Kinh nghiệm của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự trữ ngoại hối tại ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 40 - 45)

a. Thực trạng dự trữ ngoại hối của Trung Quốc

Hình 1.1: Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc từ 2006-2015 (tỷ USD)

(Nguồn: China's Forex Reserves 2006-2015, Bloomberg)

Trong hơn 10 năm trở lại đây, DTNH của Trung Quốc đã liên tục tăng

29

lên nhanh chóng. Quan sát hình 1.1 ta thấy vào tháng 12/2006, nguồn DTNH của Trung Quốc chỉ có khoảng 1.000 tỷ USD nhưng đến năm 2011 khoản dự trữ này đã vượt mốc 3.000 tỷ USD. Như vậy chỉ trong hơn 5 năm, DTNH của Trung Quốc đã tăng lên gấp 3 lần. Đến cuối quý III/2015, DTNH của Trung Quốc ước tính khoảng 3.500 tỷ USD, và là quốc gia nắm giữ DTNH lớn nhất thế giới (chiếm 1/3 tổng số lượng DTNH của thế giới).

Trong khi nhiều quốc gia thực hiê ̣n tăng D TNH bằng thặng dư kim ngạch xuất nhập khẩu thì Trung Quốc la ̣i có nguồn cung ngoại tệ khổng lồ từ cán cân vãng lai và cán cân vốn. Đối với cán cân vãng lai, từ khi gia nhập Tổ chức Thương ma ̣i Thế giới năm 2001, hoạt động thương mại quốc tế của Trung Quốc tăng trưởng nhanh chóng. Thặng dư từ cán cân thương mại đã tạo nên nguồn thu ngoại tệ chủ yếu và ổn định nhất cho Trung Quốc. Đối với cán cân vốn, các khoản đầu tư lớn từ nước ngoài vào Trung Qu ốc tăng lên nhanh chóng do tính hấp dẫn bởi một thị trường tiêu thu ̣ lớn và giá nhân công thấp.

b. Cách thức tổ chức quản lý

Theo đa ̣o luâ ̣t do Ủy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc phê chuẩn, NHTW Trung Quốc thực hiê ̣n quản lý DTNH. Cụ thể, Cục Quản lý ngoại hối sẽ ban hành các quy ết định quản lý và Vụ quản lý dự trữ là đơn vị thực hiện các quyết định này. NHTW Trung Quốc quản lý DTNH theo các tiêu chuẩn đầu tư và quản lý rủi ro dựa trên mô hình tính toán r ủi ro theo ngày. Với các mục tiêu an toàn , thanh khoản trong quản lý DTNH , Trung Quốc thực hiê ̣n các chiến lược đầu tư dài hạn vào các công cụ trái phiếu Chính phủ, tiền gửi tại các ngân hàng đại lý có mức xếp hạng tín nhi ệm cao và một số ít được đầu tư vào các trái phiếu công ty.

Cục Quản lý ngoại hối Trung Quốc, gọi tắt là SAFE (State Administration of Foreign Exchange), là một cơ quan trực thuộc NHTW Trung Quốc. SAFE được thành lập năm 1995, dưới sự uỷ quyền của NHTW

30

Trung Quốc, có nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối quốc gia. Đây là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, đòi hỏi SAFE phải tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản liên quan đến quản lý danh mục đầu tư như an toàn, thanh khoản và khả năng sinh lời. Trụ sở của SAFE được đặt tại Bắc Kinh, Trung Quốc, bao gồm 8 ban trực thuộc. Trong số 8 ban này, Vụ Quản lý dự trữ là đơn vị chịu trách nhiệm chính về việc quản lý và thực hiê ̣n đ ầu tư DTNH. Bên cạnh

đó, SAFE còn có bốn văn phòng giao di ̣ch ở nước ngoài là H ồng Kông,

Singapore, London và New York. Được biết đến nhiều nhất là văn phòng của SAFE tại Hồng Kông, được thành lập năm 1997, một tháng sau khi Hồng Kông trở về với Trung Quốc. Văn phòng này hoạt động dưới hình thức một công ty độc lập với nhiều khoản đầu tư có lợi nhuận và rủi ro cao. Là trường hợp ngoại lệ nên Công ty đầu tư của SAFE tại Hồng Kông không phải thực hiê ̣n hoàn toàn theo chiến lược đầu tư của SAFE. Tháng 9/2007, Trung Quốc đã thành lập Tổng Công ty Đầu tư Trung Quốc (CIC) với số vốn ban đầu là 200 tỷ USD được lấy từ DTNH nhằm quản lý hiệu quả hơn nguồn tài sản DTNH của mình . Tổng Công ty đầu tư này đã giúp lượng DTNH của Trung Quốc được đầu tư theo hướng linh hoạt hơn, theo đuổi những danh mục đầu tư tài sản có mức sinh lời cao hơn.

c. Chiến lược đầu tư

Bảng 1.1: Cơ cấu danh mục tài sản dự trữ của Trung Quốc từ 2004-2011

Đơn vị: 100 triệu USD

Loại tài sản 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Vàng 41 42 123 170 169 371 481 550 SDR 12 12 11 12 12 125 123 120 Fund 33 14 11 8 20 25 64 91 Ngoại tệ 6.099 8.189 10.663 15.282 19.460 23.992 28.473 32.017 Tổng 6.186 8.257 10.808 15.473 19.662 24.513 29.142 32.779 (Nguồn: SAFE)

31

Quan sát bảng 1.1 ta thấy trong danh mục tài sản DTNH của Trung Quốc chủ yếu là các loại ngoại tệ, với tỷ lê ̣ lên đến 98% tổng giá tri ̣. Lượng ngoại tệ này như đã đề cập ở trên, có nguồn thu chủ yếu từ thặng dư cán cân thương mại và các khoản v ốn đầu tư từ nước ngoài. Khối ngoại tệ khổng lồ cũng đặt Trung Quốc trước mối lo về rủi ro tỷ giá. Bất cứ sự suy giảm về giá trị của bất kỳ ngoại tệ (dù là nhỏ) trong cơ cấu dự trữ ngoại hối cũng sẽ khiến Trung Quốc phải bi ̣ thâm hu ̣t một khoản chi phí l ớn. Vì vậy, yêu cầu tất yếu đặt ra là Ngân hành Nhân dân Trung Quốc phải thực hiê ̣n đa dạng hoá đầu tư. Theo số liệu ước tính, DTNH của Trung Quốc hiện nay có khoảng 65% giá trị là USD, 25% giá trị là EUR, 10% giá trị còn lại là bảng Anh, yên Nhật và một số đồng tiền khác. Như vậy, Trung Quốc đã thực hiê ̣n đầu tư tới 2/3 lượng tài sản DTNH của mình vào th ị trường Mỹ. Theo số liệu năm 2011 từ Bộ Tài chính Hoa Kỳ (U.S. Department of Treasury), Trung Quốc sở hữu số lượng chứng khoán Mỹ lớn nhất thế giới, với tổng giá trị 1.727 tỷ USD.

Bảng 1.2: Cơ cấu các loại chứng khoán Mỹ do Trung Quốc nắm giữ từ 2005-2011

Đơn vị: tỷ USD

Loại chứng khoán 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Cổ phần 3 4 29 100 78 127 159 Nợ kho bạc dài hạn 277 364 467 522 757 1.108 1.302 Nợ các tổ chức chính phủ dài hạn 172 255 376 527 454 360 245 Nợ công ty dài hạn 36 59 28 26 15 11 16 Nợ ngắn hạn 40 17 23 30 160 5 5 Tổng 527 699 922 1.205 1.464 1.611 1.727

(Nguồn: U.S. Department of Treasury)

*Số liệu chỉ lấy cho Trung Quốc đại lục, chưa có Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan

Theo dõi cụ thể cơ cấu các loại chứng khoán Mỹ mà Trung Quốc nắm giữ (bảng 1.2), ta thấy loại chứng khoán đư ợc Trung Quốc đầu tư nhiều nh ất là các loại chứng khoán có ít r ủi ro như trái phiếu kho bạc và trái phiếu của

32

các Tổ chức Chính phủ. Tính đến hết năm 2011, Trung Quốc nắm giữ số lượng cổ phần trên thị trường chứng khoán Mỹ là 159 tỷ USD, chiếm 9,2% tổng giá trị chứng khoán Mỹ. Mặt khác, chiến lược đầu tư DTNH của Trung Quốc cũng chủ yếu tập trung vào trái phiếu kho bạc và ha ̣n chế đầu tư vào các chứng khoán nợ có độ rủi ro cao như trái phiếu của các công ty và nợ ngắn hạn. Đây được coi là biện pháp hữ hiê ̣u đ ể tăng mức sinh l ời và đ ảm bảo an toàn cho DTNH của Trung Quốc trước các biến động của cuô ̣c khủng hoảng tài chính Mỹ. Gần đây, do quá trình kh ủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến các đồng tiền mạnh của các nước phát triển có nguy cơ bi ̣ mất giá trầm tro ̣ng , nên Trung Quốc phải chuyển hướng các hoa ̣t đô ̣ng đầu tư DTNH vào một loại tài sản khác, đó là vàng.

Bảng 1.3: Danh sách 10 quốc gia, tổ chức có lƣợng dự trữ vàng nhiều nhất thế giới tháng 11/2016

Quốc gia/ tổ chức Khối lượng vàng (tấn) Tỷ trọng vàng/ dự trữ ngoại hối (%)

1. Mỹ 8.133,5 75,6% 2. Đức 3.377,9 70,1% 3. IMF 2.814,0 _ 4. Italy 2.451,8 69,1% 5. Pháp 2.435,8 65,4% 6. Trung Quốc 1.838,5 2,4% 7. Nga 1. 542,7 16,5% 8. Thuỵ Sỹ 1.040,0 6,4% 9. Nhật 765,2 2,6% 10. Hà Lan 612,5 64,8%

(Nguồn: Latest World Official Gold Reserves T11/2016, World Gold Council)

Tuy Trung Quốc đang sở hữu lượng DTNH lớn nhất thế giới, nhưng khối lượng vàng mà Trung Quốc n ắm giữ lại chỉ đứng thứ 6, xếp sau Mỹ,

33

IMF và một số các nước EU (bảng 1.3). Đặc biệt là tỷ lê ̣ vàng trong DTNH của Trung Quốc thì vô cùng nhỏ, chỉ chiếm 2,4% tổng giá trị DTNH. Điều này khiến giá trị DTNH của nước này phụ thuộc rất lớn vào đồng tiền của các quốc gia khác. Trung Quốc đang tiếp tục nỗ lực thực hiê ̣n đa d ạng hoá chiến lược đầu tư, chuyển đổi lượng DTNH từ các ngoại tệ mạnh sang vàng.

Đi đôi với viê ̣c đi ều chỉnh các chi ến lược đầu tư, điều chỉnh quy mô DTNH cũng đang là một vấn đề khiến Chính phủ Trung Quốc đau đầu. Thông thường, DTNH được sử dụng với ba mục đích cơ bản là phục vụ thanh toán quốc tế, trả nợ nước ngoài và can thiệp thị trường để ổn định tỷ giá. Do quy mô DTNH càng lớn thì chi phí cơ hội của viê ̣c duy trì và nắm giữ DTNH càng gia tăng và làm tăng thêm về các loa ̣i r ủi ro ngoại hối. Năm 2011, ông Chu Tiểu Xuyên, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã phải th ừa nhận rằng: “Quy mô dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã vượt quá mức hợp lý của nền kinh tế, dự trữ ngoại hối lớn làm cho thanh khoản dư thừa gây sức ép cho ngân hàng trung ương , Chính phủ đã có chỉ thị cần giảm bớt quy mô dự trữ ngoại hối và phải đa dạng hóa ngoại tệ dự trữ” (Lê Hà Trang, 2012).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự trữ ngoại hối tại ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)