thị trường ngoại hối. Bên cạnh đó các dòng vốn vào trung, dài hạn (vay nợ, FDI) dự báo khả quan, các hoạt động kinh tế được hỗ trợ tích cực bởi việc tham gia các Hiệp định TPP và FTA cũng là các yếu tố thuận lợi cho ổn định thị trường ngoại hối. Năm 2016, NHNN tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ nhằm ổn định thị trường ngoại hối, kiểm soát lạm phát, đảm bảo giá trị Việt Nam đồng. Đặc biệt từ tháng 1/2016 NHNN áp dụng cơ chế điều hành tỷ giá mới (tỷ giá trung tâm), phản ánh sát hơn quan hệ
82
cung cầu ngoại tệ trên thị trường, nên thị trường ngoại hối sẽ ổn định, không có những biến đô ̣ng lớn.
+ Yếu tố bất lợi:
Năm 2016 dự báo thị trường tài chính thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp sẽ có những tốc động không thuận lợi tới thị trường ngoại hối trong nước. Cụ thể: (i) Trường hợp thị trường tài chính thế giới biến động mạnh, các dòng vốn ngắn hạn đảo chiều có thể gây áp lực lên thị trường ngoại hối; (ii) Thương mại toàn cầu tăng trưởng chậm, nhu cầu đầu tư giảm sút cùng với xu hướng giảm giá của đồng Nhân dân tệ sẽ có tác động không thuận lợi tới hoạt động xuất khẩu cũng như việc kiểm soát nhập siêu của Việt Nam; (iii) Bên cạnh đó, trong năm 2016 FED tiếp tục thực hiện lộ trình tăng lãi suất cơ bản đối với đồng USD khiến dòng tiền đầu tư vào đồng USD trên thị trường quốc tế có xu hướng tăng lên, điều này sẽ có tác động tâm lý tới nhu cầu tích trữ đồng USD của người dân, doanh nghiệp. Ngoài ra, cùng với đà phục hồi của kinh tế trong nước cùng với việc thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan sẽ khiến kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ các nước tăng, làm tăng nhu cầu về ngoại tệ. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý (điện, y tế, giáo dục) bước vào lộ trình mới sẽ có tác động làm tăng giá thành sản xuất, ảnh hưởng bất lợi tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, gây áp lực lên thị trường ngoại hối và chỉ số lạm phát.
Với các yếu tố thuận lợi và bất l ợi của thị trường ngoại hối như trên cùng với các k ịch bản c ủa cán cân thanh toán , NHNN cần có những đi ̣nh hướng phù hợp trong quản lý dự trữ ngoa ̣i hối Nhà nước giai đoa ̣n tiếp theo.