Cơ cấu tổ chức của NHNN được quy đi ̣nh ta ̣i điều 3, Nghị định số
156/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 11/11/2013.
57
Hình 3.6: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Viê ̣t Nam
Nguồn: NHNN
Tại Việt Nam, ngày 20/5/2014, Chính phủ ban hành Nghị định 50/2014/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/7/2014) về quản lý DTNH, thay thế cho Nghị định 86/1999/NĐ-CP, đã quy định rõ hơn về mô hình tổ chức quản lý DTNH quốc gia tại Việt Nam . Điều 2 của Nghị định quy định “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước”. Mô hình tổ chức này cũng tương đồng với Hàn Quốc và đa số các nước khác trên thế giới, khi NHTW là cơ quan quản lý DTNH quốc gia. Để việc xây dựng chiến lược quản lý DTNH hiệu quả, NHTW nên quản lý theo mô hình thống nhất, đồng thời có sự phân cấp rõ rệt về chức năng, nhiệm vụ.
Để tổ chức thực hiê ̣n quản lý DTN H, Thống đốc NHNN đã ban hành quyết đi ̣nh thành lâ ̣p Ban Đi ều hành dự trữ ngoại hối Nhà nước - có trách nhiệm đưa ra các hư ớng dẫn, quy đi ̣nh cho vi ệc thực hiện quản lý DTNH .
58
Mô ̣t Phó Thống đốc được giao trách nhiê ̣m Trưởng Ban điều hành . Ban Điều hành này bao gồm lãnh đạo các đơn vị là: Vụ Quản lý Ngoại hối (tham mưu xây dựng, báo cáo Trưởng Ban điều hành trình Thống đốc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước), Sở Giao dịch (thực hiện các nghiệp vụ quản lý DTNH ), Vụ Dự báo Th ống kê (tham mưu lâ ̣p và quản lý Cán cân thanh toán quốc tế , Bảng cân đối tiền tệ , Dự báo tình hình thị trường tài chính quốc tế theo các quốc gia và khu vực có đồng tiền thuộc dự trữ ngoại hối Nhà nước), Vụ Tài chính - kế toán (ban hành văn bản hướng dẫn chung về hạch toán, kế toán DTNH) và Vụ Chính sách tiền tệ (tham mưu cho Thống đốc trong viê ̣c xây dựng và điều hành các công cụ chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá).
Phân cấp quản lý DTNH tại NHNN đã được hình thành 3 cấp độ rõ rệt: Cấp cao nhất là Thống đốc NHNN, cấp trung gian là Ban Điều hành quản lý DTNH nhà nước và C ấp thấp nhất là hoạt động điều hành và tác nghiệp tại các Vụ Quản lý ngoại hối, Sở Giao dịch và các Vụ, Cục liên quan. Trong đó hai đơn vị tham gia hoạt động quản lý DTNH chủ yếu là:
- Vụ Quản lý ngoại hối: có nhiệm vụ hoạch định chính sách quản lý
DTNH (xây dựng mức dự trữ ngoa ̣i hối Nhà nước cho năm tiếp theo ; tham
mưu cho Ban điều hành trình Thống đốc ban hành quyết định về tiêu chuẩn, cơ cấu, hạn mức đầu tư DTNH), cung cấp số liê ̣u DTNH theo quy đi ̣nh của pháp luật.
- Sở Giao dịch: là đơn vị thực hiện các nghiệp vụ đầu tư, quản lý trực tiếp các quỹ thuộc DTNH, có trách nhiệm thi hành các quyết định, chứ không có nhiệm vụ hoạch định chính sách. Tại Sở Giao dịch có các phòng chức năng sau:
+ Phòng Quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ: có trách nhiệm kiểm tra tính tuân thủ đối với các quyết định của Thống đốc.
59
+ Phòng Kinh doanh ngoại hối: có trách nhiệm xây dựng các Phương án đầu tư DTNH trên cơ sở quyết định về tiêu chuẩn, cơ cấu, hạn mức đầu tư DTNH và căn cứ tình hình diễn biến thị trường quốc tế; sử dụng hê ̣ thống thông tin Bloomberg và Reuters để thực hiê ̣n các hoa ̣t đô ̣ng đầu tư và ủy thác đầu tư.
+ Phòng Nghiệp vụ quan hệ đại lý : sử dụng thông tin xếp hạng của các công ty xếp hạng tín nhiê ̣m quốc tế để áp du ̣ng ha ̣n mức đầu tư cu ̣ thể với từng đối tác đầu tư.
+ Phòng Thanh toán quốc tế: thực hiện mở tài khoản tại các ngân hàng đa ̣i lý nước ngoài và sử dụng hệ thống mạng SWIFT để thanh toán qua mạng; + Phòng Kế toán: thực hiê ̣n hạch toán, kế toán các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước theo hướng dẫn của Vụ Tài chính - Kế toán.