Khái niệm và nguyên tắc quản lý dự trữ ngoại hố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự trữ ngoại hối tại ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 25 - 26)

Trong tài liệu “Hướng dẫn quản lý dự trữ ngoại hối” của IMF, quản lý DTNH được hiểu là một quá trình nhằm đảm bảo những tài sản ngoại hối của khu vực công được kiểm soát bởi cơ quan tiền tệ và luôn sẵn sàng được sử dụng để đáp ứng các mục tiêu đã xác định trước (IMF, 2013).

Theo IMF, quản lý DTNH là nhằm đạt được các mục đích sau đây: (i) Có đủ mức dự trữ ngoại hối cần thiết để đáp ứng các mục tiêu đã xác định; (ii) Kiểm soát chặt chẽ được các rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro pháp luật, rủi ro thanh toán, rủi ro lưu ký và rủi ro hoạt động; và (iii) Mang lại mức thu nhập hợp lý trong trung hạn và dài hạn thông qua các hoạt động đầu tư quỹ dự trữ ngoại hối (IMF, 2013).

Mục đích quản lý DTNH mà IMF đưa ra là nhằm đảm bảo DTNH về mặt lượng, duy trì và gia tăng DTNH cho các quốc gia để luôn sẵn sàng sử dụng cho các mục tiêu đã xác định trước. Ở Việt Nam, trong Điều 9, Nghị định số 50/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định: Quản lý dự trữ ngoại hối chính thức phải đảm bảo các nguyên tắc sau: (i) bảo toàn; (ii) thanh khoản; và (iii) sinh lời.

Trong đó:

- Bảo toàn dự trữ ngoại hối Nhà nước là bảo đảm an toàn dự trữ ngoại hối Nhà nước thông qua việc tuân thủ cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối Nhà nước được phê duyệt.

- Thanh khoản dự trữ ngoại hối Nhà nước là khả năng sẵn sàng đáp ứng ngoại tệ và vàng phục vụ mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, chính sách tỷ giá và vàng, can thiệp thị trường ngoại hối đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế và đáp ứng các nhu cầu ngoại hối đột xuất, cấp bách của Nhà nước.

14

- Sinh lời là có chênh lệch dương giữa tổng thu nhập trừ chi phí đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức trong năm tài khóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự trữ ngoại hối tại ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)