1 .Cơ sở lý luận về quản trị tinh gọn
1.1 .4Các đặc điểm của phương pháp quản trị tinh gọn
1.3 Lợi ích của việc áp dụng quản trị tinh gọn vào hoạt động kinh doanh
1.3.1 Mối liên hệ giữa quản trị tinh gọn và hiệu quả kinh doanh:
Xuất phát từ công thức cơ bản về lợi nhuận và chi phí của doanh nghiệp:
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí (1)
Trong đó: Chi phí = Chi phí thực + Lãng phí (2)
Chi phí lãng phí = Chi phí lãng phí hữu hình + Chi phí lãng phí vô hình
(Nguồn: Quản trị tinh gọn tại Việt Nam – Đường tới thành công, Nguyễn Đăng Minh, 2015)
Từ hai công thức (1) và (2) có thể thấy cách thức hiệu quả giúp làm tăng lợi nhuận doanh nghiệp chính là cắt giảm chi phí hoặc tăng doanh thu. Việc gia tăng doanh thu thông qua việc tăng giá bán hoặc tăng sản lượng thường có giới hạn do phụ thuộc vào tâm lý người tiêu dùng, cũng như quan hệ cung – cầu trên thị trường. Ở khía cạnh cắt giảm chi phí, đương nhiên doanh nghiệp không thể cắt giảm chi phí cần thiết để duy trì hoạt động kinh doanh đảm bảo chất lượng và dịch vụ như chi phí nguyên vật liệu, lương công nhân…, do đó thứ cần thiết cắt bỏ ở đây là lãng phí. Quản trị tinh gọn là mô hình quản trị tập trung vào việc phát hiện nhận dạng lãng phí (lãng phí hữu hình và lãng phí vô hình), đồng thờiđưa ra các phương pháp khoa học để loại bỏ các loại lãng phí này. Thông qua việc cắt giảm được các loại lãng phí đang tồn tại, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ dần được nâng cao, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, tạo nên sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
1.3.2 Lợi ích đạt được khi doanh nghiệp áp dụng quản trị tinh gọn
Do các đặc điểm của phương pháp nên có thể dễ dàng thấy quản trị tinh gọn được sử dụng rộng rãi nhất trong các doanh nghiệp lắp ráp hoặc có quy trình nhân công lặp đi lặp lại (ví dụ: xử lý gỗ, may mặc, lắp ráp, điện tử...). Ở các ngành công nghiệp này, tính hiệu quả và khả năng chú tâm vào việc vận hành máy móc đóng vai trò quan trọng liên quan đến năng suất sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm. Do đó, việc cải tiến hệ thống có thể loại bỏ được nhiều sự lãng phí và bất hợp lý xảy ra trong sản xuất, vận hành.Vì giúp loại bỏ nhiều vấn đề liên quan đến lịch sản xuất và cân bằng chuyền kém nên nó đặc biệt thích hợp cho các công ty
chưa có hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) hoặc hệ thống để hoạch định yêu cầu vật tư (MRP), lịch sản xuất hay điều phối sản xuất. Quản trị tinh gọn cũng thích hợp cho các ngành có chiến lược ưu tiên việc rút ngắn thời gian chu kỳ sản xuất tới mức tối thiểu để tạo được thế mạnh trong cạnh tranh cho công ty.
Tuy nhiên, không phải chỉ các doanh nghiệp sản xuất mới có thể áp dụng phương pháp này, quản trị tinh gọn không phải là một phương pháp cứng nhắc mà bản thân nó cũng cần sự liên tục cải tiến, do đó tùy theo tình hình của từng doanh nghiệp mà có sự sáng tạo cho phù hợp nhất với các điều kiện của bản thân doanh nghiệp đó. Vậy nên, các doanh nghiệp dịch vụ, thậm chí cả mọi phòng ban trong công ty (bao gồm cả phòng tài chính, phòng thiết kế, phòng kinh doanh, phòng hành chính…) đều có thể áp dụng được và nếu thành công còn đem lại hiệu quả rất cao. Cụ thể:
Việc áp dụng 5S và Kaizen cũng có thể được áp dụng cho mọi phòng ban một cách linh hoạt. Các công cụ này sẽ giúp phân loại hiệu quả các vật dụng, trang thiết bị, vị trí làm việc của nhân viên sao cho tiết kiệm nhất ở mức có thể không gian, thời gian lấy thiết bị, tìm tài liệu và duy trì sự trật tự ngăn nắp trong môi trường làm việc, nhờ đó, sự lãng phí bị loại bỏ cũng như hỗ trợ cho sự hoạt động thông suốt của toàn doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể hình thành một quỹ tái đầu từ hoặc phúc lợi xã hội từ chính chi phí lãng phí đã được cắt giảm. Quỹ này có thể sử dụng để: thưởng cho những người thực hiện tốt các hoạt động quản trị tinh gọn (A1), tăng phúc lợi xã hội (A2), đầu tư công nghệ nhằm tăng chất lượng sản phẩm và giảm giá thành(A3), hoặc có thể lưu lại làm tài sản của doanh nghiệp (A4),…Chúng ta có thể thấy rõ hơn qua công thức sau:
A= A1 + A2 +A3 + A4 + … + An
(Nguồn: Quản trị tinh gọn tại Việt Nam, Nguyễn Đăng Minh, 2015)
Từ các lợi ích trên, có thể thấy quản trị tinh gọn là một phương pháp rất hữu ích đem lại hiệu quả to lớn và lâu dài cho tất cả các doanh nghiệp áp dụng thành công nó. Trong khi áp lực cạnh tranh đang gia tăng do làn sóng hội nhập, sự biến
động nhanh và mạnh hơn của cả nền kinh tế thế giới và Việt Nam, do đó, việc cần thiết nhất cho các doanh nghiệp là nâng cao năng lực bản thân. Và quản trị tinh gọn có thể được xem như một loại vũ khí hiệu quả để các doanh nghiệp có thể đứng vững trong giai đoạn khó khăn.
Kết luận chƣơng 1
Từ lợi ích trên, tác giả quyết định chọn cơ sở lý luận đã nêu ở mục 1.2.Tư tưởng Quản trị tinh gọn “Made in VietNam” làm cơ sở nghiên cứu đề tài với lý do:
- Đây là cơ sở lý luận đầy đủ về quản trị tinh gọn, mang tính khoa học và thực tiễn.
- Các cơ sở lý luận rõ ràng, dễ hiểu và dễ áp dụng
- Phù hợp với đặc thù doanh nghiệp nghiên cứu, văn hoá Việt Nam nói chung
- Mang lại lợi ích lớn cho Ban Nhân sự cũng như toàn doanh nghiệp, giúp tác giả thực hiện được mục đích nghiên cứu.
Để áp dụng cở sở lý luận trên, tác giả xin đề xuất phương pháp nghiên cứu trong chương 2 dưới đây.
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu: