1 .Cơ sở lý luận về quản trị tinh gọn
1.1 .4Các đặc điểm của phương pháp quản trị tinh gọn
1.2 Tƣ duy Quản trị tinh gọn “Made in Vietnam”
Các công cụ, phương pháp của Quản trị tinh gọn hiện đang áp dụng ở Việt Nam chưa thành công vì văn hoá, trình độ các nước khác nhau. Chính vì vậy, TS Nguyễn Đăng Minh đã đề xuất ra mô hình Quản trị tinh gọn “Made in Vietnam”.
Mô hình này nhấn mạnh yếu tố “Tâm thế” (2 thấu 1 ý) và phù hợp với văn hóa, đặc thù sản xuất kinh doanh của Việt Nam.
Ở Việt Nam, 5S mang ý nghĩa Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ, Sẵn sàng, Săn soc. Tuy nhiên theo TS.Nguyễn Đăng Minh, S5 nên được hiểu theo ý nghĩa “Tâm thế”, tức là là người lao động ý thức, hiểu được lợi ích của việc áp dụng 5S đối với bản thân và doanh nghiệp; từ đó hình thành thái độ tích cực, chủ động trong suốt quá trình áp dụng 5S.
Hình 1.1: Phương pháp 5S
Nguồn: Quản trị tinh gọn tại Việt Nam, Nguyễn Đăng Minh, 2015
Chi phí lãng phí tồn tại dưới hai hình thức là chi phí lãng phí hữu hình và chi phí lãng phí vô hình. Chi phí lãng phí vô hình gồm chi phí lãng phí trong tư duy và trong phương pháp lãm việc, chi phí lãng phí này được cho là nhiều hơn rất nhiều so với các chi phí lãng phí hữu hình mà chúng ta thường đề cập như quên không tắt đèn, tắt van nước, hàng hỏng phế phẩm… S1 SEIRI Sàng lọc S5 SHITSUKE Tâm thế S2 SEITON Sắp xếp S3 SEISO Sạch sẽ S4 SEIKETSU Chuẩn hóa S1, S2, S3
Doanh nghiệp A Doanh nghiệp B
Giá trị gia tăng Giá trị gia tăng
Hình 1.2 Ảnh hưởng của chi phí lãng phí vô hình đối với doanh nghiệp có cùng/hoặc không cùng tư duy phát triển
(Nguồn: Quản trị tinh gọn tại Việt Nam – Đường tới thành công, Nguyễn Đăng Minh, 2015)
Tư duy hay phương pháp làm việc (kể cả động lực làm việc) của từng cá nhân được minh hoạ bằng một véc-tơ có hướng. Theo nguyên lý hình học, các véc-tơ có cùng một hướng sẽ tạo ra một véc-tơ tổng được nối dài từ các véc-tơ thành phần; ngược lại, khi cộng các véc-tơ khác hướng hoặc ngược chiều nhau, độ dài của của các véc-tơ thành phần sẽ bị triệt tiêu. Tương tự, nếu như mỗi cá nhân trong doanh nghiệp có tư duy, phương pháp giải quyết công việc không đồng nhất sẽ tạo ra lãng phí trong tư duy và phương pháp của chính bản thân mỗi cá nhân, từ đó ảnh hưởng tới giá trị gia tăng của toàn doanh nghiệp. Ở mức độ cao hơn, khi mỗi cá nhân trong một tổ chức (hay một quốc gia) có động lực phấn đấu cùng hướng tới một mục tiêu chung thì sẽ tạo nên một nguồn sức mạnh khổng lồ giúp tổ chức (quốc gia) đó vươn lên. Ngược lại, nếu động lực của mỗi cá nhân có hướng khác nhau, tổng động lực hay tổng nguồn sức mạnh của doanh nghiệp/tổ chức (quốc gia) sẽ bị suy yếu, dẫn tới sự kìm hãm phát triển ...
Quản trị tinh gọn là mô hình quản trị tập trung vào việc dùng trí tuệ của con người/tổ chức nhằm cắt giảm tối đa chi phí lãng phí. Như vậy, để cắt giảm chi phí lãng phí thì cần phải phát hiện - nhận dạng lãng phí một cách khoa học, từ đó có các phương pháp khoa học để loại bỏ các loại lãng phí này. Quản trị tinh gọn sử dụng
hệ thống các công cụ và phương pháp khoa học như 5S, Kaizen, Quản lý trực quan, Jidoka, khoa học giải quyết vấn đề ... Các công cụ, phương pháp này là do con người sáng tạo, do vậy, chúng cũng không ngừng được phát triển về mặt nội dung, số lượng và đặc biệt là phải phù hợp với việc cắt bỏ các chi phí lãng phí. Các phương pháp, công cụ này được áp dụng một cách sáng tạo, linh hoạt giúp doanh nghiệp/tổ chức nhận diện và loại bỏ các lãng phí tồn tại trong quá trình sản xuất - kinh doanh. Ngoài ra Quản trị tinh gọn bao gồm cả triết lý, tầm nhìn, chiến lược, văn hoá của doanh nghiệp/tổ chức, luôn hướng tới khách hàng/cộng đồng thông qua việc không ngừng gia tăng các giá trị (tài chính và phi tài chính) cho doanh nghiệp/tổ chức.
Ngoài ra Quản trị tinh gọn bao gồm cả triết lý, tầm nhìn, chiến lược, văn hoá của doanh nghiệp/tổ chức, luôn hướng tới khách hàng/cộng đồng thông qua việc không ngừng gia tăng các giá trị (tài chính và phi tài chính) cho doanh nghiệp/tổ chức.
Động lực áp dụng và duy trì việc áp dụng theo triết lý tƣ duy của quản trị tinh gọn tại doanh nghiệp/tổ chức
Bằng việc giữ hoặc tăng doanh thu một cách bền vững và cắt giảm tối đa chi phí lãng phí, doanh nghiệp/tổ chức sẽ tạo ra lợi nhuân (giá trị gia tăng tài chính có giá trị A) nào đó, để duy trì và phát triển động lực giúp các doanh nghiệp/tổ chức phát triển, áp dụng quản trị tinh gọn để phát triển, giá trị A này cần được tái phân bổ theo hệ công thức sau:
A= A1 + A2 +A3 + A4 + … + An
(Nguồn: Quản trị tinh gọn tại Việt Nam – Đường tới thành công, Nguyễn Đăng Minh, 2015)
A1, A2, A3, A4,….An là các thành tố được tái phân bổ vào hệ thống trong doanh nghiệp/tổ chức và xã hội nhằm duy trì và thúc đẩy việc triển khai áp dụng quản trị tinh gọn.
Bản chất của công thức này cũng cho thấy doanh nghiệp không nhất thiết phải có những khoản đầu tư thêm cho các hoạt động quản trị tinh gọn khi hệ thống đã được thiết lập; bản thân lợi ích kinh tế từ việc cắt giảm chi phí lãng phí sẽ là nguồn tài trợ để tiếp tục duy trì và phát triển các hoạt động quản trị tinh gọn. Bản thân các
bên liên quan trong quá trình áp dụng quản trị tinh gọn (các bộ phận tham gia trực tiếp và gián tiếp vào hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp: người lao động, chủ doanh nghiệp, khách hàng và xã hội) đều nhận được lợi ích từ việc áp dụng quản trị tinh gọn. Hiểu và làm được theo công thức trên sẽ góp phần tạo động lực và duy trì bền vững việc áp dụng quản trị tinh gọn vào doanh nghiệp/ tổ chức.
Bên cạnh đó, tác giả cũng đã tham khảo một số công trình nghiên cứu về Quản trị tinh gọn áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam và nhận thấy như sau:
Áp dụng “Lean Six Sigma” để cải tiến dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam – Tập thể tác giả Nguyễn Thu Hương và Chu Nguyên Bình
Xuất phát từ bối cảnh những cơ hội và thách thức, khó khăn đặt ra đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam, tập thể tác giả Nguyễn Thu Hương và Chu Nguyên Bình đã nghiên cứu mô hình Lean Six Sigma (LSS) được áp dụng tại Việt Nam như một phương pháp quản trị hiệu quả để loại bỏ lãng phí, gia tăng hiệu quả và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng. Nhóm tác giả đã khái quát và đánh giá thực tiễn áp dụng mô hình này tại một số ngân hàng ở Việt Nam, từ đó đưa ra một số khuyến nghị đối với các ngân hàng thương mại nhằm có những bước đột phá, cải tiến dịch vụ, tìm ra phương thức cung cấp dịch vụ “Nhanh hơn – Rẻ hơn – Khác biệt hơn và Tốt hơn”.
Mô hình kế tóan quản trị chi phí môi trường: Mô hình quản trị tinh gọn áp dụng tại Nhà máy Chế biến Surimi – Công ty TNHH Bắc Đẩu – Tác giả Nguyễn Đăng Toản
Dựa trên mô hình kế toán tinh gọn của B.H.Maskell (2004), tác giả đã so sánh phương pháp kế tóan truyền thống và kế tóan tinh gọn dành cho công ty áp dụng thành công quản trị tinh gọn. Tác giả nhận định phương pháp kế toán tinh gọn có các đặc điểm vượt trội để hướng tới lợi ích của quản trị tinh gọn trong doanh nghiệp sản xuất mà phương pháp kế tóan truyền thống dường như chưa phản ánh đầy đủ. Bởi phương pháp kế tóan truyền thống bản chất được phát triển dựa trên mô hình sản xuất hàng loạt, do đó nó không phù hợp với doanh nghiệp sản xuất theo quản trị tinh gọn với nguyên tắc “Đúng thời điểm” (Just-in-Time).