CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.2. Phƣơng pháp xử lý thông tin
Khi đã có nguyên liệu, tiến hành xử lý thông tin thông qua các phƣơng pháp thống kê mô tả, phân tích, so sánh, đánh giá và tổng hợp.
2.2.1. Phƣơng pháp phân tích, thống kê mô tả, so sánh số liệu
Phƣơng pháp phân tích là cách thức sử dụng quá trình tƣ duy logic để nghiên cứu và đánh giá số liệu trong nhiều năm của ngân hàng. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả nhƣ thống kê chất lƣợng nợ, thống kê các sai sót, vi phạm của chi nhánh có ảnh hƣởng đến rủi ro tín dụng; các mô tả về thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NHCTVN hiện nay.
Các thông tin, tài liệu thứ cấp đƣợc sắp xếp theo từng nội dung nghiên cứu và phân thành 3 nhóm: Lý luận, tổng quan về thực tiễn và tài liệu của ngân hàng.
Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của NHCTVN với các chỉ số về tổng dƣ nợ, chỉ tiêu nợ nhóm 2, nợ xấu để đánh giá chất lƣợng tín dụng của ngân hàng. Từ đó, xác định nguyên nhân dẫn đến chất lƣợng tín dụng chƣa tốt để tìm ra giải pháp khắc phục hoặc cải thiện tốt hơn nhằm phòng ngừa rủi ro tín dụng.
Phƣơng pháp so sánh: Đây là phƣơng pháp phổ biến nhất, dễ thực hiện thông qua việc so sánh đối chiếu giữa các con số để có một kết luận về sự chênh lệch giữa chúng. Tiêu chuẩn để so sánh thƣờng là: Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh, tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua, so sánh trong cùng ngành ngân hàng, với các ngân hàng trên cùng địa bàn hoạt động. Điều kiện để so sánh là: Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lƣờng, phƣơng pháp tính toán. Phƣơng pháp so sánh có hai hình thức: So sánh tuyệt đối và so sánh tƣơng đối. So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. So sánh tƣơng đối là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trƣởng.
Trong đề tài, phƣơng pháp so sánh đƣợc thực hiện chủ yếu ở phần phân tích, đánh giá thực trạng về rủi ro tín dụng và công tác quản lý rủi ro tín dụng, cụ thể là so sánh các chỉ tiêu về tổng dƣ nợ, dƣ nợ nhóm 2, nợ xấu - là các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng để thấy đƣợc sự biến động tăng/giảm, qua đó đánh giá đƣợc chất lƣợng tín dụng nợ xấu của ngân hàng ra sao? Đã tốt lên chƣa? Có nằm trong tỷ lệ giới hạn cho phép không?
So sánh chỉ tiêu về kết quả kinh doanh của ngân hàng; các chỉ tiêu về trích lập dự phòng rủi ro; các chỉ tiêu phản ảnh chất lƣợng tín dụng của các nhóm khách hàng lớn hoặc ngành cấp tín dụng tiềm ẩn rủi ro; so sánh việc thực hiện của năm so sánh với những năm trƣớc để xem tốc độ tăng trƣởng và sự thay đổi qua các năm nhƣ thế nào; ngoài ra, còn so sánh với các ngân hàng khác trên địa bàn với cùng một chỉ tiêu so sánh. Bảng 2.1. So sánh tình hình biến động của các nhóm nợ Đơn vị: tỷ đồng Dƣ nợ 2012 Năm So sánh Năm 2013/ 2012 tỷ lệ (%) Năm 2014/ 2013 tỷ lệ (%) Nhóm 1 399.445 54.120 13,5 80.444 17,7 Nhóm 2 1.411 1.333 94,5 1.027 37,4 Nhóm 3 994 -479 -48,2 -163 -31,7 Nhóm 4 1.789 -784 -43,8 1.463 145,6 Nhóm 5 2.105 145 6,9 -165 -7,3 Tổng dƣ nợ 405.744 54.335 13,4 82.606 18,0
(Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm của NHCTVN)
Đơn vị so sánh sẽ gồm cả số tuyệt đối và tỷ lệ % tăng, giảm để thấy đƣợc tốc độ tăng trƣởng hay yếu đi hoặc nếu tỷ lệ % tăng không đáng kể thì sẽ so sánh số tuyệt đối để thấy đƣợc mức tăng, giảm là bao nhiêu tỷ đồng. Ví dụ, qua bảng 2.2 cho thấy mặc dù tỷ lệ tăng nợ nhóm 5 trong năm 2013 so với năm 2012 chỉ có 6,9% nhƣng xét về số tuyệt đối đã tăng 145 tỷ đồng so với năm 2012. Đây cũng là số dƣ nợ khá lớn, trong khi nợ nhóm 5 thuộc nhóm nợ có khả năng mất vốn. Nếu số tăng này chỉ phát sinh ở một, hai chi nhánh thì con số này ảnh hƣởng không nhỏ tới lợi nhuận ròng của chi nhánh. Khi so sánh, đề tài có kết hợp sử dụng so sánh thông qua
Xác định mục tiêu, phƣơng pháp nghiên cứu
Xây dựng khung lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng
Thu thập tài liệu, xử lý số liệu
Phân tích, so sánh, thống kê mô tả để rút ra nhận xét, đánh giá
Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng Tổng hợp kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý rủi ro tín dụng
các hình ảnh bằng các biểu đồ để dễ nhìn, dễ nhận thấy mức độ chênh lệch, khác nhau phục vụ cho việc phân tích, đánh giá đƣợc thuận lợi.
2.2.2. Phƣơng pháp tổng hợp:
Tổng hợp là quá trình ngƣợc với phân tích, nhƣng hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung, cái khái quát. Trong nghiên cứu, tổng hợp có vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có đánh giá nhìn nhận tổng thể; tránh những đánh giá mang tính chủ quan, phiến diện ở một khía cạnh cụ thể nào đó. Ví dụ, mặc dù số liệu nợ xấu của chi nhánh rất thấp nhƣng qua kiểm tra đã phát hiện nhiều dấu hiệu cho thấy thực trạng khó khăn của một số khách hàng, tính tuân thủ về quy trình, quy định cho vay còn hạn chế dẫn đến tiềm ẩn rủi ro trong tín dụng; do đó, chƣa thể đánh giá ngay đƣợc chất lƣợng tín dụng của chi nhánh đó là tốt.